216-2021 - page 8

8
Đô thị -
ThứBa21-9-2021
Bộ TN&MT vừa báo cáo Thủ tướng về
những bất cập trong việc cung ứng nguồn
vật liệu cho các dự án thành phần trên
tuyến cao tốc này.
Cụ thể, đoàn kiểm tra của Bộ TN&MT đã
thực hiện kiểm tra tại 10 tỉnh có dự án đi
qua. Trong đó, chỉ có ba tỉnh là Ninh Bình,
Khánh Hòa, Bình Thuận công bố giá đất
san lấp, số còn lại không công bố hoặc chỉ
công bố khi có đề nghị của ban quản lý dự
án.
Tại Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An,
Khánh Hòa, Bình Thuận, Hà Tĩnh, số lượng
các mỏ đất sét đã cấp phép đang khai thác
khá nhiều, trữ lượng vượt quá nhu cầu về
đất đắp nền đường nhưng công suất theo
giấy phép khai thác thấp hoặc rất thấp.
“Việc tận dụng các nguồn vật liệu thay
thế đất sét như tro xỉ của các dự án nhiệt
điện, vật liệu xay nghiền thay thế đều khan
hiếm hoặc ở rất xa dự án. Song song đó,
công tác thu hồi khoáng sản đi kèm là lớp
đất sét phủ tại các mỏ đá vật liệu xây dựng
không nhiều, chỉ đạt khoảng 50% tổng khối
lượng đất phủ…” - Bộ TN&MT cho hay.
Đoàn kiểm tra của Bộ TN&MT cũng chỉ
ra bất cập trong công tác tư vấn lập thiết kế
kỹ thuật. Cụ thể, vì chưa đánh giá đầy đủ
các yếu tố về địa chất mỏ nên nhiều mỏ ở
một số địa phương đã quy hoạch nhưng khi
kiểm tra thực tế lại không đạt yêu cầu theo
tiêu chuẩn, quy chuẩn làm vật liệu đường
cao tốc, nhất là đất đắp nền đường.
Một số địa phương như Khánh Hòa,
Đồng Nai, Bình Thuận chưa chủ động
nghiên cứu để tháo gỡ nhằm đẩy nhanh tiến
độ bổ sung quy hoạch, rút ngắn thời gian
thẩm định cấp phép khai thác vật liệu ngay
sau khi có Chỉ thị 07 của Thủ tướng.
Bộ TN&MT cũng cho rằng công tác quản
lý nhà nước về giá vật liệu xây dựng tại
một số địa phương chưa đáp ứng được yêu
cầu, chưa làm “trọng tài” để đảm bảo sự
cam kết về tiêu thụ sản phẩm và giá thành
thương mại giữa các đơn vị khai thác và
các nhà thầu.
Trước những bất cập này, Bộ TN&MT đề
xuất Thủ tướng cho phép UBND tỉnh nơi
dự án đi qua được điều chỉnh nâng công
suất khai thác theo nhu cầu của dự án thành
phần. Tuy nhiên, sau khi cung cấp đủ khối
lượng cho dự án cần dừng việc nâng công
suất, tiếp tục khai thác theo công suất quy
định trong giấy phép khai thác khoáng sản
đã cấp.
Đối với các tỉnh có dự án đi qua, Bộ
TN&MT kiến nghị Thủ tướng chỉ đạo điều
chỉnh khu vực chưa cấp phép thăm dò từ
hình thức đấu giá quyền khai thác khoáng
sản sang không đấu giá quyền khai thác
khoáng sản để cấp cho nhà thầu, nhà đầu
tư.
VIẾT LONG
TP.HCM: Sẽ có 800 điểm
xét nghiệmcho shipper
Số lượng shipper trên địa bàn TP.HCMđăng ký hoạt động trở lại tăng đột biến,
theo đó TP sẽ cho phép hơn 800 trạmy tế lưu động hỗ trợ xét nghiệm cho
lực lượng này.
ĐÀOTRANG- THUHÀ- TÁ LÂM
N
gày 19-9, có hơn 82.000
shipper đăng ký hoạt động
trên địa bàn TP.HCM, tăng
gấp năm lần so với những ngày
trước đó. Tuy nhiên, để được hoạt
động, các shipper trên phải có kết
quả âm tính với COVID-19. Đó
là lý do sáng 20-9, nhiều shipper
xếp hàng vài tiếng đồng hồ ở các
điểm và trạm y tế xét nghiệm lưu
động, gây ùn ứ cục bộ.
