221-2021 - page 12

12
Đời sống xã hội -
ThứHai 27-9-2021
TÁ LÂM
T
ại buổi họp báo, PV đặt
câu hỏi liên quan đến lễ
giỗ Quốc công Tiết chế
Hưng Đạo Đại vương Trần
Quốc Tuấn (1300-2021).
Do dịch COVID-19,
TP không thể tổ chức
lễ giỗ
Ông Phạm Đức Hải, Phó
TrưởngBanchỉđạophòngchống
dịchCOVID-19TP.HCM, cho
biết trong nhiều năm qua, tại
đền thờĐức thánhTrần Hưng
Đạo (phường Tân Định, quận
1) đều tổ chức lễ và có đông
đảo người dân đến tham dự.
“Do thời gian gần đây đền
bị hư hỏng nên đã tiến hành
trùng tu. Trong quá trình trùng
tu, dodịchCOVID-19nên tạm
dừng. Chính vì vậy, năm nay
tại đền không tổ chức lễ giỗ
được” - ông Hải nói.
Về kế hoạch chỉnh trang đô
thị, ông Hải cho biết TP.HCM
đã có kế hoạch chỉnh trang và
trùng tumột số công viên.Vào
ngày 11-5, chủ tịchUBNDTP
lúc đó là ông Nguyễn Thành
Phong đã có nghe tiến độ
chỉnh trang Công viên bến
Bạch Đằng, giai đoạn 1 đã
hoàn thành.
Kết luận cuộc họp này, chủ
tịch UBNDTPgiao giám đốc
Sở Xây dựng phân công một
phó giám đốc làm trưởng ban
chỉ đạoviệc tổchức thi côngcải
tạo, chỉnh trangCông viên bến
Bạch Đằng. Chủ tịch UBND
TP cũng giao UBND quận
1 báo cáo đề xuất việc thực
hiện chỉnh trang Công viên
Mê Linh trong tháng 5-2021.
Thực hiện chỉ đạo này, ngày
28-6, UBND quận 1 có văn
bản về công tác tu sửa, tôn
tạo tượng Đức thánh Trần
Hưng Đạo và cải tạo, chỉnh
trang Công viên Mê Linh.
Theo ông Hải, vào thời điểm
đó, TP đang trong giai đoạn
cao điểm phòng chống dịch
bệnh nên việc chỉnh trang
Công viên bến Bạch Đằng và
vào thời gian cao điểm dịch
nên phải tạm dừng.
Không chỉ chỉnh trang
Công viên Mê Linh, TP còn
mở rộng xem xét để làm sao
tạo ra không gian văn hóa
TP.HCM. “UBND quận 1
có đề xuất báo cáo nâng cấp
toàn tuyến, trong đó có điểm
nhấn là Công viên Mê Linh,
cột cờ Thủ Ngữ và tượng đài
Đức thánh Trần Hưng Đạo.
Khi TP trở lại cuộc sống bình
thường, UBNDTP sẽ chỉ đạo
khẩn trương thực hiện vì đây
là mong chờ của người dân
TP” - ông Khuê nói.
Cũng theo ông Khuê, qua
thời gian, tượng Đức thánh
Trần Hưng Đạo đã xuống cấp
nên cần xem xét lại chất liệu,
màu sắc để tu bổ, với tinh thần
làm sao thể hiện được tấm
lòng của người dân TP với
Đức thánh Trần Hưng Đạo.
Hiện TP.HCM vẫn tiếp
nhận ý kiến, lắng nghe góp
ý để tôn tạo, nâng cấp tượng
đài, tạo điểm nhấn phát triển
của đô thị TP trong tương lai.
Vì vậy, ông Khuê đề nghị báo
chí mở kênh trao đổi, ghi nhận
những ý kiến hay.
