216-2021 - page 14

14
Bạn đọc -
ThứBa21-9-2021
trợ đợt 3. Tuy nhiên, sau khi lập
danh sách, tổ trưởng cũng thông
báo lại là những trường hợp nghỉ
việc không lương mà vẫn đóng
BHXH thì sẽ không được xét hỗ
trợ đợt 3.
“Nghemà buồn, tôi đã thất nghiệp
hơn bốn tháng nay, bản thân lại là
lao động chính trong gia đình và
hiện rất cần hỗ trợ. Tôi nghĩ ngoài
việc rà danh sách đóng BHXH thì
cơ quan chức năng cũng nên xem
xét những trường hợp cụ thể để có
hướng giải quyết, giúp đỡ cho người
dân” - anh Hùng chia sẻ.
Tương tự, chịNTLởquận12nhiều
thángnaycũngnghỉviệckhônghưởng
lương do ảnh hưởng của dịch. Từ khi
bùng phát dịch đến nay, dù gia đình
chị gặp khó khăn nhưng chưa được
nhận hỗ trợ bởi công ty vẫn hỗ trợ
đóng BHXH cho chị hằng tháng.
“Dịch bệnh ai cũng khó khăn,
đặc biệt là những NLĐ mất việc,
không có nguồn thu nhập. Công
ty tôi cũng gặp khó khăn do phải
ngưng hoạt động nhưng vẫn trích
đóng BHXH, BHYT cho NLĐ đã
là quý lắm rồi. Tôi cũng mong TP
xemxét những trường hợp nghỉ việc
không lương, được công ty hỗ trợ
đóng BHXH hằng tháng vẫn thuộc
đối tượng xem xét nhận hỗ trợ đợt
3 nếu có khó khăn thật sự” - chị L
mong mỏi.
Đóng BHXH để giữ chân
người lao động
Lý giải vì sao NLĐ nghỉ việc
không hưởng lương nhưng công
ty vẫn đóng các khoản BHXH cho
NLĐ, ông NTH, Giám đốc một
công ty xây dựng ở quận 10, cho
biết việc cho NLĐ nghỉ việc không
lương là điều mà công ty không hề
mong muốn.
Tuy nhiên, do tình hình dịch bệnh
hiện nay và công ty cũng đang gặp
khó khăn nên không còn nguồn
tiền để hỗ trợ trả lương cho NLĐ
hằng tháng. Để duy trì giá trị thẻ
BHYT, đảm bảo những quyền lợi
BHXH sau này, dù NLĐ nghỉ việc
nhưng công ty vẫn quyết định tiếp
tục đóng BHXH, BHYT cho NLĐ.
“Tôi cũng muốn hỗ trợ nhiều hơn
để giữ chân NLĐ nhưng lại không
có khả năng. Dù có quy định NLĐ
nghỉ việc không hưởng lương từ
14 ngày trở lên thì NLĐ và người
sử dụng lao động không phải đóng
BHXH tháng đó. Tôi nghĩ thời gian
dịch bệnh này nếuNLĐkhông được
đóng BHYT, BHXH lỡ có vấn đề về
sức khỏe thì rất khổ cho họ” - ông
H cho biết thêm.
Traođổi với PVvề vấnđề trên, ông
Phan Văn Mến, Giám đốc BHXH
TP.HCM, cho biết TPcó giao nhiệm
vụ cho cơ quan BHXH hướng dẫn
các cơ quan BHXHquận, huyện, TP
ThủĐức lập danh sách các nhómhỗ
trợ. Cụ thể, gồm người dân hưởng
lương hưu, người đang hưởng trợ
cấp mất sức lao động, người đang
hưởng lương tháng 8 và có tham
gia BHXH trên địa bàn để gửi về
xã, phường, thị trấn.
Hiện cơ quan BHXH đã lập danh
sách các nhóm được nhận hỗ trợ và
chuyển về UBND xã, phường, thị
trấn trên địa bàn TP.HCM.
Theo ôngMến, những trường hợp
nghỉ việc, ngưng việc mà công ty
vẫn đóng BHXH thì không thuộc
diện được hưởng hỗ trợ. Bởi việc
đóng BHXH được hiểu là công ty
vẫn đang trả lương cho NLĐ.
