222-2021 - page 6

6
Pháp luật
&
cuộc sống -
ThứBa28-9-2021
đó chính là cơ sở khoa học về y
học trong kiểm soát dịch bệnh và
năng lực xử lý phòng dịch của từng
địa phương.
(1) Tính linh hoạt về giai đoạn:
Tại mỗi giai đoạn cụ thể, Chính phủ
cần xác định mục tiêu chung của cả
nước là gì để từ đó các địa phương
có sự chủ động thực hiện thống
nhất chính sách chung của cả nước.
Việc quy định cứng về phòng dịch
là không nên mà cần thiết kế các
gói quy định để áp dụng linh hoạt.
Thiết kế vừa có thể nhanh chóng
tiến (quy định nới lỏng) và có thể
lùi (quy định chặt chẽ hơn).
Nhiệmvụ hiện nay là cần xác định
các quy định (tiêu chí) áp dụng bắt
buộc trong mọi thời điểm, mọi địa
phương, ngành nghề... là như thế nào
để phòng chống dịch hiệu quả và tiêu
chí bổ sung trong từng giai đoạn.
Cần hết sức lưu ý, Quốc hội chỉ
cho phép Chính phủ ban hành nghị
quyết có một số nội dung khác với
quy định của luật để đáp ứng yêu
cầu phòng chống dịch phù hợp với
tình hình thực tiễn chứ không cho
phép các cơ quan khác được phép
làm điều này.
(2) Tính đa dạng về lĩnh vực cần
ưu tiên: Công tác phòng chống dịch
của Chính phủ phải đảm bảo sự
phát triển tổng thể của đất nước ở
tất cả lĩnh vực kinh tế, chính trị, xã
hội…chứ không chỉ chămchămvào
kinh tế - mặc dù tháo gỡ khó khăn
về kinh tế là rất bức thiết hiện nay.
Các quy định tiêu chuẩn phòng
chống dịch (bắt buộc hay không,
tiêu chuẩn thế nào...) cần đảm bảo
sự cân bằng giữa các nhóm lợi ích
trong xã hội. Không chỉ vì lợi ích
kinh tế của một số doanh nghiệp
nhưng gây thiệt hại lớn cho xã hội.
Việc đặt ra tiêu chuẩn tối thiểu để
tham gia các hoạt động công cộng,
sản xuất, làm việc… làm cơ sở để
tất cả thành phần xã hội phải tuân
theo là yêu cầu bắt buộc. Ai không
đảm bảo thì có thể tham gia khi có
sự cho phép của cấp có thẩm quyền
và với những điều kiện nhất định.
(3) Công tác áp dụng pháp luật:
Pháp luật về phòng chống dịch
không thể quy định chi tiết mà chỉ
ở dạng nguyên tắc chung, chẳng
hạn: Vi phạm quy định về cách
ly y tế, vi phạm quy định về áp
dụng các biện pháp phòng chống
dịch… Đây là các quy định có
tính viện dẫn.
Do đó, để xác định một hành vi
vi phạm về phòng chống dịch cần
xác định hành vi đó tại thời gian
và địa điểm cụ thể - không thể quy
định cứng - bởi từng địa phương
vào cùng một thời điểm có những
cách ứng phó khác nhau trong công
tác phòng chống dịch.
Cần nhấn mạnh sự thay đổi các
quy định hoặc áp dụng các quy định
tại từng giai đoạn cụ thể, từng địa
phương, ngành nghề… trong giai
đoạn bình thường mới là bắt buộc.
ThS
HUỲNH THỊ NAM HẢI
,
giảng viên Khoa luật Trường ĐH
Kinh tế - Luật TP.HCM:
Cần luật
hóa các
quy định
Trước tình
hình diễn biến
hếtsứcphứctạp
của dịch bệnh,
với sự đồng ý
của Quốc hội, trong thời gian qua,
Chính phủ đã ban hành nhiều văn
bản mang tính chất chỉ đạo, điều
hành nhằmkịp thời giải quyết những
vấn đề trọng tâm.
