222-2021 - page 12

12
Đời sống xã hội -
ThứBa28-9-2021
TÁ LÂM- TRÍ NHIÊN
Chiều 27-9, Ban chỉ đạo
phòng chống dịch COVID-19
TP.HCM đã tổ chức họp báo
thông tin về tình hình dịch
trên địa bàn.
Tại buổi họp báo, PV báo
PhápLuật TP.HCM
đặt câuhỏi
liên quan đến văn bản của Sở
Y tế TP.HCM đề nghị Bộ Y
tế cấp mã số bệnh nhân (BN)
cho 150.000 người có kết quả
test nhanh dương tính với
COVID-19. Số người dương
tính này được phát hiện từ
ngày 20-8 đến nay.
“Nếu 150.000 ca này được
công bố thì sẽ ảnh hưởng như
thế nào đến các chỉ số, nhất
là chỉ số về tỉ lệ tử vong/
ca nhiễm? Nếu 150.000 ca
này được công bố thì số ca
nhiễm của TP.HCM sẽ tăng
lên hơn 520.000 ca. Tốc độ
tăng như vậy sẽ ảnh hưởng
đến tỉ lệ ca nhiễm/tổng số dân.
Vậy khi đó sẽ có tác động như
thế nào đến chính sách hiện
nay?” - PV hỏi.
Trả lời câu hỏi này, BS
Nguyễn Văn Vĩnh Châu, Phó
Giám đốc Sở Y tế TP.HCM,
cho biết theo quy định của Bộ
Y tế, để xác định một trường
hợp là F0 cần xác định bằng
kỹ thuật PCR. “Test nhanh có
hạn chế là làm độ nhạy và đặc
hiệukhôngcao” -BSChâunói.
Tuy nhiên, theo BS Châu,
trong tháng 8 và tháng 9, tại
TP.HCM số ca bệnh tăng rất
nhanh và xảy ra đại dịch.
Trong bối cảnh đó, về khoa
học, một trường hợp có
biểu hiện lâm sàng của dịch
F0 thuộc nhóm này.
BS Châu khẳng định đây
là những trường hợp đã được
tiếp nhận, lập danh sách và
được điều trị tại nhà, theo dõi
đầy đủ. “Số F0 tăng sẽ ảnh
hưởng đến mẫu số khi phân
tích, ví dụ như tỉ lệ tử vong.
Lâu nay theo thống kê, tỉ lệ
tử vong của TP.HCMkhoảng
4%, khi mẫu số tăng lên thì tỉ
lệ tử vong sẽ giảm đi” - BS
Châu nói.
Về vấn đề số ca nhiễm tăng
lên cao, từ đó sẽ có tác động
như thế nào đến chính sách
hiện nay, phó giám đốc Sở
Y tế TP.HCM cho biết đến
nay TP dựa vào số F0 thật
để thu dung, điều trị tại nhà.
“Theo tiêu chí mới của Bộ
Y tế thì số ca mắc mới chỉ
là một trong các tiêu chí để
phân cấp độ nguy cơ và cấp
độ nguy cơ trong bộ tiêu chí
của Bộ Y tế dựa trên cấp độ
nguy cơ của Tổ chứcYtế Thế
giới (WHO). Khi trên ngưỡng
hơn 150 trường hợp/100.000
dân trong một tuần thì ở cấp
độ 4 - cấp độ cao nhất. Do
đó, số ca mắc tăng lên thì
TP.HCMvẫn trên 150 trường
hợp” - BS Châu nói.
Tuy nhiên, theo BS Châu,
bộ tiêu chí mới dựa trên nhiều
tiêu chí khác, trong đó quan
trọng nhất dựa vào tỉ lệ bao
phủ vaccine trong cộng đồng
và bao phủ vaccine cho người
trên 50 tuổi. “Khi các tiêu chí
này đảmbảo thì TP.HCMvẫn
có thể xuống cấp độ thấp hơn,
các biện pháp an toàn sẽ thuận
tiện hơn cho các hoạt động
của TP” - BS Châu nói.•
TP.HCM đề nghị cấp mã số
cho 150.000 ca test nhanh
dương tính
Tính đến 16 giờ ngày 27-9,
tổngsốBNtạiTP.HCMlà371.542.
