216-2021 - page 13

13
Đời sống xã hội -
ThứBa21-9-2021
Hầu như lớp nào của trường cũng
có sĩ số hơn 50 HS. Đây là khó khăn
khi triển khai học trực tuyến.
ĐôngHS, việc dạy trực tiếp còn khó
huốnggìonlinenhưngcũngphảichấp
nhận thôi.Tôi nghĩ đây chỉ là giải pháp
tình thế, duy trì việc học và tâm thế
cho HS là chính. Cô trò học đến đâu
hayđếnđó, rồi chờkhi nàođược trở lại
trường sẽ bổ túc kiến thức choHS sau.
Đại diện Trường Tiểu học
Nguyễn Thị Định, quận 12
Họ đã nói
Học sinh tiểu học học online chỉ
20-25 phút/tiết
Theo hướng dẫn của Sở GD&ĐT TP.HCM, dạy online mỗi tiết học chỉ
khoảng 20-25 phút, mỗi buổi học không quá bốn tiết học. Giữa mỗi tiết
học có thời gian nghỉ 5-7 phút cho HS thực hiện các hoạt động vận động,
thư giãn. Thời khóa biểu chú trọng các môn tiếng Việt, toán.
Đối với lớp1 và 2, khai thác các nội dungdạy học trên truyềnhình, video
clip đã ghi hình. Không thực hiện kiểm tra, đánh giá định kỳ trong khoảng
thời gian này. Khi HS đi học trở lại phải tổ chức ôn tập trước khi kiểm tra,
đánh giá định kỳ. Đối với các lớp 3, 4, 5, tổ chức dạy học online là chủ đạo,
dạy học trên truyền hình và video clip đã ghi hình là bổ trợ, ưu tiên cho
các lớp cuối cấp. Chú trọng phân bố thời gian dạy học online cho các hoạt
động trọng tâm như giới thiệu kiến thức mới, giải đáp các thắc mắc, câu
hỏi, tổ chức các hoạt động tương tác với HS.
NGUYỄNQUYÊN-PHẠMANH
S
au một thời gian làm quen
với nhau, ngày 20-9, học sinh
(HS) bậc tiểu học chính thức
bước vào chương trình chính khóa
trên môi trường Internet.
Trò chỉ nghe một chiều
Trường Tiểu học Nguyễn Thị
Định, quận 12 nằm trong khu vực
đông dân nhập cư nên luôn trong
tình trạng quá tải HS. Vì thế, việc
thực hiện dạy học online không
phải dễ dàng.
Chị Đàm Thị Liên, phụ huynh
có con học lớp 4 tại trường, cho
biết những ngày qua, con chị đã
có những buổi vừa học vừa làm
quen. Đến nay, bé đã tập trung ghi
chú bài giảng và quen dần với phần
mềm học tập.
Chị Liên cho hay sau khi học
xong, con chị sẽ có bài tập về nhà
qua Zalo. Sau khi con làm xong,
phụ huynh vào link, chọn tên con
mình, chụp bài làm của con và nộp
online. Cô giáo chấm điểm và trả
kết quả trên link.
Tuy nhiên, theo chị Liên, lớp có
đến 54 HS nên việc học online rất
khó. Khi dạy, cô trò rất khó tương
tác và không hiệu quả, HS cũng
không tập trung. Vì thế, đa phần
HS chỉ ngồi nghe cô giáo giảng bài.
Để dạy học online hiệu quả, chị
Liên cho rằng mỗi lớp không quá
25 HS/lớp, giáo viên (GV) sẽ dễ
dàng theo dõi và nắm bắt việc học
của từng HS. Tuy nhiên, vấn đề này
không thể trong tình hình hiện nay.
“Nhà nào có ba mẹ ở bên và thiết
bị đầy đủ thì ổn, còn những bé vì
dịch phải ở với ông bà thì học online
khổ lắm. Riêng chuyện chụp bài
gửi cô, click vào link, hướng dẫn
cháu làm bài không dễ dàng” - chị
Liên bày tỏ.
Năm nay, chị Tú Quyên cũng có
con vào lớp 1 tại một trường tiểu
học ở quận 12. Sau một tuần làm
quen, con chị đã quen với nền nếp,
nội quy và biết sử dụng các phần
mềm khi học.
