221-2021 - page 3

3
Thời sự -
ThứHai 27-9-2021
Quan trọng không kém, hiện nay đã đến hạn tiêm mũi 2
cho những người đã tiêm mũi 1 từ tháng 7 và đầu tháng 8.
Vì vậy, việc triển khai mũi 2 sẽ rất thuận lợi. Bên cạnh đó,
TP.HCM thời gian qua nhận vaccine từ nhiều nguồn khác nhau
và đa dạng chủng loại, từ AstraZeneca, Moderna đến Pfizer,
Sinopharm. Để tiến độ tiêm tối ưu và phù hợp thì tôi cho rằng
nên tập trung vaccine Pfizer và Moderna cho mũi tiêm thứ hai
nếu đủ. Nếu thiếu thì có thể bổ sung AstraZeneca. Những ai
tiêm Vero Cell mũi 1 thì có thể tiêm mũi 2 cùng loại…
ứng an toàn
mật độ dân số thấp. Vì vậy,
nếu dịch bùng phát thì nơi
đông dân có thể thiếu ôxy
nhưng nơi ít dân thì thừa ôxy.
Vì vậy, khi triển khai thực tế
thì lãnh đạo địa phương phải
có sự phối hợp, đánh giá và
điều phối nhịp nhàng.
Bên cạnh đó, chăm sóc
tại nhà hay các cơ sở y tế
địa phương là rất quan trọng
nhưng rất cần sự bọc lót ở
tuyến trên, tức tầng 2. Lý
do là nếu số ca F0 tăng đột
biến và tầng 1 không thể hỗ
trợ vấn đề hô hấp đủ thì bệnh
nhân có thể trở nặng. Hơn
thế nữa, hệ thống chăm sóc
ở tầng 2 mang tính toàn diện
và đầy đủ, liên tục hơn là một
trạm y tế hay trạm cấp cứu
ở phường, xã. Điều đó giảm
thiểu ca chuyển nặng cần phải
lên đến tầng 3 - vốn khó có
khả năng cứu chữa và tỉ lệ tử
vong cao hơn rất nhiều.
. Còn về chỉ số giường hồi
sức cấp cứu (ICU) chiếm 2%
số ca nhiễm, ông có nhận xét
gì không, thưa ông?
+ Số giường ICU nếu nhiều
thì điều đó cũng tốt, vì ngưỡng
chịu đựng lớn thì sức khỏe
của hệ thống y tế cũng tốt,
nhất là khi số ca trở nặng cao.
Tuy nhiên, đầu tư vào ICU
sẽ tốn kém nguồn nhân lực
và vật lực, thậm chí cũng có
thể khiến các địa phương có
tâm lý lơ là đầu tư cho tuyến
dưới - vốn có vai trò “đánh
chặn từ xa” rất quan trọng.
Với dự thảo, tôi cho rằng con
số 2% là hợp lý trong điều
kiện chúng ta có thể giám
sát hiệu quả các ca bệnh mới.
Tôi lấy ví dụ về Singapore, số
giường ICU hiện nay của họ
vào khoảng 350 giường (với
dân số gần 6 triệu người). Vì
vậy, với TP.HCM thì con số
2% là phù hợp.
Ba vai trò trọng tâm
từ Chính phủ
. Thưa ông, ở góc độ Chính
phủ thì ngoài việc ban hành
một hướng dẫn chung để các
địa phương thích ứng an toàn,
linh hoạt và kiểm soát hiệu
quả dịch COVID-19 thì với
đặc thù dịch bệnh và điều
kiện kinh tế - xã hội khác
nhau của từng địa phương,
Chính phủ nên tạo điều kiện
như thế nào để có thể triển
khai chính sách bình thường
mới tới đây được hiệu quả?
+ Tôi nghĩ trước tiên là vai
trò thu hút nguồn cung và phân
phối vaccine một cách hiệu
quả từ Chính phủ. Cá nhân
tôi nhận thấy Chính phủ đã
nỗ lực rất nhiều để “ngoại
giao vaccine”, tận dụng các
nguồn viện trợ, mua bán từ
các nước khác để có vaccine.
Theo tôi, vaccine nên được
ưu tiên cho các khu vực có
nguy cơ lây nhiễm cao, có
vai trò quan trọng trong phát
triển kinh tế nhưng phải đóng
cửa vì giãn cách lâu ngày như
TP.HCM. Ngoài ra, Chính
phủ cần có cơ chế giám sát
địa phương, đảm bảo việc
tiêm vaccine cho đúng đối
tượng ưu tiên (người từ 50
tuổi trở lên, có bệnh lý nền).
Khi vaccine còn khan hiếm
thì có nguồn vaccine nào an
toàn, hiệu quả là triển khai
dùng ngay vaccine đó.
