222-2021 - page 8

8
Đô thị -
ThứBa28-9-2021
Tiêu điểm
LINH PHƯƠNG
C
ầu Cần Giờ, cầu Thủ Thiêm
4, cầu Bình Quới và cầu
Bình Quới - Rạch Chiếc
là bốn dự án lớn mà Sở GTVT
TP.HCM đề xuất TP ưu tiên xây
dựng trong giai đoạn 2021-2026.
Theo dự kiến, bốn cây cầu được
đầu tư theo phương thức đối tác
công-tư (PPP) với tổng số vốn
khoảng 22.000 tỉ đồng.
Người dân mong đợi
cầu Cần Giờ
Trong các dự án trên, cầu Cần
Giờ (nối huyệnNhà Bè với huyện
CầnGiờ) là dự án được người dân
Cần Giờ nói riêng và người dân
TP.HCM mong đợi nhiều nhất.
Ông Mai Hữu Thu (ngụ tại
xã Long Hòa, huyện Cần Giờ)
chia sẻ: “Xưa giờ người dân
Cần Giờ muốn vào trung tâmTP
phải thông qua phà Bình Khánh
vừa bất tiện vừa mất thời gian.
15 năm qua từ ngày nghe tin có
dự án cầu Cần Giờ thay thế phà
Bình Khánh nhưng tôi vẫn chưa
thấy khởi công. Người dân luôn
hy vọng có cây cầu mới để vào
trung tâm TP thuận tiện hơn”.
Sở GTVT TP.HCM cho biết
cầu Cần Giờ có tổng chiều dài
3,9 km, được đầu tư với nguồn
kinh phí khoảng 10.000 tỉ đồng.
Cầu được xây dựng theo kiến trúc
cầu dây văng một trụ tháp với
phác họa hình tượng cây đước.
Một dự án khác được kỳ vọng
giúp phát triển nhanh khu đô
thị mới Thủ Thiêm là dự án cầu
Thủ Thiêm 4 (TP Thủ Đức nối
quận 7). Dự án có tổng mức đầu
tư 5.300 tỉ đồng, riêng chi phí
giải phóng mặt bằng (GPMB)
Xe luồng xanh
vàoBếnTre
khôngbuộc cógiấy
xét nghiệmPCR
Ngày 27-9, ông Cao Minh Đức, Giám đốc
Sở GTVT tỉnh Bến Tre, đã thông tin về việc
ùn ứ tại khu vực cầu Rạch Miễu vào rạng
sáng cùng ngày.
Cụ thể, theo ông Đức, do người thực hiện
nhiệm vụ tại chốt kiểm soát cầu Rạch Miễu
làm chưa đúng quy định đối với người, xe
vận tải hàng hóa vào địa bàn tỉnh nên đã xảy
ra tình trạng ùn ứ giao thông kéo dài ở cầu
Rạch Miễu hướng từ Tiền Giang đi Bến Tre
vào thời điểm trên.
Vào ngày 26-9, UBND tỉnh Bến Tre có
văn bản quyết định áp dụng Chỉ thị 19 trên
toàn tỉnh từ 0 giờ ngày 27-9. Theo đó, đối
với người ngoài tỉnh, người đi/về tỉnh phải
có giấy xét nghiệm SARS-CoV-2 bằng
phương pháp RT-PCR âm tính trong vòng
72 giờ.
Căn cứ quy định trên, lực lượng làm
nhiệm vụ tại chốt kiểm soát phòng chống
dịch tại cầu Rạch Miễu tiến hành kiểm tra
các ô tô, xe tải qua lại. Tại đây, lực lượng
chức năng bắt buộc tất cả người đi trên xe
phải có giấy xét nghiệm RT-PCR âm tính
trong vòng 72 giờ mới cho qua, kể cả xe
luồng xanh.
Việc đột ngột kiểm tra các quy định trên
khiến nhiều tài xế, phụ xế không kịp trở
tay. Nhiều tài xế phản ánh trước đây chỉ cần
giấy xét nghiệm nhanh âm tính với SASR-
CoV-2 là qua được chốt cầu Rạch Miễu. Tuy
nhiên, bắt đầu từ 0 giờ ngày 27-9, lực lượng
làm nhiệm vụ tại chốt không giải quyết cho
qua.