Phải xếp hàng từ rất
sớm chờ xét nghiệm
Theo ghi nhận của PV, từ 5 giờ
sáng, hàng trăm shipper tập trung
tại điểm xét nghiệm trên đường
Nguyễn Văn Lượng, phường 17,
quận Gò Vấp. Song trạm y tế lưu
động chỉ có một đội nhân viên y
tế phục vụ, các shipper phải xếp
hàng kéo dài hàng kilomet và
chờ trong nhiều giờ.
Tương tự, tại điểm xét nghiệm
trên đường Quang Trung (quận
Gò Vấp), đường Đinh Bộ Lĩnh
(quận Bình Thạnh) cũng trong
tình trạng ùn ứ cục bộ với hàng
trăm shipper xếp hàng chờ xét
nghiệm.
Nhiều shipper cho biết họ phải
có mặt từ sáng sớm và yêu cầu
được xét nghiệm nhanh để kịp đi
giao hàng. Tuy nhiên, đến 9 giờ
sáng, nhiều người vẫn phải đứng
chờ vì số lượng shipper yêu cầu
xét nghiệm quá đông.
Anh Nguyễn Văn Tài (một
shipper đứng chờ xét nghiệm) cho
biết: Nhiều shipper đã có mặt từ
4 giờ 30 sáng. Nhiều người chờ
quá lâu nên đã về nhà, hôm sau
mới ra xét nghiệm. Việc quá nhiều
shipper hoạt động và yêu cầu phải
xét nghiệm cũng gây quá tải cho
lực lượng y tế, thậm chí không
đảm bảo phòng chống dịch.
Gần đó, một shipper đứng chờ
xét nghiệm cũng bày bỏ: “Tôi hy
vọng sẽ có thêm nhiều điểm xét
nghiệm COVID-19 cho tài xế.
Tôi kiến nghị TP.HCM có thể
tính toán cho xét nghiệm hai lần/
tuần hoặc sắp xếp luân phiên để
tránh tình trạng shipper tập trung
đông đúc”.
Kiến nghị xét nghiệm
nhanh cho shipper
Traođổi với
PhápLuật TP.HCM
,
GojekViệt Namcho biết khi lượng
shipper được phép hoạt động tăng
lên, tình hình lưu thông thuận lợi
hơn, cung - cầu thị trường được
đảm bảo, giá cước chắc chắn sẽ
được duy trì ở mức ổn định. Theo
đó, Gojek đánh giá cao việc
Phí giao hàng đã giảm hơn
Chị NPD, quận Tân Bình, cho biết ngày 20-9, phí ship hàng của các
ứng dụng đã giảm so với những ngày trước đó. Chị D cho biết cùng
quãng đường 2 km, nếu trước đó có phí là 40.000 đồng thì hôm 20-9
giảm còn 25.000 đồng. Giá cước hiện nay như vậy là chấp nhận được.
Chị Hà An (phường 14, quận 3) cho biết giá cước giao hàng đã
hạ nhiệt chút đỉnh. Cụ thể vào lúc 11 giờ ngày 20-9, chị đặt giao đồ
ăn từ phường 14, quận 3 sang phường 4, quận Tân Bình với khoảng
cách 2,5 km có giá cước 22.000 đồng ở Gojek và 30.000 đồng đối với
giao siêu tốc ở ứng dụng Grab, 35.000 đồng ở ứng dụng AhaMove.
“Cách đây ba ngày, nếu như tôi đặt giao hàng liên quận cũng với
khoảng cách này, ở thời điểm này, giá cước sẽ cao hơn 5.000-7.000
đồng đối với ứng dụng Grab và AhaMove. Trong sáng 20-9, mặc dù
gặp khó khăn trong việc tìm shipper nhận đơn hàng nhưng giá cước
đã ổn định hơn” - chị An cho hay.
Điểm xét nghiệm sẽ
linh động để không xảy
ra quá tải trong thời
gian tới, các shipper
thấy điểm nào vắng có
thể vào xét nghiệm.