Về năng lực điều trị, Chính
phủcầncócơchếkhuyếnkhích
BộYtế và các địa phương chủ
động trong hợp tác y tế, điều
phối nguồn lực về chuyên
môn, y bác sĩ, hạ tầng y tế…
để đảm bảo tối ưu hóa các
nguồn lực. Mặt khác, việc thu
thập dữ liệu và giám sát tình
hình dịch bệnh, sự xuất hiện
các biến chủng mới của virus
(nếu có) cũng rất quan trọng
bởi nó ảnh hưởng đến tỉ lệ lây
nhiễm, nhập viện và tử vong.
Quan trọng không kém, các
chính sách đưa ra cần có sự
phối hợp đồng bộ giữa các
bộ, ban, ngành và địa phương.
Tránh trường hợp mở ngành
này nhưng đóng ngành khác
khiến chính sách không thể
phát huy hiệu quả.
. Xin cám ơn ông.•
TP.HCMđang chuẩn bị một chỉ thị mới, dự kiến ban hành và có
hiệu lực từ 0 giờ ngày 1-10.
Ông PhạmĐức Hải, Phó Trưởng Ban chỉ đạo phòng chống dịch COVID-19 TP.HCM,
thông tin tại buổi họp báo. Ảnh: TÁ LÂM
Tỉ lệ dương tính và số bệnh nhân nặng thở máy
ngày càng giảm
Ông Phạm Đức Hải cho biết tính đến 18 giờ ngày 25-9, TP.HCM có 367.081
trường hợp mắc COVID-19 được Bộ Y tế công bố. Hiện đang điều trị cho 39.208
bệnh nhân, trong đó có 3.751 trẻ emdưới 16 tuổi. Số bệnh nhân nặng đang thở
máy ngày càng giảm, chỉ còn 1.918 trường hợp và 23 bệnh nhân can thiệp ECMO.
Riêng trong ngày 25-9 có 3.512 bệnh nhân nhập viện, có 3.495 bệnh nhân xuất
viện (tổng số xuất viện cộng dồn từ đầu tháng 1 đến nay là 190.573 người), 131
trường hợp tử vong trong ngày, nâng tổng số tử vong cộng dồn từ đầu tháng 1
đến nay là 14.378 người. Tổng số mũi vaccine đã triển khai tiêm đến ngày 25-9
là hơn 9,4 triệu mũi.
Ông Nguyễn Hồng Tâm, Phó Giám đốc điều hành Trung tâm Kiểm soát bệnh
tật TP.HCM, cho biết mỗi ngày số mẫu lấy được trên 1 triệu mẫu và tỉ lệ dương
tính liên tục giảm qua từng đợt. Ông Tâm cho rằng đó là tín hiệu đáng mừng.
Cụ thể, từ ngày 22 đến 25-9, tỉ lệ dương tính trên toàn TP.HCM giảm từ 0,4%
xuống còn 0,2%. Cụ thể, tỉ lệ dương tính các vùng đã giảm như sau: Vùng xanh
giảm từ 0,2% xuống 0,1%; vùng cận xanh giảm từ 0,3% xuống 0,2%; vùng vàng
có tỉ lệ dương tính không đổi là 0,2%; vùng cam giảm từ 0,6% xuống 0,3% và
vùng đỏ giảm từ 0,7% xuống 0,4%.
“Hiện nay, TP.HCM đã
qua đỉnh điểm của dịch,
cũng như việc chống dịch
đang ở mức độ có hiệu quả
rất tốt.”
Nguyễn Thị Huỳnh Mai
,
Chánh Văn phòng Sở Y tế TP.HCM
TÁ LÂM
C
hiều 26-9, Ban chỉ đạo phòng
chống dịch COVID-19 TP.HCM
đã tổ chức họp báo thông tin
về tình hình phòng chống dịch trên
địa bàn.
Lý do TP.HCM muốn áp
dụng quy định riêng để mở
cửa
Liên quan đến Công văn 3165
của UBND TP.HCM gửi Thủ tướng
Chính phủ xin ý kiến áp dụng quy
định riêng đối với việc mở cửa
kinh tế, ông Phạm Đức Hải, Phó
Trưởng Ban chỉ đạo phòng chống
dịch COVID-19 TP.HCM, cho biết
TP.HCM có hai đề nghị với Thủ
tướng. Thứ nhất là đề nghị cho
phép TP.HCM áp dụng quy định
riêng do Thủ tướng quyết định để
có thể mở cửa nền kinh tế. Thứ hai
là quan tâm ưu tiên vaccine cho TP
và vùng kinh tế trọng điểm phía
Nam để sớm đạt độ bao phủ theo
quy định của Hướng dẫn “Thích
ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát
hiệu quả dịch COVID-19”(hiện
đang còn là dự thảo).
