216-2021 - page 5

5
“Điều quan trọng
của gói hỗ trợ lần
3 của TP là không
phân biệt thường
trú, tạm trú hay
lưu trú.”
Phó Chủ tịch UBND
TP.HCM
Võ Văn Hoan
Thời sự -
ThứBa21-9-2021
TÁ LÂM
C
hiều 20-9, Ban chỉ
đạo phòng chống dịch
COVID-19 TP.HCM
họp báo thông tin về tình
hình phòng chống dịch trên
địa bàn.
Thường trú, tạm trú
hay lưu trú đều được
hỗ trợ
Tại buổi họp báo, Phó Chủ
tịch UBNDTPVõ Văn Hoan
cho rằng đại dịch COVID-19
khiến nhiều người dân ở TP
gặp khó khăn, tình hình khó
khăn trong sản xuất cũng dẫn
đến việc phải đóng cửa một
số doanh nghiệp hoặc hoạt
động cầm chừng.
Điều đó làm cho đại bộ
phận người lao động mất
việc, không có thu nhập.
“Những người đã khó khăn
trước đây nay do giãn cách
xã hội lại tiếp tục khó khăn,
nhữngngười trước đây có cuộc
sống cơ bản nhưng do dịch
bệnh kéo dài nên họ cũng trở
thành người khó khăn” - ông
Hoan nói.
Với tinh thần trách nhiệm,
ông Hoan cho biết TP.HCM
xác định những người lao
động đang sinh sống tại TP
là bộ phận rất quan trọng cho
sự phát triển của TP. “Dù có
hộ khẩu thường trú, tạm trú
hay lưu trú, trong thời gian
bình thường họ đã đóng góp
cho sự phát triển của TP nên
lúc khó khăn thì không vì lý
do nào đó mà TP không quan
tâm, hỗ trợ họ” - ông Hoan
chia sẻ.
Chính vì vậy, TP.HCM
đã có phương án hỗ trợ lần
3 cho người dân gặp khó
khăn do ảnh hưởng bởi dịch
COVID-19. Theo ông Hoan,
“Nguyên tắc này đảm bảo
những người khó khăn đều
được chăm lo. Điều quan
trọng của gói hỗ trợ lần 3 là
không phân biệt thường trú,
tạm trú hay lưu trú. Cán bộ
nhà nước cũng như người
dân không được lợi dụng gói
này để trục lợi” - ông Hoan
cho hay.
Cũng theo ông Hoan, từ
thực tế gói hỗ trợ lần 2, TP
nhận thấy số người trong
mỗi hộ khác nhau nên gói
hỗ trợ lần 3 này TP quyết
định chuyển sang tính trên
đầu người với tất cả nhóm
đối tượng. So với gói hỗ trợ
lần 2, TP chỉ bổ sung thêm
đối tượng bảo trợ xã hội và
loại trừ những người đã được
hưởng lương từ quỹ tiền lương
của doanh nghiệp, cơ quan.
“Khi tính bằng đầu người thì
phải tính trường hợp không
TP.HCM dự kiến trao gói hỗ trợ
lần 3 từ 24-9
gói hỗ trợ lần này xuất phát
từ thực tiễn các gói hỗ trợ
lần 1 và lần 2. Danh sách hỗ
trợ lần 3 lấy từ cơ sở danh
sách của gói hỗ trợ lần 1 và
lần 2, cập nhật bổ sung các
trường hợp lao động tự do
không nằm trong Nghị quyết
09 của HĐND TP, đồng thời
thêm hộ nghèo, cận nghèo,
người lao động gặp khó
khăn. TP.HCM thống kê
thêm 1,3 triệu hộ lao động
gặp khó khăn.
có việc làm, gặp khó khăn,
do đó TP phải có cách lọc
ra” - ông Hoan nói.
