228-2021 - page 3

3
Thời sự -
ThứBa5-10-2021
NGHĨANHÂN
S
áng 4-10, Hội nghị
Trung ương 4, khóa
XIII long trọng khai
mạc tại Hà Nội.
Tưởng niệm đồng bào
tử vong trong đại dịch
Ngay khi bắt đầu hội nghị,
các đại biểu đã dành một phút
tưởng niệm đồng bào tử vong
và cán bộ, chiến sĩ hy sinh
trong đại dịch COVID-19.
Theo Bộ Y tế, ghi nhận
đến ngày 3-10, đã có 19.715
người tử vong kể từ khi virus
này xâm nhập vào Việt Nam.
Số ca tử vong những ngày
qua đã giảm đáng kể so với
trước nhưng tính trung bình
bảy ngày gần nhất, vẫn còn
tới 155 bệnh nhân COVID-19
tử vong mỗi ngày. Vì vậy, nội
dungvề tìnhhìnhphòng chống
đại dịch và quan điểm, chủ
trương về phòng chống dịch
trong tình hình mới là phần
đầu tiên của cuộc họp dự kiến
kéo dài bốn ngày.
Phát biểu khai mạc hội nghị
của Tổng bí thư Nguyễn Phú
Trọng cho thấy ở mảng nội
dung kinh tế - xã hội, công tác
phòng chống dịchCOVID-19,
ảnh hưởng của đại dịch với
đời sống, người dân, doanh
nghiệp chi phối lớn tới thảo
luận của Trung ương Đảng.
Trước đó, ởHội nghị Trung
ương 3 vào đầu tháng 7, các
đại biểu đã thảo luận, cụ thể
hóa các nhiệm vụ, giải pháp
phát triển kinh tế - xã hội được
Đại hội XIII định hướng. Tại
thời điểm ấy, GDP sáu tháng
đầu năm tăng trưởng khá
tích cực, dương 5,64% so
với cùng kỳ năm trước. Tuy
nhiên, Trung ương cũng dự
báo khó khăn, thách thức do
dịch COVID-19 gây ra sẽ là
“những khó khăn, thách thức
mới và lớn, thậm chí gay gắt
sâu sắc trật tự, cấu trúc kinh tế,
phương thức quản trị, tổ chức
hoạt động kinh tế và đời sống
xã hội toàn cầu. Nhiều nước
phải điều chỉnh định hướng,
chiến lược phòng chống dịch
bệnh gắn với phát triển kinh
tế - xã hội. Xu hướng là nâng
cao nội lực, chú trọng phát
triển thị trường trong nước,
phát triển kinh tế số, xã hội
số, thương mại điện tử...
Kinh tế thế giới có dấu hiệu
phục hồi, tăng trưởng trở lại
nhưng còn chậm, không đồng
đều, chưa thật sự vững chắc,
còn tùy thuộc vào diễn biến
của dịch bệnh và khả năng
phòng chống, thích ứng an
toàn với dịch COVID-19.
Nợ công toàn cầu tăng mạnh,
thị trường tài chính - tiền tệ
thế giới tiềm ẩn nhiều rủi ro.
Trong nước, công tác phòng
chống đại dịch của cả nước
được dẫn dắt chủ yếu bởi các
chính sách do Chính phủ, Ban
chỉ đạo quốc gia phòng chống
dịch COVID-19, các chỉ đạo,
điều hành từ Bộ Y tế và các
bộ, ngành liên quan.
phục hồi, phát triển các hoạt
động sản xuất, kinh doanh,
chăm lo đời sống nhân dân,
bảo đảm an sinh xã hội; bảo
vệ độc lập, chủ quyền quốc
gia, an ninh chính trị và trật
tự, an toàn xã hội; giữ vững
môi trường hòa bình và ổn
định để phát triển đất nước
trong tình hình mới”.
Nhìn thẳng vào sự thật
Trên cơ sở đó, Ban chấp
hành Trung ương xác định
quan điểm, chủ trương về
phòng chống dịch và phục
hồi, phát triển kinh tế - xã
hội trong tình hình mới;
mục tiêu tổng quát, các chỉ
tiêu cơ bản, quan trọng nhất;
các định hướng, chủ trương,
chính sách, nhiệm vụ, giải
pháp và kế hoạch, lộ trình
triển khai thực hiện cụ thể
cho năm 2022…
Trước tình hình phức tạp,
khó lường của đại dịch, quan
điểmcủaHội nghịTrungương
lần này là “nhìn thẳng vào sự
thật, thực sự khách quan, công
tâm, không né tránh, không
bi quan nhưng cũng không tô
hồng để tập trung lãnh đạo,
chỉ đạo thực hiện từ nay đến
cuối năm 2021 và trong cả
năm 2022”.