Tuy nhiên, với sự thay đổi quan
điểm chống dịch chuyển từmục tiêu
zero COVID sang thích ứng an toàn,
linh hoạt và kiểm soát hiệu quả dịch
bệnh thì nhiều nội dung trong các
văn bản cũ đã không còn phù hợp.
Việc sửa đổi, bổ sung, ban hành
các văn bản quy phạm pháp luật
(VBQPPL) mới làm cơ sở thực hiện
công tác phòng chống dịch là hết
sức cần thiết và cấp bách.
Theo tôi, cần làm những việc sau:
(1) Ban hành văn bản quy định
MINHCHUNG
S
ố trước,
Pháp Luật TP.HCM
giới thiệu góp ý của chuyên
gia về sự cần thiết của việc
thay thế các văn bản pháp lý, tạo
cơ sở thực thi phù hợp với chiến
lược chống dịch mới để vừa phòng
chống dịch có hiệu quả, vừa khôi
phục, thúc đẩy phát triển kinh
tế - xã hội.
Số báo hôm nay, chúng tôi xin
tiếp tục ghi nhận những ý kiến đóng
góp xung quanh vấn đề này.
TS
PHAN ANH TUẤN
,
Trưởng bộ môn Luật hình sự
Trường ĐH Luật TP.HCM:
Ba vấn đề
pháp lý
cần thực
hiện
Cơ sở để xây
dựng các văn
bản pháp luật
phù hợp với
chiến lược để thích ứng an toàn với
đại dịch COVID-19 tại Việt Nam
Giải pháp
pháp lý để
thích ứng an
toàn với dịch
tiêu chuẩn, điều kiện về thẻ xanh
COVID để người có đủ điều kiện
nhanh chóng trở lại tham gia hoạt
động sản xuất, kinh doanh… Quá
trình thực hiện cần tham khảo cách
làm hay từ các nước.
(2) Ban hành VBQPPL về phòng
chống dịch để làm cơ sở áp dụng
thống nhất trên cả nước, tránh tình
trạng các địa phương ban hành văn
bản mâu thuẫn, chồng chéo gây khó
khăn cho người dân.
(3) Cần đưa các quy định liên
quan đến việc điều trị như chi phí
khám chữa bệnh cho bệnh nhân
COVID-19 vào Luật Phòng chống
bệnh truyền nhiễm, Luật Khám
bệnh, chữa bệnh…
(4) Mở rộng chính sách hỗ trợ
người dân và doanh nghiệp. Mặc
dù hiện nay Nhà nước đã ban hành
nhiều chính sách hỗ trợ những
trường hợp khó khăn do ảnh hưởng
của dịch bệnh nhưng phạm vi đối
tượng được hỗ trợ chưa bao phủ.
Có thể thấy rằng dịch bệnh kéo
dài, hầu hết người dân, doanh nghiệp
ít nhiều đều gặp khó khăn (chi phí
sinh hoạt tăng, chi phí vận chuyển
tăng, chi phí y tế…) nên ngoài những
chính sách hỗ trợ trong thời gian qua
thì cần có chính sách miễn, giảm
các loại thuế, phí nhằm nuôi dưỡng
nguồn thu như miễn, giảm thuế thu
nhập cá nhân, phí cầu đường…•
Tôi cho rằng rất cần sự thay đổi về khung pháp lý
làmcơ sở cho việc thực thi chiến lược chống dịch trong
giai đoạn mới.
Về hình thức, Thủ tướng hoặc Chính phủ cần ban
hành VBQPPL có tính ràng buộc pháp lý.
Về nội dung, văn bản này cần nêu rõ các vấn đề trọng
tâm sau đây:
(1) Mục tiêu chống dịch, trong đó khẳng định rõ
quan điểm chuyển trạng thái từ mục tiêu zero COVID
sang thích ứng an toàn, linh hoạt và kiểmsoát hiệu quả
dịch bệnh COVID-19 để vừa phòng chống dịch có hiệu
quả vừa khôi phục, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.