Điều này khiến cho nhiều xe khi đến chốt
cầu Rạch Miễu phải dừng lại, gây ra tình
trạng ùn ứ kéo dài trên tuyến quốc lộ 60 tại
cầu Rạch Miễu vào rạng sáng 27-9.
Giám đốc Sở GTVT tỉnh Bến Tre khẳng
định giấy xét nghiệm SARS-CoV-2 bằng
phương pháp RT-PCR âm tính trong vòng
72 giờ theo công văn của tỉnh chỉ quy định
cho người trên ô tô ra vào tỉnh, không áp
dụng đối với xe vận tải hàng hóa.
Cũng theo ông Đức, xe vận tải hàng hóa
có mã QR luồng xanh và xe vận tải hàng
hóa, kể cả xe bán tải chở hàng hóa có thể sử
dụng giấy xét nghiệm PCR hoặc giấy test
nhanh âm tính trong vòng 72 giờ và giấy
cam kết “điểm đi - điểm đến” để qua chốt
kiểm soát của tỉnh.
Cũng theo giám đốc Sở GTVT tỉnh Bến
Tre, ngay sau khi xảy ra sự việc ùn ứ trên
cầu Rạch Miễu vì lực lượng làm nhiệm vụ
chốt kiểm soát hiểu chưa đúng quy định của
tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh Trần Ngọc Tam
đã chỉ đạo chấn chỉnh ngay.
“Đến 4 giờ cùng ngày, lực lượng chức
năng đã giải quyết cho các xe đáp ứng đủ
yêu cầu trong vận tải hàng hóa theo quy
định qua chốt” - ông Đức cho hay.
ĐÔNG HÀ
Rạng sáng 27-9, nhiều xe xếp hàng dài để qua chốt
cầu RạchMiễu. Ảnh: CTV
Hơn 22.000 tỉ đồng xây
4 cây cầu lớn ở TP.HCM
Bốn cây cầu được đầu tư ở TP.HCM trong nămnăm tới không chỉ giúp liên kết
TPThủĐức, khu đô thịThủThiêmmới mà còn thúc đẩy phát triển kinh tế,
du lịch cho TP.HCM.
Cầu CầnGiờ khi làmxong sẽ thay thế phà Bình Khánh (qua sông Soài Rạp, nối huyệnNhà Bè với CầnGiờ).
Ảnh: LINHPHƯƠNG
Các dự án cầu được kỳ
vọng giúp tăng cường
năng lực giao thông
khu vực và hoàn chỉnh
hạ tầng giao thông theo
quy hoạch nhằm phát
triển kinh tế - xã hội.
Khu vực nội thành TP.HCM rất cần
các cây cầu nối
TS Võ Kim Cương, nguyên Phó Kiến trúc sư trưởng TP.HCM, đánh
giá cao cũng như nhu cầu cấp thiết của ba cây cầuThủThiêm4, Bình
Quới và Bình Quới - Rạch Chiếc.
Theo ông KimCương, cầuThủThiêm4 nối liền với đường vành đai
nên rất cần thiết trong việc giải phóng giao thông từ quận 4 và quận
7 vào trung tâm. Còn hai cầu Bình Quới và Bình Quới - Rạch Chiếc
lại góp phần phục vụ phát triển khu đô thị Bình Quới - Thanh Đa.
TS Kim Cương đặt vấn đề hiện nay khu vực nội thành TP rất cần
các cây cầu nối để giải tỏa ùn tắc như quận 4 nối qua quận 1, quận
8 nối qua quận 5, quận 12 nối qua quận Gò Vấp. Đặc biệt, việc giải
phóng giao thông khu vực sân bay Tân Sơn Nhất… cũng nên là ưu
tiên số một.
“TP cần tính toán xây nhiều cầu từ trung tâm ra ngoại thành vì chi
phí không quá nhiều nhưng hiệu quả rất lớn. Việc làm cầu thì phục
vụ giao thông chứ không phải chỗ nào GPMB rẻ thì mình làm. Nếu
có nhu cầu thực sự thì khó mấy cũng phải làm và đều sẽ có phương
án làm. Ví dụ, nếu làmcầu Bình Quới thì nên tính giá đất của khu vực
bao nhiêu, sau đó tính chênh lệch giá đất Nhà nước thu vào được
để làm kinh phí xây cầu…” - TS Cương góp ý.