“Tuy nhiên, lớp có đến 52 bé. Các
bé còn quá nhỏ, chưa ý thức được
việc học. Lớp quá đông nên nhiều
lúc rất ồn, cô giáo khó có thể kiểm
soát. Vì thế, muốn giờ học diễn ra
nghiêm túc thì phụ huynh phải kèm
cặp con mình nhưng đâu phải gia
đình nào cũng có thể hỗ trợ. May
mà con tôi đã biết chữ, nếu không
Cô trò tiểu học chật
vật với học online
Học online với bậc tiểu học gặp rất nhiều khó khăn, đặc biệt
đối với những lớp đông học sinh, cô trò vất vả hơn nhiều trong
quá trình dạy và học.
thì học với tình hình này rất căng”
- chị Quyên nói.
“Lớp học đông sẽ là trở ngại rất
lớn trong việc dạy trực tuyến, đặc
biệt đối với HS lớp 1” - cô Trang,
GV lớp 1 Trường Tiểu học Trần
Quốc Thảo, quận 3, cho biết.
“Lớp tôi chủ nhiệm gồm 46 em.
Các em còn quá nhỏ, còn nhiều bỡ
ngỡ, đặc biệt là với việc học trực
tuyến. Tôi rất lo lắng, không biết làm
sao để truyền tải kiến thức cho các
em trong điều kiện hiện nay. Cuối
cùng, tôi đã chia lớp thành các tổ để
hướng dẫn các em trong thời gian
đầu” - cô Trang nói thêm.
Chia tổ, hỗ trợ thêm
sau giờ học
Để giờ học diễn ra hiệu quả, GV
và các trường cũng đang tìm mọi
cách để HS tiếp cận kiến thức một
cách tốt nhất.
Với mongmuốn có thêm thời gian
tương tác với HS, cô Trang đã chia
lớp thành bốn nhóm và làm quen
với các khung giờ nhất định.
“Thực hiện được hai hôm, tôi
thấy rất mệt và tốn rất nhiều thời
gian trong khi tôi còn phải chuẩn
bị những bài giảng khác. Vì thế, tôi
quyết định làm quen luôn với lớp
và nhờ phụ huynh phối hợp thêm.
Tuần vừa rồi, thấy các em tương tác
khá ổn, phụ huynh phản hồi tốt. Tuy
nhiên, khi vào chương trình chính
thức, kiến thức sẽ nặng hơn không
biết các em sẽ học ra sao. Tôi sẽ
căn cứ vào thực tế để có sự điều
chỉnh. Sau mỗi giờ học, tôi sẽ gọi
điện thoại cho phụ huynh và giao
bài lên group để phụ huynh hướng
dẫn thêm cho con” - cô Trang nói.
Việc chia tổ để thuận tiện khi
làm quen với HS trong những ngày
đầu năm học mới cũng được GV
Trường Tiểu học An Hội, quận Gò
Vấp thực hiện.
Bà Ngô Thị Thúy Lan, Phó Hiệu
trưởng nhà trường, cho biết qua quá
trình dự giờ lớp 1, có một GV đã
thực hiện chia lớp thành nhiều tổ.
Cô chia nhỏ các tổ để trong thời gian
làm quen cô sẽ tương tác nhiều hơn.
Tuy nhiên, điều này chỉ có thể thực
hiện được trong thời gian đầu, còn
khi vào học chính thức rất khó. Để
giúp các em nắm kiến thức, sau các
giờ học trực tuyến, GV sẽ gửi bài
qua Zalo, phụ huynh cho con làm
sau đó gửi để GV nhận xét.
Cô Nguyễn Thị Ngọc Thúy, GV
lớp 1 Trường Tiểu học Lê Văn Thọ,
quận Gò Vấp, cho rằng để HS lớp
1 tiếp thu tốt đòi hỏi sự đầu tư rất
lớn từ GV.
“Tôi phải chuẩn bị rất nhiều clip, từ
clip giới thiệu trường học, clip hướng
dẫn phụ huynh cách học trực tuyến,
clip về tư thế, cách cầm bút, nền nếp
học tập để gửi cho phụ huynh. Bên
cạnh đó, tôi thường gửi kế hoạch tuần
các bài học cho phụ huynh nắm. Bài
giảng cũng được tôi gửi trước một
ngày để phụ huynh hướng dẫn cho
con. Có như vậy giờ học mới hiệu
quả, dù có đông HS. Sau mỗi bài
dạy, các em đều có bài tập để củng
cố kiến thức và GV luôn dành thời
gian liên hệ với phụ huynh để nắm
tình hình” - cô Thúy nói thêm.•
Cô trò học đến đâu hay
đến đó, rồi chờ khi nào
được trở lại trường sẽ bổ
túc kiến thức cho HS sau.