“Ví dụ như xung quanh
vấn đề chất liệu, màu sắc rất
quan trọng. Vừa rồi có đề
nghị không chỉ có tượng đài
này mà cần sắp xếp các công
viên tượng đài khác trên địa
bàn TP để có kế hoạch tổng
thể quan tâm đến các tượng
đài, cũng như đề xuất ở điểm
khác tạo nên sắc thái không
gian sinh hoạt của TP chúng
ta” - ông Khuê nói.•
TP.HCMmời góp ý tôn tạo
tượng Đức thánh TrầnHưng Đạo
Về tuyến đường nối đường
Tôn Đức Thắng lên cầu Thủ
Thiêm2,PhóGiámđốcSởGTVT
Phan Công Bằng cho biết thời
gian qua, TP tổ chức thi công
cầuThủThiêm 2, dự kiến ngày
30-4-2022 sẽ khai thác chính
thức, nối từ TP Thủ Đức sang
quận 1. Cầu này có nhánh từ
phíaquận1nối đườngTônĐức
Thắng hướngđi vềTPThủĐức.
Hiện đang thi công nhánh nối.
Tiêu điểm
Nămnay, lễ giỗĐức thánhTrần lần thứ 721
diễn ra trong bối cảnhTP.HCMcòn trong thời
gian giãn cách xã hội, vì vậy hoạt động dâng
hương, cúng bái cũng bị hạn chế.
Ghi nhận vào ngày 26-9, tại đền thờ Đức
thánhTrần trênđườngVõThị Sáu, phườngTân
Định, quận 1, một số người dân mang theo
lễ vật đứng khấn vái tưởng nhớ Đức thánh
Trần Hưng Đạo ngay trước cổng đền do nơi
này thực hiện nghiêm Chỉ thị 16.
Anh Minh Huy (shipper) cho biết hôm nay
anh nhận được một đơn hàng giao một giỏ
lễ vật đến dâng Đức thánh Trần, đây cũng là
lần đầu tiên anh nhận đơn hàng giao cúng
giỗ.“Sau khi giao lễ vật, tôi có khấn vài lời, báo
tên người gửi, theo tôi có thờ có thiêng, rất
mong vị anh hùng dân tộc Trần Hưng Đạo sẽ
ban phúc lành đếnmọi người”- anh Huy nói.
Còn chị Vân, một người dân sống gần
đền thờ Đức thánh Trần, cho biết những
năm gần đây, khi chuyển về đây sống, chị
thường đi cúng giỗ Đức thánh Trần. Năm
nay khá đặc biệt vì không thể vào bên trong
đền để dâng hương.“Tôi rất kính trọng và nể
phục sự oai phong cũng như công lao của
Đức thánh Trần Hưng Đạo. Đến đây, tôi cầu
mong được sức khỏe, công việc trong thời
gian tới được thuận lợi, đặc biệt tôi mong
ngài hiển linh giúp đất nước mau kiểm soát
được dịch bệnh" - chị Vân nói.
NGUYỆT NHI
Người dân tưởng nhớĐức thánh TrầnHưngĐạo trước cổng đền đường Võ Thị Sáu, phường TânĐịnh,
quận 1, TP.HCM. Ảnh: NGUYỆTNHI
chuẩn bị phương án trùng tu
Công viênMê Linh, trong đó
có tôn tạo tượng Đức thánh
TrầnHưngĐạo phải dừng lại.
“Dựkiếnngày30-9,TP.HCM
sẽ cho khởi công tiếp để cải
tạo, chỉnh trang Công viên
bến Bạch Đằng. Cuối tháng
9 hoặc đầu tháng 10 sẽ công
bố thiết kế việc tôn tạo tượng
Đức thánh Trần Hưng Đạo
và cải tạo, chỉnh trang Công
viên Mê Linh” - ông Hải nói.
Cũng theo ông Hải, sau khi
công bố phương án thiết kế
việc tôn tạo tượng Đức thánh
Trần Hưng Đạo và Công viên
Mê Linh, TP.HCM trân trọng
mời người dân tham gia góp
ý về màu sắc, thiết kế bức
phù điêu ra sao và lư hương
như thế nào…
Tạo không gian
văn hóa TP.HCM
Ông Phan Nguyễn Như
Khuê, Trưởng banTuyên giáo
Thành ủy TP.HCM, cho biết
thông qua kênh dư luận xã hội,
cơ quan tuyên giáo nhiều năm
qua đã thu nhận được những
ý kiến đề xuất của nhân dân
bày tỏ sự quan tâm đến bộ
mặt đô thị, trong đó có tuyến
đường Tôn Đức Thắng.