ÔngTrần Quang Lâm, Giámđốc
SởGTVTTP.HCM, đã ký vănbảngửi
UBNDTPvềxâydựngcácchínhsách,
kế hoạch huy động nguồn lực đầu
tư các dự án trọng điểm, cấp bách
thuộc lĩnh vực giao thông trên địa
bàn giai đoạn 2021-2030.
Theođó,từnayđếnnăm2025,Sở
GTVT sẽ xây dựng danhmục và đề
xuất kêu gọi đầu tư cho chín nhóm
dự án giao thông của TP với tổng
số vốn 675.000 tỉ đồng.
là 1.900 tỉ đồng.
Được biết dự án cầuThủThiêm
4 dài 1 km, điểm khởi đầu của
cầu là giao lộ cầu Tân Thuận 2
- Nguyễn Văn Linh rẽ trái sang
ngã tư Huỳnh Tấn Phát. Từ đó
kết nối khu vực này với đường
Lưu Trọng Lư cắt ngang cảng
Tân Thuận, băng qua sông Sài
Gòn và nối liền khu đô thị Thủ
Thiêm ở giao lộ trục bắc - nam
và tuyến R4.
Còn hai dự án cầu Bình Quới
và cầu Bình Quới - Rạch Chiếc
(TP Thủ Đức nối quận Bình
Thạnh) cũng là hai dự án quan
trọng được Sở GTVT đề xuất
đầu tư trong giai đoạn 2021-
2026. Cầu Bình Quới có mức
đầu tư 3.400 tỉ đồng, còn cầu
Bình Quới - Rạch Chiếc 3.390
tỉ đồng.
Cần sự đồng lòng
của người dân để
thực hiện dự án
Đại diện Sở GTVT TP.HCM
cho biết bốn cây cầu được kỳ
vọng giúp tăng cường năng lực
giao thông khu vực và hoàn chỉnh
hạ tầng giao thông theo quy
hoạch nhằm phát triển du lịch,
kinh tế - xã hội cho TP.HCM.
Đối với hai dự án cầu Cần Giờ
và cầu Thủ Thiêm 4, sở đã kiến
nghị UBND TP giao nhiệm vụ,
bố trí kế hoạch vốn để tổ chức
triển khai lập báo cáo nghiên
cứu tiền khả thi và báo cáo đề
xuất chủ trương đầu tư công dự
án. Đồng thời, sở cũng đề nghị
Sở KH&ĐT TP sớm tham mưu
UBND TP giao nhiệm vụ lập
đề xuất chủ trương đầu tư dự
án theo kiến nghị của sở.
“Hai dự án cầu Cần Giờ và cầu
Thủ Thiêm 4 cần sự đồng lòng
của người dân địa phương, đặc
biệt là trong công tác GPMB.
Nếu mọi chuyện thuận lợi thì dự
án sẽ được khởi công và hoàn
thành đúng tiến độ” - đại diện
Sở GTVT cho hay.
Theo Sở GTVT, riêng cầu Cần
Giờ dự kiến đầu năm 2022 sẽ
tổ chức đấu thầu lựa chọn chủ
đầu tư và được hoàn thành vào
năm 2026. Khi cây cầu Cần Giờ
hoàn thành sẽ kết nối khu vực
trung tâm TP.HCM với huyện
Cần Giờ, từ đó giúp thúc đẩy
kinh tế - xã hội, đặc biệt là du
lịch khu vực này phát triển.
Còn cầu Thủ Thiêm 4, Sở
GTVT cho rằng dự án là yếu
tố rất quan trọng thúc đẩy phát
triển kinh tế không chỉ riêng khu
đô thị mới Thủ Thiêm và còn cả
khu Nam Sài Gòn. Dự án còn
kỳ vọng giảm tải được lượng
lớn xe từ quận 4 sang quận 1.
UBND huyện Cần Giờ cũng
cho biết cầu Cần Giờ được triển
khai sớm thì giúp phát triển kinh
tế - xã hội trên địa bàn huyện
sẽ nhanh hơn và bền vững hơn.
Về lâu dài, xây cầu Cần Giờ là
điều tất yếu nhằm đảm bảo lưu
thông, giao thông thuận tiện.
Qua đó, góp phần rút ngắn thời
gian từ trung tâm TP.HCM về
huyện Cần Giờ chỉ còn khoảng
1 tiếng đồng hồ.•
1,2,3,4,5,6,7 9,10,11,12,13,14,15,16
Powered by FlippingBook