221-2021 - page 2

2
Ý kiến chuyên gia
Thời sự -
ThứHai 27-9-2021
Điều quan trọng nhất là tới đây,
làm thế nào các tỉnh, thành có thể
đảm bảo được các tiêu chí mà Ban
chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch
COVID-19 dự kiến đề ra để có thể mở
cửa trở lại an toàn. Điểm mấu chốt
hiện nay là vaccine đang và dự báo sẽ
tiếp tục khan hiếm trong năm 2021,
trong khi về tâm lý thì tỉnh, thành nào
cũng muốn có vaccine để sớm tiêm phủ cho người dân. Vì
vậy, Chính phủ và Bộ Y tế buộc phải lên danh sách ưu tiên.
Việc này đòi hỏi sự tính toán kỹ về rủi ro và lợi ích trong các
phương án phân bổ vaccine cũng như sự đồng cảm, chia sẻ của
các địa phương khi có nơi ưu tiên tiêm trước, có nơi tiêm sau.
Nguyên tắc là nên dồn vaccine cho các địa phương vùng đỏ,
vùng cam đã thực hiện chính sách giãn cách quá lâu. Trước
tiên là TP.HCM, địa phương này đang cần tiêm gấp 1 triệu liều
vaccine. Trước hết, TP đến hết tháng 9 đã trải qua khoảng bốn
tháng giãn cách thì đến nay không thể tiếp tục đóng cửa nữa.
Ngoài ra, TP là trung tâmkinh tế lớn nhất của cả nước, đi
đầu về các hoạt động sản xuất, cung ứng hàng hóa xuất nhập
khẩu; là trung tâm tài chính - thươngmại có ảnh hưởng đến
các tỉnh, thành xung quanh và cả nước nói chung. TPcũng là
địa phương đóng góp ngân sách cao nhất cả nước, là nơi thu
hút nguồn nhân lực từ khắpmọi miền. TP.HCM thiệt hại nặng
tức là các tỉnh, thành khác cũng bị ảnh hưởng và cả nước bị
thiệt hại nặng, bởi TP làmột bộ phận rất quan trọng củaViệt Nam.
Chuyên gia góp ý các tiêu chí thích
với COVID-19
Các tiêu chí trong dự thảo hướng
dẫn về thích ứng an toàn, linh
hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch
COVID-19 về cơ bản là đúng
hướng nhưng cần được điều chỉnh
và áp dụng linh hoạt phù hợp với
từng địa phương.
ĐỖTHIỆN
T
rong cuộc họp trực tuyến
hôm 25-9, Ban chỉ đạo
(BCĐ) quốc gia phòng
chống dịch COVID-19 và
hơn 10.000 xã, phường trên
cả nước đã thống nhất quan
điểm chuyển trạng thái từ
mục tiêu “không có COVID”
sang thích ứng an toàn, linh
hoạt và kiểm soát hiệu quả
dịch COVID-19.
PGS-TS Đỗ Văn Dũng,
Trưởng Khoa y tế công cộng,
ĐH Y Dược TP.HCM, nhận
xét: Đây là bước thay đổi có
tính chất chiến lược đối với
Việt Nam trong phòng chống
dịch. Thực tế, chi phí phục
vụ mục tiêu “zero COVID”
là rất cao và cũng không khả
thi. Vì vậy, mục tiêu mới của
Chính phủ có thể giúp Việt
Nam vừa sống chung với
virus SARS-CoV-2 và vừa
mở cửa sản xuất trở lại để
phục hồi kinh tế.
Chỉ tiêu vaccine: Cần
có lộ trình phù hợp
với từng địa phương
.
Phóng viên
:
Hiện BCĐ
quốc gia đã có dự thảo hướng
dẫn tạm thời về thích ứng an
toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu
quảdịchCOVID-19để các địa
phươngcóđónggópýkiến.Ông
có nhận xét, góp ý gì cho tiêu
chí vaccine của dự thảo này?
+
PGS-TS
Đỗ Văn Dũng
(ảnh)
: Trước tiên là chỉ số tiêm
vaccinechongười từ50 tuổi trở
lên.Tôi cho rằngđây làmột tiêu
chí hoàn toàn hợp lý, thể hiện
TP.HCM cần được cân nhắc quy định riêng để mở cửa trở lại
Mục tiêu mới của
Chính phủ có thể
giúp Việt Nam vừa
sống chung với
virus SARS-CoV-2,
vừa mở cửa sản xuất
trở lại để phục hồi
kinh tế.
TS
NGUYỄN THU ANH
,
Giám đốc Viện Nghiên cứu y khoa Woolcock Việt Nam (ĐH Sydney, Úc)
:
TP.HCMcầnnhanh chóng tiêm1 triệumũi vaccine đểmở cửa
Chủ tịch UBND TP.HCM Phan Văn Mãi vừa có công văn gửi
Thủ tướng Chính phủ về việc xin ý kiến áp dụng quy định riêng
đối với việc mở cửa kinh tế. TP cũng kiến nghị Thủ tướng quan
tâm ưu tiên vaccine cho TP và vùng kinh tế trọng điểm phía
Nam. Tôi cho rằng cơ chế ưu tiên là điều đáng được xem xét và
thực tế Chính phủ cũng đã và đang làm như vậy. Nơi nào dịch
bệnh nhiều, nguy cơ cao thì cần được ưu tiên vaccine, không
chỉ để giúpTPmà còn ngừa việc lây nhiễmsang các địa phương
khác.Tuy nhiên, khi ưu tiên thì cần chú ý tập trung nhómngười
50 tuổi trở lên. Khi TP đã tiêm đủ cho nhóm người 50 tuổi trở
lên thì Chính phủ tiếp tục ưu tiên cho nhóm yếu thế này ở các
địa phương khác.