Đến nay, TP.HCM đang điều trị
cho hơn 38.600 BN, trong đó
có 3.612 trẻ em dưới 16 tuổi,
1.856 BN nặng đang thở máy
và22BNcan thiệpECMO.Trong
ngày, TP ghi nhận 122 trường
hợp tử vong, nâng tổng số ca
tử vong từ đầu tháng 1 đến
nay là 14.500.
Số ca bệnh thởmáy và số ca
tử vong tại TP.HCM đều giảm.
Số BN nhập viện là 2.805, thấp
hơn số BN xuất viện là 2.936.
Tiêu điểm
Không làm thay đổi các chỉ số
thích ứng an toàn
Nếu Bộ Y tế công nhận số liệu 150.000 ca test nhanh
dương tính với COVID-19 nêu trên thì con số này chỉ giúp:
(a) Làm rõ tình trạng và đảm bảo quyền lợi của người bị
nhiễmCOVID-19 mà chưa được làm xét nghiệm PCR; (b) Vẽ
lại đường cong dịch tễ trong quá khứ để rút ra bài học về
kiểm soát dịch và lý giải số ca tử vong tăng cao. Con số này
không làm thay đổi các chỉ số để thích ứng an toàn, vì các
chỉ số thích ứng an toàn dựa vào số liệu hiện tại và sắp tới.
PGS-TS
ĐỖVĂN DŨNG
,
Trưởng Khoa y tế công cộng
Trường ĐH Y Dược TP.HCM
Nhân viên y tế đến từng nhà dân lấymẫu xét nghiệmCOVID-19 ở phường 15, quận Bình Thạnh,
TP.HCM. Ảnh: HOÀNGGIANG
COVID-19 qua test nhanh
thì cần được nhanh chóng
xác nhận nhiễm để điều trị
kịp thời, thay vì phải chờ kết
quả xét nghiệm PCR.
Do đó, Thứ trưởng Bộ Y
tế Nguyễn Trường Sơn đã có
công văn gửi cho Ban chỉ đạo
phòng chống dịchCOVID-19
TP.HCMcho phép công nhận
người có kết quả test nhanh
dương tính là F0.
“TP.HCM trong thời gian
qua đã ghi nhận tất cả trường
hợp test nhanh dương tính là
F0 và quản lý đúng quy định,
đảm bảo điều kiện cách ly,
chăm sóc tại nhà, phát gói
thuốc A, B, C để chăm sóc
F0 tại cộng đồng. Tất cả BN
này đều có trong danh sách
của TP.HCM được cấp thuốc
và điều trị” - BS Châu nói.
TP.HCMtrong thời
gian qua đã ghi nhận
tất cả trường hợp test
nhanh dương tính là
F0 và quản lý đúng
quy định
Tuy nhiên, theo BS Châu,
các trường hợp này chưa
được cấp mã số quốc gia.
Vừa qua, Sở Y tế đã có văn
bản đề nghị Bộ Y tế bổ sung
các trường hợp này vào danh
sách quốc gia. Theo thống kê
của TP.HCM, có gần 150.000
Lãnh đạo Sở
Y tế TP.HCM
khẳng định
khi con số
150.000 ca
test nhanh
dương
tính với
COVID-19
được công
bố, số F0 tăng
lên thì tỉ lệ
tử vong của
TP sẽ giảm
đi chứ không
phải 4%.
Quỹ vaccine phòng dịch COVID-19
nhận được gần 8.693 tỉ đồng
Theo Ban quản lý Quỹ vaccine phòng dịch COVID-19,
tính đến 17 giờ ngày 27-9, số dư Quỹ vaccine phòng dịch
COVID-19 là 8.692,9 tỉ đồng đã bao gồm ngoại tệ quy
đổi, trong đó có 13,5 tỉ đồng tiền lãi gửi ngân hàng.
Ban quản lý quỹ cho biết đã có 552.140 tổ chức, cá
nhân tham gia đóng góp vào quỹ.
Tính đến thời điểm hiện nay, ban quản lý quỹ đã chi
từ quỹ 4.506,8 tỉ đồng. Trong đó, chi mua vaccine 4.498
tỉ đồng; chi hỗ trợ nghiên cứu, thử nghiệm vaccine 8,8 tỉ
đồng nên số dư cuối ngày là 4.186,1 tỉ đồng.
