221-2021 - page 16

16
Quốc tế -
ThứHai 27-9-2021
Khả năng Nga-Trung “liên thủ”
đối phó trục Mỹ-Anh-Úc
VĨ CƯỜNG
T
ừ khi được công bố hôm
15-9 đến nay, Hiệp định
Đối tác tăngcườnganninh
ba bên (AUKUS) Mỹ - Anh
- Úc tiếp tục gây ra các phản
ứng trái chiều trên thế giới.
Trong khi những nước như
Nhật hay Philippines hoan
nghênh và kỳ vọng AUKUS
sẽ mang lại những thay đổi
tích cực cho cục diện an ninh
khu vực Ấn Độ Dương - Thái
Bình Dương (AĐD-TBD)
thì trái lại, Trung Quốc (TQ)
hay Pháp phản đối kịch liệt.
Trong khi đó, Nga - một
trong số ít quốc gia sở hữu tàu
ngầm hạt nhân - ban đầu tỏ ra
thận trọng trong các phản ứng
của mình với AUKUS. Điện
Kremlin ngày 16-9 chỉ ra một
tuyên bố với lời lẽ tiết chế rằng
đến nay vẫn còn quá ít thông
tin vềAUKUS cũng nhưmục
tiêu, phương hướng phát triển
của liên minh mới này.
Tuynhiên, khi có thêmnhiều
thông tin hơn về việc thành
lập liên minh
AUKUS,giọng
điệu của giới
chức Nga bắt
đầu thay đổi.
Thư ký Hội
đồngAn ninh
Nga Nikolai
Patrushev tuần
trước đã gọi thẳng AUKUS
là “NATO của châu Á”, cho
rằng Washington sẽ cố gắng
lôi kéo thêm các nước khác
tham gia liên minh.
Bước đi tiếp theo của
Nga đối với AUKUS
Trong bài viết cho trang
tin
The Conversation
, PGS
Alexey Muraviev thuộc ĐH
Curtin (Úc) cho hay hiện các
quan chức ngoại giao Nga và
TQ đã trao đổi và liên lạc chặt
chẽ với nhau về AUKUS.
Hai bên cùng chia sẻ lo
ngại rằng việc Úc được Mỹ
và Anh hỗ trợ xây dựng hạm
đội tàu ngầm hạt nhân sẽ ảnh
hưởng đến các thỏa thuận
quốc tế về không phổ biến vũ
khí hạt nhân và có nguy cơ
thổi bùng một cuộc chạy đua
vũ trang nguy
hiểm.
Vậ y Ng a
trongngắnhạn
sẽ có những
lựa chọn nào
để phản ứng
lại AUKUS?
ÔngMuraviev
cho rằng do quan điểm của
Moscow lúc này vẫn đánh giá
AUKUS là một rủi ro chính
trị và quân sự chứ chưa phải
là mối đe dọa thực sự cho đến
khi Mỹ - Anh - Úc có những
hànhđộng cụ thể hơn. Chínhvì
vậy, các phản ứng tức thời của
Nga nhiều khả năng chỉ giới
hạn trong việc vận động chính
trị và chớp lấy cơ hội sẵn có.
Đơn cử, Nga có thể xem
thỏa thuận đóng tàu ngầm
hạt nhân trong khuôn khổ
AUKUS làmột tiền lệ và động
lực mở đường cho nước này
tăng cường quảng bá rộng rãi
công nghệ đóng tàu ngầm hạt
nhân có nhiều ưu điểm của
mình cho các bên quan tâm
trong khu vực.
“Đây không chỉ là giả thuyết
suông mà nó đã được các
chuyên gia có liên hệ chặt chẽ
với Bộ Quốc phòng Nga đề
xuất. Trước giờ Nga luôn từ
chối chia sẻ công nghệ đóng
tàu ngầm hạt nhân - vốn được
đánh giá là một trong những
công nghệ tốt nhất trên thế
giới, vượt qua cả năng lực
đóng tàungầmhạt nhânnon trẻ
của TQ, vì lý do an ninh quốc
gia” - ông Muraviev cho hay.
Do đó, nếu Nga quyết định
quảng bá tàu ngầm hạt nhân
trên thị trường vũ khí toàn
cầu thì nước này chắc chắn
sẽ không thiếu khách hàng,
với điều kiện công nghệ của
Nga an toàn và ổn định. Đây
là một thị trường còn mới nên
cơ hội cho Nga là đáng kể bởi
nhiều nước ở các vùng bất ổn
có nhu cầu nâng cấp năng
lực quốc phòng. Các chuyên
gia cho rằng ngoài việc bán
được công nghệ, Nga còn
có thể kiếm thêm nhiều đối
tác chiến lược tiềm năng để
hy vọng có thêm hậu thuẫn
trong cuộc cạnh tranh với Mỹ
và các đồng minh.