Trong ngày làm việc đầu
tiên, nhờ cải tiến cách tổ
chức, Hội nghị Trung ương
4 tiết kiệm được một buổi
làm việc, mà như trước đây
thường dành cho việc đọc các
tờ trình. Các ủy viên Trung
ương, trong buổi sáng, sau
phiên khai mạc bước ngay
vào thảo luận về các tờ trình
của Bộ Chính trị, được tổ
chức cả ngày dưới hình thức
họp tổ. Phát biểu của các ủy
viên Trung ương là bí thư các
tỉnh, là bộ trưởng, lãnh đạo
các ngành đang đứng mũi
chịu sào phòng chống dịch,
tổ chức đời sống kinh tế - xã
hội trong khó khăn do dịch
COVID-19 gây ra nhận được
nhiều sự quan tâm.
Đây sẽ là chất liệu để Bộ
Chính trị, Ban cán sự đảng
Chính phủ hoàn thiện các chủ
trương, giải pháp. Trên cơ sở
đó, Chính phủ sẽ ban hành các
văn bản mới, chuyển hướng
công tác phòng chống dịch
từ chiến lược “zero COVID”
sang “thích ứng an toàn, linh
hoạt, kiểmsoát hiệu quả dịch”,
cũng có thể gọi là sống chung
với dịchCOVID-19. Ngoài ra,
Quốc hội trong kỳ họp tháng
10 này cũng sẽ bàn sâu để
ra quyết sách lớn cho nhiệm
vụ phát triển kinh tế - xã hội
năm 2022.•
Hội nghị Trung ương 4 bàn về
chống dịch và phát triển kinh tế
hơn”, dịch bệnh “có thể còn
tiếp tục lan rộng, kéo dài, tác
động đến mọi mặt của đời
sống xã hội”.
Thực tế diễn biến phức tạp
của đợt bùng phát dịch thứ tư
với chủng virus Delta nguy
hiểm, đến giờ đã mang lại
những hệ quả tiêu cực. Chỉ
số tăng trưởng quý III, tức
từ tháng 6 đến tháng 9, lần
đầu tiên tụt xuống rất sâu,
âm 6,17% so với cùng kỳ
năm trước.
Làn sóng lây nhiễmnày “rất
nhanh, hết sức nguy hiểm,
khó kiểm soát đã ảnh hưởng
lớn, hết sức tiêu cực đến mọi
mặt của đời sống kinh tế,
văn hóa, xã hội nước ta; đến
đời sống vật chất cũng như
tinh thần của nhân dân ta và
tâm lý, tâm trạng xã hội; đặc
biệt là đã cướp đi sinh mạng
của hàng ngàn đồng bào ta,
trong đó có cả cán bộ, chiến
sĩ lực lượng vũ trang, các y
bác sĩ, nhân viên y tế và cán
bộ cơ sở nơi tuyến đầu chống
dịch” - Tổng bí thư Nguyễn
Phú Trọng phát biểu.
Đây chính là bối cảnh, là dữ
liệu để Ban cán sự đảngChính
phủ, theo phân công của Bộ
Chính trị, xây dựng các báo
cáo về tình hình phòng chống
dịch, quan điểm, chủ trương,
giải pháp trong tình hình mới,
về phát triển kinh tế - xã hội,
về tài chính - ngân sách, cũng
như đề xuất lùi thời điểm cải
cách chính sách tiền lươngmà
Hội nghị Trung ương 7 khóa
XII đã quyết định cách đây
ba năm, tháng 5-2018.
Phân tích khả năng
hoàn thành các
mục tiêu kinh tế
Trong báo cáo, Ban cán sự
đảng Chính phủ phân tích tình
hình kinh tế thế giới và khu
vực Đông Nam Á.
Theo đó, đại dịch toàn cầu
đang và tiếp tục làm thay đổi
Tuy nhiên, thực thi và triển
khai trên thực tế được phân
cấp mạnh cho địa phương.
Các ủy viênTrung ươngĐảng
trong Hội nghị Trung ương
4 này cũng là những tư lệnh
ngành hoặc là người đứng
đầu cấp ủy địa phương, nắm
sát thực tiễn nhất.