Sáng 20-9, rất nhiều shipper xếp hàng chờ xét nghiệmtại khu vực đườngNguyễn Văn Lượng, quậnGò Vấp,
TP.HCM. Ảnh: ĐÀOTRANG
Một số dự án thành phần của cao tốc Bắc - Nam
đang thiếu vật liệu xây dựng. Ảnh: ĐÀOTRANG
Lýdo thiếuvật liệu
ởdựán cao tốc
Bắc -Nam
TP.HCM đã lắng nghe và đưa ra
những điều chỉnh nhanh chóng,
phù hợp để tạo điều kiện cho lực
lượng shipper hoạt động trở lại.
“Tuy nhiên, để tài xế có thể
hoạt động phục vụ người dân, vấn
đề khó khăn hiện nay là việc xét
nghiệmnhanhCOVID-19 cho lực
lượng này. Chúng tôi rất mong
các sở, ban, ngành liên quan có
phương án tạo điều kiện cho các
shipper được thamgia xét nghiệm
nhanhmột cách hiệu quả, an toàn.
Về phía Gojek, chúng tôi cũng
thông tin đến các đối tác tài xế,
lưu ý họ đảm bảo giãn cách khi
tham gia xét nghiệm nhanh” - đại
diện Gojek nói.
Tương tự, đại diện AhaMove
cho biết hiện tại đơn vị được mở
rộng số lượng shipper tại TP.HCM
bằng khoảng 80% so với trước
dịch. Vì thế, vài ngày tới giá
cước vận chuyển sẽ rẻ hơn. Tuy
nhiên, những ngày qua, việc xét
nghiệm vẫn còn chưa được thông
suốt, một số tài xế chưa quen,
chưa tìm được nơi xét nghiệm.
AhaMove mong cơ quan chức
năng sớm giải quyết vấn đề này
để các tài xế phục vụ người dân
được thuận lợi hơn.
Một hãng công nghệ khác cũng
bày tỏ quan điểm, để tránh việc
tăng giá thì giải pháp là tăng số
lượng shipper hoạt động. Hãng
này kiến nghị các sở, ban, ngành
cần đưa ra những hướng dẫn
hoặc có chính sách hợp lý hơn
về xét nghiệm cho đội ngũ giao
hàng như chia ca xét nghiệm và
gia tăng hạn sử dụng của giấy
xét nghiệm.
Sẽ không để ùn ứ khi
xét nghiệm cho shipper
Sở Công Thương TP.HCMcho
biết đến ngày 16-9, toàn TP có
khoảng 160.000 shipper đăng ký
hoạt động với 33 doanh nghiệp.
Trong đó, những ngày qua
lượng shipper đăng ký và hoạt
động tăng dần. Cụ thể, ngày
16-9 có khoảng 20.000 shipper
đăng ký hoạt động thì đến ngày
17-9 có khoảng 24.200 shipper
đăng ký hoạt động (thực hiện
hơn 543.000 đơn hàng, tăng gấp
đôi thời điểm có 20.000 shipper
hoạt động).
Đến ngày 18-9, số shipper đăng
ký hoạt động lên đến 33.500
người và ngày 19-9 có 82.160
shipper đăng ký hoạt động.
Để giải quyết khó khăn cho lực
lượng shipper trong xét nghiệm,
ông Nguyễn Nguyên Phương,
Phó Giám đốc Sở Công Thương
TP.HCM, cho biết UBND TP đã
thông qua đề xuất của đơn vị,
cho phép hơn 800 trạm y tế và
điểm xét nghiệm lưu động trên
địa bàn hoạt động từ 6 giờ đến
21 giờ. Cụ thể, hiện trên địa bàn
TP có 312 trạm y tế phường, xã,
TP tăng cường thêm 501 trạm y
tế lưu động.
“Điểm xét nghiệm cũng linh
động để không xảy ra quá tải
trong thời gian tới. Theo đó,
các shipper thấy điểm nào vắng
có thể vào xét nghiệm” - ông
Phương thông tin.
Theo ông Phương, trước đó,
khi TP có chủ trương hoạt động
trở lại, lực lượng shipper chỉ có
khoảng 20.000 người. Tuy nhiên,
hai ngày qua, số lượng đã tăng
lên hơn 82.000 người. Đây là sự
gia tăng đột biến.
“Khi đội ngũ shipper hoạt động
trở lại, mỗi ngày họ có thể chuyển
tải được 250.000 đơn hàng. Đến
nay, số lượng chuyển tải có thể
lên 600.000-800.000 đơn hàng”
- ông Phương thông tin thêm.•
1,2,3,4,5,6,7 9,10,11,12,13,14,15,16
Powered by FlippingBook