Ngoài ra, TP.HCM có những yếu tố đặc thù. TP này là đầu
tàu kinh tế, có ảnh hưởng đến hệ thống sản xuất, kinh doanh,
chuỗi cung ứng của cả khu vực kinh tế trọng điểmphía Namvà
GDP của cả nước. Tuy nhiên, TP đã giãn cách kéo dài suốt gần
bốn tháng qua. Khi vaccine còn khan hiếmnhưng nhu cầumở
cửa trở lại cấp bách thì tôi nghĩ cơ chế riêng để mở cửa - chấp
nhận rủi ro có thể hơi cao hơn một chút so với các địa phương
khác là điều đáng cân nhắc. Bởi vì khi TP mở cửa và phục hồi
thì các địa phương khác cũng có đà để phục hồi. Ngoài ra, tôi
nghĩ hiện TP có lẽ đang ở cấp độ 2 (theo dự thảo của BCĐ),
đồng thời chính quyền và các sở, ban, ngành TP cũng đã có
những bước đi thận trọng để TP có thể dần mở cửa trở lại an
toàn, phục hồi hoạt động sản xuất, kinh doanh, thương mại.
PGS-TS
ĐỖVĂN DŨNG
rõ mục
đích bảo
vệngười
cao tuổi,
có bệnh
l ý nền
g i ả m
nguy cơ
nhiễm bệnh, trở nặng, nhập
viện và tử vong. Theo ước tính
thì người trên 50 tuổi có nguy
cơ tử vong cao nhất (chiếm
tới 85% tổng số ca tử vong vì
COVID-19). Vì vậy, chỉ tiêu
vaccine cho nhóm này làm rõ
định hướng “sống chung an
toàn” với virus gây bệnh.
Với chỉ tiêu 80% người
từ 50 tuổi trở lên được tiêm
vaccine thì tôi cho rằng đó là
kỳ vọng đúng, thậm chí khi
nguồn vaccine dồi dào thì cần
phủ 100%. Tuy nhiên, tôi băn
khoăn cónhiềuđịa phương cần
thêm thời gian, nguồn cung
vaccine để đạt chỉ tiêu này (vì
lâu nay chúng ta chủ yếu tập
trung cho nhóm trên 65 tuổi,
có bệnh lý nền). Tôi khuyến
nghị rằng Chính phủ và Bộ
Y tế cần xem xét có lộ trình
phù hợp với các địa phương,
ví dụ trước mắt áp dụng 50%
cho người trên 50 tuổi và sau
đó từ từ mở rộng biên độ ra;
đồng thời cũng cần xem xét
các F0 từ 50 tuổi trở lên đã
khỏi bệnh cũng thuộc nhóm
đã tiêm vaccine.
. Trongdự thảo lầnnày cóđề
cập đến chỉ số lây nhiễm mới
trên 100.000 dân. Khi chuyển
đổi từ “zero COVID” sang
sống chung an toàn với virus
thì chỉ số này sẽ có ý nghĩa
như thế nào và cần được đánh
giá ra sao?
+Chỉ sốcanhiễmmới làmột
chỉ số quan trọng. Ca nhiễm
tăng nhanh thì có thể phát sinh
thêm các ca khác và tỉ lệ trở
nặng, tử vong đều có thể tăng
theo. Tuy nhiên, nếu chúng
ta chỉ dựa vào con số này để
quyết định mức độ giãn cách
thì chúng ta sẽ không bao giờ
có thể mở cửa trở lại được. Vì
vậy,tôiđồngtìnhvớidựthảolần
này của BCĐkhi áp dụng tiêu
chí này song song với các tiêu
chí vềđộphủvaccine cũngnhư
năng lực chữa trị của hệ thống
y tế. Điều đó sẽ cho chúng ta
thấy một bức tranh tổng quan
để quyết định mức độ mở cửa
để phục hồi kinh tế.
Hệ thống chữa trị:
Chắc tuyến dưới,
bọc lót từ tuyến trên
. Một trong các tiêu chí
trong dự thảo lần này là ôxy
y tế và trạm y tế lưu động,
tổ chăm sóc người nhiễm
COVID-19 tại cộng đồng.
Ông nhận xét như thế nào
về tiêu chí này?
+ Đa số F0 sẽ không có
triệu chứng hoặc có triệu
chứng nhẹ cần được ngành y
tế hướng dẫn để chăm sóc tại
nhà hoặc các cơ sở y tế cấp
phường, xã…Tuy nhiên, nếu
không làm tốt tuyến này thì
khi nhập viện hồi sức cấp cứu,
cơ hội cứu chữa sẽ khó khăn.
Theo quan sát của tôi ở Trung
tâm hồi sức BVBạch Mai tại
TP.HCM, cứ 10 ca bệnh nhân
COVID-19 chuyển đến cấp
cứu ở giường ICU thì may
mắn lắm mới cứu được hai
ca. Vì vậy, các phương án về
ôxy, thiết bị theo dõi hay các
đội phản ứng nhanh ở tuyến
cơ sở là rất quan trọng. Tuy
nhiên, mỗi địa phương khi
triển khai cũng cần nắm bắt
tình hình để có thể linh hoạt
và đạt hiệu quả.
Thứ nhất, ở một số địa
phươngnhưTP.HCM,cónhững
phường, xã có dân số đông
trên 100.000 dân (như huyện
Bình Chánh, quận Bình Tân);
trái lại, có những phường, xã
1 3,4,5,6,7,8,9,10,11,12,...16
Powered by FlippingBook