25địaphương chohọc sinhhọc trực tiếp
Bộ GD&ĐT đã có thống kê về tình hình tổ chức dạy
học tại 63 tỉnh, TP tính đến tối 19-9.
Theo đó, 25 địa phương cho học sinh (HS) đến trường
gồm: Bắc Giang, Bắc Kạn, Bình Định, Cao Bằng, Điện
Biên, Gia Lai, Hà Giang, Hà Nam, Hà Tĩnh, Hải Dương,
Hải Phòng, Hòa Bình, Kon Tum, Lai Châu, Lào Cai,
Nam Định, Ninh Bình, Phú Thọ, Quảng Ninh, Thái Bình,
Thái Nguyên, Thanh Hóa, Tuyên Quang, Vĩnh Phúc và
Yên Bái.
14 địa phương kết hợp dạy học trực tiếp, trực tuyến và
qua truyền hình gồm: Bà Rịa-Vũng Tàu, Bắc Ninh, Bình
Thuận, Cà Mau, Đắk Lắk, Khánh Hòa, Lạng Sơn, Lâm
Đồng, Ninh Thuận, Nghệ An, Quảng Nam, Quảng Trị,
Sơn La, Thừa Thiên-Huế.
24 tỉnh, TP tổ chức dạy học trực tuyến và qua truyền
hình gồm: An Giang, Bạc Liêu, Bến Tre, Bình Dương,
Bình Phước, Cần Thơ, Đà Nẵng, Đắk Nông, Đồng Nai,
Đồng Tháp, Hà Nội, Hậu Giang, Hưng Yên, Kiên Giang,
Long An, Phú Yên, Quảng Bình, Quảng Ngãi, Sóc Trăng,
Tây Ninh và TP.HCM.
Do diễn biến phức tạp của dịch, Bộ GD&ĐT đã ban
hành các công văn hướng dẫn thực hiện chương trình
giáo dục phổ thông cấp tiểu học, THCS, THPT năm học
2021-2022.
Đối với lớp 1 và 2, Bộ GD&ĐT hướng dẫn trường học
thực hiện nghiên cứu chương trình môn học, các mạch nội
dung, kiến thức, chủ đề học tập và nội dung trong sách
giáo khoa; từ đó xây dựng các chủ đề dạy học trên cơ sở
tích hợp một số nội dung và yêu cầu cần đạt.
Đối với các lớp 3, 4, 5, Bộ GD&ĐT hướng dẫn trường
học tổ chức rà soát nội dung chương trình, sách giáo khoa,
mức độ cần đạt của từng khối lớp đối với các môn học
bắt buộc để điều chỉnh kế hoạch dạy học phù hợp với tình
hình cụ thể tại địa phương, nhất là những địa bàn dịch
đang diễn biến phức tạp.
Đối với lớp 6, thực hiện chương trình giáo dục phổ
thông năm 2018, Bộ GD&ĐT hướng dẫn thực hiện dạy
học theo chương trình, bám sát yêu cầu cần đạt của
chương trình các môn học/hoạt động giáo dục trong điều
kiện phòng chống dịch.
Đối với các lớp từ lớp 7 đến lớp 12, thực hiện chương
trình giáo dục phổ thông năm 2006, Bộ GD&ĐT hướng
dẫn thực hiện dạy học theo mức độ cần đạt của chương
trình và hướng dẫn điều chỉnh nội dung dạy học các
môn học.
Đặc biệt, Bộ GD&ĐT yêu cầu không kiểm tra, đánh
giá định kỳ những nội dung, yêu cầu đã được tinh giản;
nội dung hướng dẫn HS tự đọc, tự học, tự làm, tự thực
hiện, không yêu cầu; những nội dung yêu cầu HS thực
hành, thí nghiệm.
NGUYỄN QUYÊN
Học sinh lớp 1 tại
TP.HCMtrongmột
giờ học online.
Ảnh: PHCC
1...,3,4,5,6,7,8,9,10,11,12 14,15,16
Powered by FlippingBook