Hiện TP.HCM vẫn
tiếp nhận ý kiến,
lắng nghe góp ý để
tôn tạo, nâng cấp
tượng đài, tạo điểm
nhấn phát triển
của đô thị TP trong
tương lai.
Theo ông Khuê, toàn tuyến
Tôn Đức Thắng gần như là
tâm điểm gắn kết với phố đi
bộ Nguyễn Huệ phục vụ du
khách vãng lai, kết nối trong
phạm vi rộng hướng về TP
Thủ Đức. Do vậy, việc nâng
cấp đường Tôn Đức Thắng
và nâng cấp Công viên bến
Bạch Đằng là để tạo ra bộmặt
cho TP.HCM, từ đây người
dân có thể thưởng ngoạn,
sinh hoạt công cộng... Dự
án được đưa ra nhiều năm
nay nhưng do nhiều lý do
khách quan, trong đó đúng
Chiều26-9,
Banchỉ
đạophòng
chốngdịch
COVID-19
TP.HCMđã
tổ chứchọp
báo thông tin
về tìnhhình
phòng chống
dịch trên
địabàn.
Ngànhy vẫn sẽ nặnggánh saukhi TP.HCMhết giãn cách
Sáng 26-9, đoàn công tác của Bộ Y tế do Thứ trưởng
Nguyễn Trường Sơn, Trưởng bộ phận Thường trực đặc
biệt của Bộ Y tế hỗ trợ phòng chống dịch COVID-19 tại
TP.HCM, dẫn đầu đã có buổi kiểm tra, làm việc tại Trung
tâm hồi sức tích cực (HSTC) người bệnh COVID-19
thuộc Bệnh viện (BV) ĐH Y Dược TP.HCM.
Báo cáo tại buổi làm việc, PGS-TS-BS Lê Minh Khôi,
Phó Giám đốc trung tâm, cho biết: Trung tâm HSTC người
bệnh COVID-19 thuộc BV ĐH Y Dược TP.HCM (đặt tại
BV Quốc tế City) kể từ ngày đi vào hoạt động đến nay đã
tiếp nhận và điều trị cho hơn 500 bệnh nhân COVID-19
nặng, trong đó có nhiều ca nặng phải đặt máy thở xâm lấn,
thở máy ôxy liều cao HFNC và đặt nội khí quản.
“Rất nhiều trường hợp người bệnh nặng được cứu sống
ngoạn mục và xuất viện. Đó là động lực để đội ngũ y bác
sĩ, nhân viên y tế, tình nguyện viên tiếp tục cống hiến và
làm việc hết mình không quản ngày đêm” - PGS-TS-BS
Lê Minh Khôi chia sẻ.
Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn đánh giá
rất cao tinh thần quyết chiến, quyết thắng của các y bác
sĩ, tình nguyện viên tại Trung tâm HSTC người bệnh
COVID-19 của BV ĐH Y Dược TP.HCM. Đây là một
trong những trung tâm HSTC bệnh nhân COVID-19 nặng
của tuyến trung ương do Bộ Y tế thiết lập.
Theo Thứ trưởng Nguyễn Trường Sơn, sau ngày 30-9,
TP.HCM sẽ có kế hoạch đảm bảo sự an toàn, linh hoạt,
hiệu quả trong phòng chống dịch. Ngành y tế sẽ phải cơ
cấu lại hệ thống các trung tâm hồi sức, BV dã chiến theo
tình hình chung trong công tác phòng chống dịch của
TP.HCM. Ngành y tế sẽ tính toán kỹ BV nào có thể “rút
quân” và chuyển giao dần cho các BV của TP.
“Chắc chắn các BV tầm cao của TP sẽ là những đơn
vị chủ yếu tiếp nhận chuyển giao từ các BV tuyến trung
ương. Tuy nhiên, tôi cũng phải khẳng định một điều là khi
mở cửa để phát triển kinh tế - xã hội, văn hóa… thì y tế
vẫn là ngành nặng gánh nhất. Do đó, về mặt y tế, cần phải
làm rất kỹ để làm sao có một khoảng thời gian gối đầu” -
Thứ trưởng nhấn mạnh.
TN
Người dân tưởng nhớ Đức thánh Trần nhân lễ giỗ
lần thứ 721
1...,2,3,4,5,6,7,8,9,10,11 13,14,15,16
Powered by FlippingBook