Nếu thực tế NLĐ nghỉ việc, tạm
hoãn hợp đồng lao động mà công
ty không trả lương nhưng vẫn hỗ
trợ đóng BHXH cho NLĐ thì cơ
quan BHXH không thể quản lý.
Bởi cơ quan BHXH quản lý và xác
định NLĐ có hưởng lương sẽ dựa
trên cơ sở có đang đóng BHXH
hay không.•
VÕHÀ
M
ới đây, Sở LĐ-TB&XH
TP.HCMcó công văn hướng
dẫn các địa phương rà soát,
lập danh sách xét duyệt người có
hoàn cảnh thực sự khó khăn do
ảnh hưởng bởi dịch COVID-19
để chuẩn bị hỗ trợ đợt 3.
Để xác định người laođộng (NLĐ)
mất việc, gặp khó khăn, địa phương
sẽ dựa trên danh sách NLĐ ngưng
đóng bảo hiểm xã hội (BHXH).
Tuy nhiên, trên thực tế có nhiều
trường hợp NLĐ ngay từ đầu dịch
đến nay đã nghỉ việc không hưởng
lương nhưng doanh nghiệp vẫn hỗ
trợ đóng BHXH.
Khó khăn vì mất việc
hơn bốn tháng
Hơn bốn tháng nay, anh Nguyễn
Quốc Hùng, ngụ quận GòVấp, phải
nghỉ việc không hưởng lương vì
công trình xây dựng nơi anh làm
ngưng hoạt động do dịch bệnh.
Anh Hùng cho biết anh là lao
động chính trong nhà. Trước đây,
hằng tháng anh nhận được hơn 10
triệu đồng tiền lương, đủ để lo cho
vợ và hai đứa con nhỏ. Từ ngày
nghỉ do dịch, anh không có nguồn
thu nhập, số tiền để dành lâu nay
cũng đã xài hết. Đầu tháng 7, anh
nghe thông tin TP có gói hỗ trợ
cho NLĐ nghỉ việc không hưởng
lương, anh đã liên hệ công ty để
được nhận.
Tuy nhiên, công ty báo lại anh
không đủ điều kiện được nhận. Lý
do là vì để giúp NLĐ được hưởng
bảo hiểmy tế (BHYT), BHXH trong
những ngày nghỉ không lương, công
ty đã tự bỏ tiền đóng BHXH cho
anh hằng tháng.
Cũng theo anh Hùng, do hoàn
cảnh gia đình đang quá khó khăn,
sau đó anh đã liên hệ tổ trưởng dân
phố để báo về trường hợp của mình
nhằm được lập danh sách nhận hỗ
Cánbộphường15,quậnBìnhThạnh,TP.HCMtraotiềnhỗtrợđợt2chongườidân.
Ảnh:HOÀNGGIANG
Bất cập: Ngưng việc
vẫn đóng BHXH,
bị mất hỗ trợ vì dịch
Nhiều người lao độngmất việc do dịch bệnh nhưng được công ty đóng BHXH
đang lo lắng sẽ không được hỗ trợ đợt 3.
Để duy trì giá trị thẻ
BHYT, đảm bảo những
quyền lợi BHXH sau
này, dù NLĐ nghỉ việc
nhưng công ty vẫn
quyết định tiếp tục đóng
BHXH, BHYT cho NLĐ.
PLO.VN
hôm nay có gì?
ĐỜI SỐNG
Shipper ở TP.HCM xếp hàng dài
xét nghiệm
Sáng 20-9, hàng ngàn shipper
đổ xô về các điểm xét nghiệm
ở nhiều quận, huyện tạo ra
cảnh ùn ứ kéo dài. Theo số liệu
thống kê, hiện có hơn 92.000
shipper đăng ký hoạt động, so
với những ngày trước chỉ có
20.000 shipper hoạt động.