Yếu tố Trung Quốc
trong tính toán
dài hạn của Nga
Dù vậy, ông Muraviev cho
rằng về dài hạn thì Moscow
vẫn sẽ không bỏ qua một
thực tế rằng: Thỏa thuận
AUKUS mới đang liên kết
Tờ
South China Morning Post
cho hay giám đốc tài
chính của Tập đoàn viễn thông Trung Quốc (TQ) Huawei
- bà Mạnh Vãn Châu đã được trả tự do và quay về đại lục
hôm 25-9 sau gần ba năm bị chính quyền Canada giam
giữ theo yêu cầu từ phía Mỹ.
Sau nhiều năm căng thẳng kéo dài, với những cáo buộc
gây tranh cãi đẩy quan hệ giữa các nước liên quan vào
tình trạng rơi tự do, việc bà Mạnh được phóng thích khiến
giới quan sát hy vọng về một tương lai tích cực trong quan
hệ vốn không nồng ấm từ nhiều năm nay giữa Mỹ và TQ.
Theo GS Huang Jing thuộc ĐH Ngôn ngữ và văn hóa
Bắc Kinh, vụ bà Mạnh từ đầu đã mang tính chính trị là chủ
yếu, vì vậy nó được giải quyết thông qua thỏa hiệp chính trị
Mỹ - Trung cũng rất hợp lý. Kết quả vụ việc lần này tất nhiên
sẽ có tác động tích cực đến mối quan hệ ba bên TQ, Mỹ và
Canada. “Thỏa thuận về bà Mạnh giữa TQ và Mỹ cho thấy
hai nước hoàn toàn có khả năng ngồi xuống và giải quyết bất
đồng trong hòa bình. Thay vì đối đầu, cùng có thiện chí đối
thoại với nhau vẫn tốt hơn rất nhiều” - ông Huang chia sẻ.
Trong khi đó, chuyên gia Song Luzheng thuộc ĐH Phúc
Đán kỳ vọng việc giải quyết vụ bà Mạnh đã giúp loại bỏ
một trong những vấn đề gây tranh cãi nhất giữa hai nền
kinh tế lớn nhất thế giới, đồng thời có thể mở ra hướng
giải quyết cho những vấn đề cấp bách hơn, chẳng hạn như
việc dỡ bỏ thuế quan trừng phạt mà chính quyền của Tổng
thống Mỹ tiền nhiệm Donald Trump áp đặt vào năm 2018.
Ông Song dự đoán cánh cửa cho các cuộc đàm phán về
việc xóa bỏ hoặc gỡ bỏ một phần thuế quan có thể sớm
được mở lại vào cuối tháng 10 tới, ngay bên lề hội nghị
thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi
hàng đầu thế giới (G20). Dù vậy, hiện vẫn chưa rõ liệu
Chủ tịch TQ Tập Cận Bình có trực tiếp tham dự và gặp
Tổng thống Mỹ Joe Biden hay không.
PHẠM KỲ
BàMạnhVãnChâuđược thả, quanhệMỹ - Trung sắp tới ra sao?
Trong trường hợp Nga và
TQ siết chặt quan hệ sau vụ
AUKUS, có thể công nghệ tàu
ngầmcủaNga sẽ giúp các hạm
đội tàu ngầm của TQ cải thiện
năng lực tác chiến ở các vùng
biểnnhưBiểnĐông.Tuy nhiên,
sự cải thiện này vẫn không so
bì được với kinh nghiệm thực
chiến hàng chục năm của Mỹ
và các đồng minh.
TS
COLLIN KOH
,
ĐH Công nghệ
Nanyang (Singapore)
Tiêu điểm
Nếu Nga và TQ
thực sự phối hợp
các hoạt động hải
quân thì đó là một
diễn biến bất lợi cho
AUKUS.
hai quốc gia sở hữu vũ khí
hạt nhân (Anh, Mỹ) và một
nước khác cũng chuẩn bị có
khả năng hạt nhân. Năng lực
và tầm hoạt động mở rộng
của các tàu ngầm hạt nhân
sẽ giúp Úc duy trì hiện diện
quân sự mạnh mẽ không chỉ
ở AĐD-TBD mà có thể lan
ra cả khu vực phía tây và tây
bắc Thái Bình Dương - sân
nhà của các hạm đội Nga.