(2) Minh định rõ nhiệm vụ của từng bộ, ngành trong
giai đoạn chốngdịchmới: Làmgì, làmnhư thế nào, phối
hợp với các địa phương ra sao…
(3) Nêu rõ sự phân vùng của các địa phương; địa
phương này được làmcái gì, cách thức ra sao; phối hợp
với bộ, ngành thế nào; được tự chủ ban hành các quyết
định phù hợp với tình hình dịch bệnh ở địa phương
mình đến đâu…
(4) Xác định rõ các tỉnh, thành được áp dụng cơ chế
đặc thù.
ThS
LƯU ĐỨC QUANG
, giảng viên Khoa luật Trường ĐH Kinh tế - Luật TP.HCM:
Thủ tướng nên ban hành quyết định
“Cần đưa các quy định
liên quan đến việc điều
trị như chi phí khám
chữa bệnh cho bệnh nhân
COVID-19 vào Luật
Phòng chống bệnh truyền
nhiễm, Luật Khám bệnh,
chữa bệnh…”
ThS
Huỳnh Thị Nam Hải
Đề xuất miễn phí trước bạ khi vợ chồng hợp nhất tài sản
Theo Bộ Tài chính, cần bổ sung quy định này nhằmđảmbảo quyền lợi về tài sản cho vợ chồng khi hợp nhất hoặc phân chia tài sản.
Bộ Tài chính đang dự thảo Nghị định sửa đổi Nghị định
140/2016 về lệ phí trước bạ, trong đó có quy định mới về
việc miễn lệ phí trước bạ khi vợ chồng hợp nhất tài sản.
Hiện tại, điểm c khoản 16 Điều 9 Nghị định 140/2016
(được sửa đổi, bổ sung tại khoản 3 Điều 1 Nghị định
20/2019) chỉ quy định miễn lệ phí trước bạ với tài sản đã
được cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu, quyền sử dụng
của hộ gia đình khi phân chia tài sản đó theo quy định của
pháp luật cho các thành viên hộ gia đình đăng ký lại.
Tuy nhiên, điểm c khoản 4 Điều 1 dự thảo đã bổ sung
trường hợp được miễn lệ phí trước bạ cho điểm c khoản
16 Điều 9 Nghị định 140/2016. Theo đó, Bộ Tài chính đề
xuất miễn lệ phí trước bạ đối với tài sản hợp nhất của vợ
chồng sau khi kết hôn hoặc phân chia cho vợ chồng khi ly
hôn theo thỏa thuận hoặc do tòa án phán quyết.
Tại tờ trình dự thảo, Bộ Tài chính cho biết thực tế phát
sinh trường hợp vợ chồng sau khi kết hôn có nhu cầu hợp
nhất tài sản thì chưa có hướng dẫn về miễn lệ phí trước bạ
hay không. Đồng thời, chưa có quy định về miễn lệ phí
trước bạ đối với bất động sản do vợ chồng tạo lập trong
thời kỳ hôn nhân được xác định là tài sản chung của vợ
chồng mà khi ly hôn được phân chia theo thỏa thuận hoặc
do tòa án phán quyết.
Theo Bộ Tài chính, cần bổ sung quy định trên nhằm
đảm bảo quyền lợi về tài sản cho vợ chồng khi hợp nhất
hoặc phân chia tài sản.
TRÚC PHƯƠNG
“Việc quy định cứng về phòng chống dịch là
không nênmà cần thiết kế các gói quy định để
áp dụng linh hoạt” - TS Phan Anh Tuấn, Trưởng
bộmôn Luật hình sự Trường ĐHLuật TP.HCM.
Người dân vùng xanh ở quận 7, TP.HCMkhi đã tiêmđủ liều vaccine được phép đi mua lương thựcmột lần/tuần.
Ảnh: HOÀNGGIANG
1,2,3,4,5 7,8,9,10,11,12,13,14,15,...16
Powered by FlippingBook