Shipper xếp hàng dài chờ xét nghiệm
tại quận 4. Ảnh: NGUYỄN TÂN
PHÁP LUẬT
Cởi quần áo, chống người
thi hành công vụ
TAND tỉnh Tây Ninh vừa xét
xử phúc thẩm, bác kháng cáo,
tuyên y án chín tháng tù đối với
bị cáo Lê Văn Giang (sinh năm
1978, ngụ huyện Châu Thành)
về tội chống người thi hành
công vụ. Khi bị yêu cầu dừng xe
để kiểm tra, Giang không chấp
hành mà chửi bới, lột quần áo
chống đối tổ công tác.
PLO TIVI
Bán đất, dành 2 tỉ mua thiết bị
y tế ủng hộ chống dịch
Một đôi vợ chồng trẻ ngụ tỉnh
Quảng Bình đã trích 2 tỉ đồng từ
tiền bán đất để mua các vật tư
y tế, thiết bị để ủng hộ, góp sức
cùng tuyến đầu ở địa phương
chống dịch.
GIẢI TRÍ
Ca sĩ Y Jang Tuyn qua đời ở tuổi
43 vì COVID-19
Ca sĩ Y Jang Tuyn trên sân khấu.
Ảnh: FBNV
Ca sĩ Y Jang Tuyn sinh năm 1979,
tại Gia Lai đã qua đời ở tuổi 43
sau ba tuần điều trị COVID-19.
Anh là người con dân tộc Ba Na
từng được nhiều giải thưởng ca
hát chuyên nghiệp. Ca sĩ Y Jang
Tuyn đã đóng góp vào dòng âm
nhạc dân tộc thiểu số Việt Nam
những âm thanh đặc trưng của
núi rừng.
PV
Hết giãn cách diện rộng, TP Hà Nội bỏ giấy đi đường
Ngày 20-9, Thành ủy Hà Nội đã tổ chức hội nghị thông tin
báo chí về công tác phòng chống dịch COVID-19 sau ngày
21-9 (sau đợt giãn cách thứ tư).
Tại cuộc họp, ông Chử Xuân Dũng, Phó Chủ tịch UBND
TP Hà Nội, cho biết sau hai tháng thực hiện giãn cách xã hội
toàn TP theo Chỉ thị 16 của Thủ tướng và nới lỏng dần vào
đợt giãn cách thứ tư (từ ngày 6 đến 21-9), TP Hà Nội chính
thức bỏ giãn cách xã hội diện rộng và không kiểm soát giấy
đi đường.
Cũng theo ông Dũng, sau hai tháng siết chặt phòng chống
dịch, dù nguy cơ lây lan dịch bệnh trên địa bàn vẫn còn, nhất
là tại một số khu vực dân cư đông, ngõ chật hẹp nhưng kết
quả phòng dịch đã tích cực hơn.
Thời gian tới, TP nới lỏng một số hoạt động nhưng với
mục tiêu đặt ra hàng đầu là đảm bảo an toàn, sức khỏe nhân
dân và sự an toàn của TP.
“Theo đó, từ 6 giờ ngày 21-9, không áp dụng phân vùng
và kiểm soát giấy đi đường. Không phát sinh thêm thủ tục
hành chính đối với cá nhân, tổ chức và doanh nghiệp trên
địa bàn. TP Hà Nội sẽ tăng cường ứng dụng công nghệ
thông tin trong phòng chống dịch và quản lý giám sát di
biến động giữa các vùng. Các cá nhân, tổ chức, đơn vị
thực hiện các tiêu chí hướng dẫn, cập nhật thường xuyên
tình hình phòng chống dịch” - ông Dũng thông tin.
Trong quá trình triển khai, TP sẽ phân cấp ủy quyền cho
các sở, ngành, địa phương hướng dẫn các cá nhân, tổ chức,
doanh nghiệp thực hiện tốt nhất các giải pháp phục hồi kinh
tế, kinh doanh dịch vụ.
TRỌNG PHÚ
TPHà Nội sẽ bỏ việc kiểm tra giấy đi đường,
đồng thời bỏ việc phân vùng nguy cơ dịch theo
mức độ 1, 2, 3 trên địa bàn.
1...,4,5,6,7,8,9,10,11,12,13 15,16
Powered by FlippingBook