Lý giải về lý do TP.HCM đưa ra
đề nghị này, ông Phạm Đức Hải
cho biết theo dự thảo Hướng dẫn
của Bộ Y tế về “Thích ứng an toàn,
linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch
COVID-19” có một số điểm chưa
phù hợp với thực tiễn phòng chống
dịch tại TP.HCM, cũng như chưa
phù hợp với thực tiễn về lịch sử,
địa lý, dân số... của TP. “Do đó,
chủ tịch UBND TP.HCM có văn
bản đề nghị Thủ tướng cho phép áp
dụng quy định riêng phù hợp hơn
với tình hình thực tế và tình hình
chống dịch tại địa bàn TP.HCM” -
ông Hải nói.
Trả lời câu hỏi liên quan đến việc
đi lại, dỡ bỏ các chốt kiểm soát
dịch từ sau ngày 30-9, ông Phạm
Đức Hải cho biết TP.HCM đang
chuẩn bị một chỉ thị mới, dự kiến
ban hành và có hiệu lực từ 0 giờ
ngày 1-10, do vậy bây giờ đang
trong quá trình chuẩn bị.
Nói thêm về vấn đề tháo gỡ rào
chắn kiểm soát dịch, ông Phan
Công Bằng, Phó Giám đốc Sở
GTVT TP.HCM, cho biết lộ trình
tháo gỡ rào chắn ở TP cũng đang
được dự thảo. Sở này cũng đang
tham mưu cho UBND TP về tổ
chức giao thông trong TP và giao
thông liên vùng sau ngày 1-10.
Riêng đối với vấn đề lưu thông
liên vùng cần có ý kiến của các địa
phương khác.
Sở Y tế: “TP.HCM đã đi
qua đỉnh điểm của dịch”
Tại buổi họp báo, PV đã đặt câu
hỏi về việc đánh giá tình hình dịch
của TP.HCM dựa trên năm chỉ số
trong dự thảo Hướng dẫn “Thích
ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát
hiệu quả dịch COVID-19” mà Bộ Y
tế vừa công bố.
Trả lời vấn đề này, bà Nguyễn
Thị Huỳnh Mai, Chánh Văn phòng
Sở Y tế TP.HCM, cho biết vừa qua,
TP đã lập 22 đoàn kiểm tra, đánh
giá từng quận/huyện, phường/xã
trên địa bàn TP. “Qua các cuộc
kiểm tra này, TP.HCM sẽ có tổng
kết nên lúc này quá sớm để đánh
giá TP đang ở mức độ nào” - bà
Mai nói và cho rằng hướng dẫn của
Bộ Y tế mới chỉ tạm thời nên các
đơn vị đang rà soát từng chỉ tiêu để
có kế hoạch thực hiện.
Về số giường ICU có đáp ứng
hay không, bà Mai cho biết giường
ICU được hiểu là giường có hệ
thống máy thở và các thiết bị y
tế hiện đại. “TP.HCM có 3.286
giường ICU, như vậy số giường
này đảm bảo phục vụ tốt cho người
dân” - bà Mai nói.
Trả lời câu hỏi về kế hoạch thu
hẹp bệnh viện (BV) dã chiến để trả
lại công năng ban đầu cho các cơ sở
được trưng dụng, bà Mai cho biết
quan điểm phòng chống dịch của
ngành y tế TP.HCM trước sau như
một là tăng cường, chăm sóc và bảo
vệ sức khỏe người dân, bảo vệ tính
mạng người dân là ưu tiên hàng đầu.
Từ đó, Sở Y tế cho biết tùy theo tình
hình dịch bệnh, TP sẽ có kế hoạch
thu hẹp các BV dã chiến theo lộ
trình phù hợp.
“Hiện nay, TP.HCM đã qua đỉnh
điểm của dịch, cũng như việc chống
dịch đang ở mức độ có hiệu quả rất
tốt” - bà Mai nói và cho biết từ nay đến
cuối năm, ngành y tế sẽ có kế hoạch cụ
thể về vấn đề này. Trước tiên, đối với
các BV ở vùng xanh, từ nay đến cuối
tháng 9 sẽ trả lại công năng ban đầu để
tham gia điều trị bệnh nhân không phải
COVID-19, gồm BV quận 7 và BV đa
khoa Củ Chi.
Còn đối với BVdã chiến thu dung, bà
Mai cho biết khi các BVđã hoàn thành
sứmệnh, tức là khi không còn bệnh
nhân COVID-19 thì cơ sở đó sẽ thu hẹp
lại. Theo lịch trình, các BVdã chiến thu
dung tại khu vực quận, huyện và TPThủ
Đức sẽ dần thu hẹp từ nay đến hết năm
2021 để trả lại trường học cho các
cơ sở giáo dục.•
TP.HCMsẽ có chỉ thị mới về
phòng chống dịch vàmở cửa
1,2 4,5,6,7,8,9,10,11,12,13,...16
Powered by FlippingBook