Không để ai trục lợi
từ gói hỗ trợ
Trả lời câu hỏi khi nào
người dân nhận được gói hỗ
trợ này, ông Võ Văn Hoan
cho biết hiện còn quy trình
về thủ tục, việc này phải từ
nghị quyết của HĐND TP
thông qua và kế hoạch triển
khai của UBND TP, đồng
thời còn quá trình chuẩn bị
tiền hỗ trợ gửi về cho các
địa phương. “TP.HCM sẽ cố
gắng khoảng thứ Năm hoặc
chậm nhất là thứ Sáu tuần
này (tức ngày 24-9) sẽ khởi
động trao gói hỗ trợ lần 3
cho người dân” - ông Hoan
khẳng định.
Trả lời câu hỏi liệu gói hỗ
trợ lần 3 có phủ được hết
4 nhóm đối tượng được nhận
hỗ trợ lần 3
Tại cuộc họp, phó chủ tịch UBNDTP đưa ra bốn nhóm
đối tượng được hỗ trợ trong lần 3. Cụ thể, nhóm 1 là
thành viên trong hộ nghèo, hộ cận nghèo, người thuộc
diện hưởng chế độ trợ cấp xã hội hằng tháng tại cộng
đồng có hoàn cảnh thật sự khó khăn. “Gói này hỗ trợ
theo người thay vì theo hộ” - ông Hoan nói.
Nhóm 2 là người lao động có hoàn cảnh thật sự khó
khăn bị mất việc làm, không có thu nhập trong thời gian
giãn cách xã hội thực tế cómặt trên địa bàn xã, phường,
thị trấn (bao gồm cả trường hợp người lao động đang
cách ly tập trung, đang trị bệnh…). Những người đã về
quê sẽ không được nhận hỗ trợ.
Nhóm 3 là người phụ thuộc của nhóm 2 gồm cha,
mẹ, vợ hoặc chồng và các con ở nhà nội trợ hoặc không
có khả năng làm việc, sống phụ thuộc trong cùng một
hộ đang có mặt trên địa bàn TP hoặc đang cách ly tập
trung, đang trị bệnh...
Nhóm4 là người lưu trú tạmthời trong các khunhà trọ,
khu lưu trú, khu lao động nghèo, xóm nghèo, có hoàn
cảnh thật sự khó khăn trong thời gian TP.HCM thực hiện
giãn cách và đang có mặt trên địa bàn TP.
Những người không được hưởng hỗ trợ là người đang
hưởng lương hưu, người đang hưởng trợ cấpmất sức lao
động, người lao động đang thamgia bảo hiểmxã hội và
được người sửdụng laođộng trả lương của tháng8-2021.
Số lượng hỗ trợ dự kiến của lần 3 này là hơn 7,3 triệu
người, không phân biệt thường trú, tạm trú hay lưu trú.
Mức hỗ trợ dự kiến là 1 triệu đồng/người. Cách thức hỗ
trợbằng tiềnmặt hoặc chuyển thẳng vào tài khoảnngười
dân (tùy theo nhu cầu của người nhận hỗ trợ). Dự toán
kinh phí hỗ trợ là hơn 7.347 tỉ đồng.
Phó Chủ tịchUBNDTP.HCMVõ VănHoan cho biết chậmnhất là thứ Sáu tuần này (24-9) sẽ khởi động
trao gói hỗ trợ lần 3 cho người dân.
các đối tượng khó khăn hay
không, phó chủ tịch UBND
TP cho rằng quan điểm của
TP.HCM là cố gắng phủ hết
nhưng vẫn có thể có thiếu
sót. “TP yêu cầu đúng đối
tượng thì sẵn sàng cập nhật,
nếu không đúng đối tượng thì
giải thích để người dân hiểu.
Ngoài ra, địa phương có thể
tận dụng các nguồn lực khác
để hỗ trợ người dân” - ông
Hoan nói.
Theo ông Hoan, muốn hạn
chế trục lợi chính sách phải
có cơ chế. Cấp phường, xã
phải có hội đồng xét duyệt
danh sách. Khu phố cũng
có tổ kiểm tra, rà soát danh
sách từng địa bàn và trình
UBND quận, huyện và TP
Thủ Đức xem xét, phê duyệt.