Theo Bộ Tài chính, để tiêm được cho 75 triệu dân,
nguồn lực cần khoảng 25.200 tỉ đồng, trong đó ngân sách
đã chuẩn bị được hơn 14.000 tỉ đồng và cần thêm khoảng
11.000 tỉ đồng.
Hiện nay, ban quản lý quỹ đã mở 22 tài khoản tiếp nhận
cho ba loại tiền VND, USD, EUR tại Sở giao dịch Kho
bạc Nhà nước và bảy ngân hàng thương mại gồm BIDV,
Vietcombank, VietinBank, HDBank, MB, Agribank và
TPBank.
TN
Sở Y tế TP.HCM chấn chỉnh việc cách ly
tập trung tất cả F0
Sở Y tế TP.HCM vừa có văn bản gửi UBND các quận
12, 7, Bình Tân, Tân Bình, Tân Phú, huyện Bình Chánh
về tăng cường kiểm tra, giám sát các hoạt động hướng dẫn
chăm sóc, quản lý F0 tại nhà. 
Sở Y tế TP cho biết trong những ngày qua, người dân phản
ánh việc phường, xã, thị trấn trên địa bàn các quận, huyện
trên yêu cầu F0 phải đi cách ly tập trung mặc dù đủ điều kiện
và có nguyện vọng cách ly tại nhà. Việc này gây bức xúc và
tâm lý hoang mang, lo lắng cho người nhà và F0. 
Để chấn chỉnh, Sở Y tế đề nghị các quận, huyện trên
chỉ đạo UBND phường, xã, thị trấn nghiêm túc thực hiện
Công văn 6881 của Sở Y tế về thực hiện hiệu quả mô hình
chăm sóc, quản lý F0 cách ly tại nhà. 
Theo đó, địa phương tạo điều kiện cho F0 được cách ly
tại nhà, chỉ chuyển cách ly tập trung nếu F0 không đủ điều
kiện cách ly tại nhà như nhà đông người và diện tích chật
hẹp hoặc có bệnh nền chưa ổn định. 
Sở Y tế cũng sẽ kiến nghị Bộ Y tế cho phép TP được mở
rộng điều kiện cách ly tại nhà để phù hợp với tình hình
dịch bệnh và mong muốn của người dân TP. 
Đồng thời, Sở Y tế đề nghị chủ tịch UBND các quận,
huyện cần tăng cường kiểm tra, giám sát hoạt động hướng
dẫn chăm sóc, quản lý F0 tại nhà của các phường, xã, thị
trấn. Qua đó góp phần nâng cao hiệu quả mô hình chăm
sóc và theo dõi sức khỏe của người cách ly tại nhà, tránh
làm ảnh hưởng đến nỗ lực chung chăm sóc, quản lý F0 tại
nhà của TP.
Trước đó, ngày 25-9, Sở Y tế có Công văn 6881 gửi chủ
tịch UBND TP Thủ Đức và các quận, huyện về việc thực
hiện hiệu quả mô hình chăm sóc, quản lý F0 cách ly tại nhà.
Theo Sở Y tế, qua giám sát, ghi nhận một số quận,
huyện có số F0 cách ly và chăm sóc tại nhà khá cao như
các quận 6, Gò Vấp, 11, Tân Phú, 12 và huyện Hóc Môn.
Bên cạnh đó, một số quận, huyện có F0 cách ly tại nhà
chỉ chiếm một tỉ lệ nhỏ như các huyện Củ Chi, Cần Giờ,
Bình Chánh, Nhà Bè và TP Thủ Đức.
Do đó, Sở Y tế đề nghị các quận, huyện và TP Thủ Đức
tiếp tục triển khai có hiệu quả mô hình chăm sóc, quản lý
F0 tại nhà. Sở này yêu cầu khi tầm soát phát hiện F0, địa
phương hướng dẫn, cung cấp gói thuốc điều trị, cần lắng
nghe, đáp ứng nguyện vọng của F0 nếu hội đủ điều kiện
cách ly và chăm sóc tại nhà theo quy định.
HOÀNG LAN
1...,2,3,4,5,6,7,8,9,10,11 13,14,15,16
Powered by FlippingBook