Thậm chí, nếu hệ thống
tấn công trên các tàu ngầm
này có thể vươn xa tới vùng
Viễn Đông hoặc Siberia của
Nga thì đó chắc chắn sẽ là tín
hiệu mà Moscow không còn
có thể xem nhẹ nữa mà buộc
phải hành động nhanh chóng.
“Là một cường quốc hạt
nhân lâunăm, Nga chắc hẳnđã
tính toán khả năng trên trong
lúc hoạch định chiến lượcmới
rồi. Do đó, AUKUS và đặc
biệt là Úc cần phải theo dõi
chặt chẽ các hoạt động quân
sựcủaNgaởThái BìnhDương
trong những năm tới” - ông
Muraviev nhận định.
Ngoài ra, một kịch bản đáng
chú ý là Nga và TQ có thể
nhích lại gần nhau và thành
lập một cơ chế gần giống một
liên minh quân sự để chống
lại sức mạnh tổng hợp của
liên minh AUKUS. Trong
bối cảnh quan hệ quốc phòng
Nga - Trung ngày càng sâu
sắc với sự xuất hiện dày đặc
các cuộc tập trận chung giữa
hai nước, kịch bản này không
có vẻ gì là quá khó xảy ra.
Dù rằng liênminh tiềm tàng
này khó có thể trở thành một
liên minh chính thức vì giữa
hai nước vẫn còn tồn tại nhiều
khác biệt về chiến lược và lợi
ích, song nếu Nga và TQ thực
sự phối hợp các hoạt động hải
quân thì đó là một diễn biến
bất lợi choAUKUS, theo ông
Muraviev. Trong trường hợp
căng thẳng leo thang,Moscow
và Bắc Kinh có thể nhắmmục
tiêu vào Úc như là mắt xích
yếu nhất của AUKUS và tấn
công phủ đầu nước này. Một
bài xã luận gần đây của tờ
Hoàn Cầu thời báo
- phụ san
của tờ
Nhân Dân nhật báo
,
cơ quan ngôn luận của Đảng
Cộng sản TQ - thậm chí gọi
Úc là “mục tiêu tiềmnăng cho
một cuộc tấn công hạt nhân”.
“Một khi chấpnhận thamgia
cuộc đua tàu ngầm hạt nhân ở
AĐD-TBD thì Úc sẽ trở thành
một phần của một nhóm rất ít
các nước sở hữu loại vũ khí
này với các rủi ro an ninh kèm
theo khó tránh khỏi. Điều này
có khả năng dẫn đếnmột cuộc
“chiến tranh lạnh kiểumới trên
biển” trong khu vực” - ông
Muraviev kết luận.•
Đội danhdựTrungQuốc cầmcờ TrungQuốc vàNga trong chuyến thămBắc Kinh của Tổng thốngNga
Vladimir Putin hồi tháng 6-2018. Ảnh: REUTERS
Nga tăng cường tàu ngầm hạt nhân
Theo PGS Alexey Muraviev, trong năm tới, Hạm đội
Thái Bình Dương của Nga dự kiến sẽ tiếp nhận ít nhất
thêmba tàu ngầmhạt nhân. Hai chiếc trong số này là tàu
ngầm thế hệ thứ tư lớpYasen-M, có công nghệ vượt trội
so với các tàu ngầm tương tự mà TQ đang đóng và sức
mạnh gần như tương đương với những tàu ngầm hạt
nhân mới của Mỹ mà Úc đang xem xét lựa chọn. Chiếc
thứ ba là tàu ngầm Belgorod lớp Oscar II được nâng cấp
để mang theo những siêu ngư lôi hạt nhân có khả năng
phá hủy các căn cứ hải quân lớn.
ÔngMuraviev dựđoánđếnnăm2028, hải quânNga sẽ
sở hữumột lực lượng với ít nhất 14 tàu ngầmhạt nhân và
sáu tàu ngầmtấn công thông thườngởThái BìnhDương.
Nếu Nga bắt đầu xemAUKUS làmột mối đe dọa quân sự
thực thụ thì địa bàn hoạt động của nhóm tàu ngầm này
cũng có thể được mở rộng ra Biển Đông và xa hơn nữa.
Nga không bỏ qua cơ hội nhảy vào thị trường tàu ngầmhạt nhân, đồng thời lên kế hoạch cùng Trung Quốc
đối phó AUKUS.
1...,6,7,8,9,10,11,12,13,14,15 16
Powered by FlippingBook