TP.HCM sẽ lấy cơ chế tập
thể làm cơ sở quyết định các
vấn đề dân sinh, hạn chế đến
mức thấp nhất cá nhân, cán
bộ, công chức có thể sai sót,
vô tình ảnh hưởng đến chính
sách. “Nếu cán bộ cố tình làm
sai sẽ bị xem xét xử lý trách
nhiệmhành chính” - ôngHoan
nhấn mạnh.•
Phó Chủ tịchUBNDTP.HCMVõ VănHoan phát biểu tại cuộc họp báo thông tin về tình hình
phòng chống dịch ở TP.HCM. Ảnh: TÁ LÂM
Cần làmrõ vì sao số canhiễmtrongkhuphong tỏaởĐồngNai vẫn cao
Thông tin tại cuộc họp với các thành viên của Ban chỉ
đạo phòng chống dịch COVID-19 trên địa bàn tỉnh Đồng
Nai sáng 20-9, Đại tá Vũ Văn Điền, Chỉ huy trưởng Bộ
chỉ huy Quân sự (CHQS) tỉnh, cho hay ngày nào trên địa
bàn tỉnh cũng có gần 1.000 ca nhiễm COVID-19, trong
các khu phong tỏa vài trăm ca.
“Vì vậy, cần phải kiểm tra việc duy trì các khu phong
tỏa đã thực sự chấp hành nghiêm chưa?” - Đại tá Điền
nói và đề nghị các địa phương kiểm tra việc duy trì trật
tự các khu phong tỏa. Từ đó, tìm nguyên nhân tại sao lại
như vậy để có giải pháp ngăn chặn lây nhiễm trong các
khu phong tỏa.
“Khi phong tỏa, chúng ta chốt ở ngoài đường chính
nhưng bên trong người dân cứ đi tùm lum như vậy sẽ lây
lan mầm bệnh từ nhà này sang nhà khác thì phong tỏa
không có tác dụng gì cả. Nên chăng cần phải siết chặt
các khu phong tỏa này. Đã phong tỏa thì không được ra
ngoài chứ tình hình căng lắm” - Đại tá Điền nói.
Chỉ huy trưởng Bộ CHQS tỉnh Đồng Nai đề nghị ban
chỉ đạo và lãnh đạo các địa phương xem xét lại việc duy
trì các khu phong tỏa. Cần thiết sẽ cho lực lượng công an
và quân sự vào để tuần tra, kiểm soát chặt chẽ hơn. Cần
duy trì nghiêm 1-2 tuần tại các khu phong tỏa.
Đại tá Điền cũng đề nghị ban chỉ đạo phòng chống
dịch kiểm tra việc cấp giấy đi đường, không nên cấp
tràn lan. “Cần hạn chế lại việc cấp giấy đi đường và khi
ra đường phải có giấy test âm tính” - Đại tá Điền nêu ý
kiến.
Phó Bí thư thường trực Tỉnh ủy Hồ Thanh Sơn cho
rằng Đồng Nai từng đưa ra mục tiêu hai tuần nữa sẽ
kiểm soát được dịch. Tuy nhiên, thực tế hiện nay bình
quân số ca nhiễm hằng tuần vẫn tăng trong các khu
phong tỏa, khu cách ly, mặc dù ngoài cộng đồng số
lượng ca nhiễm có giảm. Ông đề nghị ngành y tế cần
phân tích làm rõ, tìm ra cách tốt hơn, phù hợp hơn.
Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai Cao Tiến Dũng yêu
cầu các địa phương phải đánh giá rõ nguồn lây nhiễm
dịch bệnh ở cơ sở để xác định giải pháp kiểm soát nguồn
lây. Cán bộ địa phương phải đi sâu, đi sát cơ sở hơn nữa,
đừng để có khoảng cách giữa cơ sở và lãnh đạo cấp trên.
“Cán bộ phải lắng nghe ý kiến phản ánh, đề xuất của cơ
sở để tìm giải pháp kiểm soát nguồn lây phù hợp. Sau đó
kiểm tra để biết ai làm tốt, ai làm chưa tốt, những người
có năng lực yếu kém thì xử lý” - ông Dũng yêu cầu.
VŨ HỘI
1,2,3,4 6,7,8,9,10,11,12,13,14,15,...16
Powered by FlippingBook