Vậy nên thảo luận ở Hội
nghị Trung ương 4 này tập
trung vào tổng kết, đánh giá
sự cần thiết, đúng đắn, hiệu
lực, hiệu quả, cũng như những
hạn chế, bất cập trong việc ban
hành và tổ chức thực hiện các
chủ trương, chính sách vừa
qua; những hạn chế, yếu kém
cần khắc phục; phân tích làm
rõ các nguyên nhân, nhất là
nguyên nhân chủ quan.
Trung ương cũng đối chiếu,
phân tích khả năng hoàn thành
những mục tiêu, nhiệm vụ đã
dự kiến cho năm 2021, nhất
là mục tiêu, nhiệm vụ “sớm
kiểm soát được dịch bệnh, giữ
vững ổn định kinh tế vĩ mô,
bảo đảm các cân đối lớn của
nền kinh tế, hỗ trợ người lao
động và doanh nghiệp duy trì,
Trước tình hình
phức tạp, khó lường
của đại dịch, quan
điểm của Hội nghị
Trung ương là
nhìn thẳng vào sự
thật, không bi quan
nhưng cũng không
tô hồng…
Trong ngày làmviệc đầu tiên, các đại biểu tập trung thảo luận các tờ trình về kinh tế - xã hội,
tài chính - ngân sách năm2021, kế hoạch năm2022 và giai đoạn 2022-2024.
TP.HCM: 17/22quận, huyệnđề nghị côngnhậnkiểmsoát được dịchCOVID-19
Chiều 4-10, ông Phạm Đức Hải, Phó Trưởng Ban chỉ
đạo phòng chống dịch COVID-19 TP.HCM, chủ trì buổi
họp báo cung cấp thông tin về tình hình dịch bệnh trên địa
bàn TP.
Tại buổi họp, ông Phạm Đức Hải cho biết sau ba ngày
thực hiện Chỉ thị 18, đại bộ phận người dân rất phấn khởi,
nhiều doanh nghiệp, cơ sở sản xuất đã hoạt động trở lại,
tạo ra không khí vui tươi, nhộn nhịp.
Tuy nhiên, vẫn còn một bộ phận người dân thực hiện
chưa nghiêm Chỉ thị 18 như không đảm bảo quy định 5K,
còn tụ tập đông người, xuất hiện bán hàng rong, người lưu
thông chưa đủ điều kiện.
“Tinh thần của Chỉ thị 18 là tiếp tục kiểm soát, điều
chỉnh các biện pháp phòng chống dịch, nghĩa là xem việc
phòng chống dịch là số một, rồi mới từng bước kiểm soát
kinh tế, ưu tiên coi sức khỏe, tính mạng người dân là trên
hết, trước hết” - ông Hải nói.
Về tình hình kiểm soát dịch ở các quận, huyện, ông
Phạm Đức Hải thông tin tính đến ngày 3-10, Ban chỉ
đạo phòng chống dịch TP đã nhận được báo cáo kết quả
kiểm tra, đánh giá của các đoàn kiểm tra. Qua đó có 17
địa phương đề nghị công nhận kiểm soát được dịch, gồm
TP Thủ Đức, các quận 1, 3, 5, 6, 7, 8, 10, 11, 12, Gò Vấp,
Phú Nhuận, Tân Phú, Tân Bình, các huyện Nhà Bè, Cần
Giờ, Củ Chi.
Có ba địa phương chưa có báo cáo thẩm tra của đoàn
kiểm tra là quận 4, quận Bình Thạnh và huyện Hóc Môn.
Hai đơn vị chưa được công nhận kiểm soát dịch là quận
Bình Tân và huyện Bình Chánh.
Cũng trong những ngày qua, TP.HCM có 5.279 doanh
nghiệp đăng ký hoạt động trở lại, nhiều doanh nghiệp
khác đang chuẩn bị về nguồn nhân lực, máy móc, thiết bị
để chuẩn bị khai khương.
Hiện nay, nhiều quận, huyện đang làm việc với các cơ
sở sản xuất, kinh doanh trên địa bàn để tạo điều kiện cho
các đơn vị này tiếp tục sản xuất.
LÊ THOA
Tổng bí thưNguyễn Phú Trọng cùng các lãnh đạoĐảng, Nhà nước và các đại biểu dự hội nghị.
Ảnh: TTXVN
1,2 4,5,6,7,8,9,10,11,12,13,...16
Powered by FlippingBook