228-2021 - page 9

9
Tiêu điểm
ĐÀOTRANG
M
ới đây, Phó Chủ tịch
UBND TP.HCM Lê
Hòa Bình đã ký văn
bản về việc tạo điều kiện thuận
lợi cho người lao động (NLĐ)
di chuyển, khôi phục sản xuất,
kinh doanh an toàn. Văn bản
này được UBND TP.HCM
gửi UBND các tỉnh LongAn,
Đồng Nai, Bình Dương, Tây
Ninh, đề nghị các tỉnh xem
xét thống nhất phương án
thực hiện nhằm tạo điều kiện
cho khôi phục sản xuất, kinh
doanh an toàn. Trong đó có
phương án cho xe cá nhân (ô
tô, mô tô, xe gắn máy) được
phép đi lại giữa năm tỉnh, TP
trên từ ngày 4-10.
Thiếu giấy tờ buộc
phải quay đầu
Ghi nhận của PV ngày
4-10, ngày đầu tiên NLĐ từ
TP.HCMđược di chuyển bằng
xe cá nhân qua các tỉnh Long
An, Tây Ninh, Bình Dương,
Đồng Nai và ngược lại, đã có
rất nhiều người không được
qua chốt, buộc phải quay lại.
Cụ thể, tại chốt kiểmsoát khu
vực cầu Tỉnh lộ 9 (huyện Hóc
Môn, TP.HCM), nơi giáp ranh
với huyệnĐứcHòa (LongAn),
mặc dù đã có hàng trăm người
di chuyển được qua địa phận
tỉnh Long An nhưng vẫn còn
nhiều người không qua được
vì thiếu các giấy tờ theo quy
định. Ởchiều ngược lại, tại chốt
kiểm soát của tỉnh Long An
kiểm soát người qua TP.HCM
cũng thực hiện kiểm tra giấy
tờ của người dân, như kiểm
soát người đến và đi ở phía
TP.HCM.
Tương tự, tại chốt kiểm soát
cầuVĩnh Bình (quốc lộ 13, TP
Thủ Đức), nơi giáp ranh với
Ngày đầu qua lại 4 tỉnh liền kề
TP.HCM, nhiều xe phải quay đầu
Nhiều người lao động không thể qua chốt kiểm soát của các tỉnh và buộc phải quay đầu xe
vì thiếu giấy xét nghiệmâm tính với COVID-19.
Người dân di chuyển qua chốt kiểmsoát dịch COVID-19 trên quốc lộ 13, giáp ranh TP.HCM
với tỉnh BìnhDương ngày 4-10. Ảnh: NGUYỆTNHI
Điều kiện để người lao
động đi liên tỉnh bằng
xe đưa rước
Đối với trường hợp NLĐ là
công nhân, chuyên gia do các
doanh nghiệp tổ chức đưa đón
từ các tỉnh (Bình Dương, Đồng
Nai, Long An, Tây Ninh) đến cơ
sở sản xuất đóng trên địa bàn
TP.HCM và ngược lại thì khi di
chuyển, vận chuyển phải đáp
ứng điều kiện đi lại giống như
xe cá nhân.
Theo đó, các đơn vị có trụ sở
đóng trên địa bàn TP xây dựng
phươngánvậnchuyểncôngnhân,
chuyêngia,thôngquađơnvịđầu
mối là Ban quản lý các khu chế
xuất và công nghiệp, Ban quản
lý Khu công nghệ cao, UBNDTP
ThủĐức và cácquận, huyện. Các
đơn vị đăng ký phương tiện, lộ
trình, thời gian hoạt động, gửi
đến Sở GTVTTP để cấp giấy tạo
điều kiện lưu thông liên tỉnh.
Đồng Nai chưa nhận được văn bản
đề nghị phối hợp
Trao đổi với PV, ông Dương Mạnh Hưng, Phó Giám đốc Sở
GTVT tỉnh Đồng Nai, cho biết đến nay Sở GTVT tỉnh vẫn chưa
nhận được văn bản đề nghị phối hợp từ Sở GTVT TP.HCM. “Họ
nói xin ý kiến nhưng thực sự họ chưa gửi văn bản xin ý kiến, hiện
Sở GTVT tỉnh Đồng Nai đang họp các đơn vị toàn ngành để xin
ý kiến tổng hợp báo cáo lênUBND tỉnh”- ôngHưng nhấnmạnh.
Ông Hưng cho biết ngày 2-10, UBND tỉnh Đồng Nai gửi Văn
bản 3252 của UBNDTP.HCMđề nghị Sở GTVT tỉnh phối hợp với
các đơn vị để tổng hợp báo cáo tham mưu UBND tỉnh. Trong
hôm nay, Sở GTVT cùng các sở, ban, ngành có liên quan tiến
hành họp lấy ý kiến để có thể chiều cùng ngày thammưu cho
UBND tỉnh ban hành sớmkế hoạch đi lại liên tỉnh.“Sở GTVT tỉnh
Đồng Nai cũng chưa thống nhất về phương án đi lại liên tỉnh
nhưng hôm nay đã có tình trạng người dân đi liên tỉnh” - ông
Hưng cho biết thêm.
Về vấn đề này, Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai Cao Tiến Dũng
yêu cầu Sở GTVT phối hợp với các sở, ngành để có phương án
thống nhất. Ông Dũng lưu ý phải thận trọng, vì Đồng Nai đang
ở vùng đỏ nên phải bàn cho kỹ.
VŨ HỘI
Ngày đầu tiênNLĐ
từ TP.HCMđược di
chuyển bằng xe cá
nhân qua các tỉnh
Long An, Tây Ninh,
Bình Dương, Đồng
Nai và ngược lại,
nhiều người không
được qua chốt vì thiếu
giấy tờ theo quy định.
Đồng loạt kiểm tra việc thu phí tại 4 trạm
BOT ở TP.HCM
Sáng 4-10, đoàn kiểm tra Sở GTVT TP.HCM đã tiến hành
kiểm tra về việc tổ chức thu phí trở lại tại bốn trạm BOT do
TP.HCM quản lý.
Các đơn vị tổ chức thu phí sử dụng đường bộ qua các
trạm thu do TP quản lý là Trạm BOT An Sương - An Lạc,
Trạm thu BOT cầu Phú Mỹ, Trạm thu BOT xa lộ Hà Nội và
các trạm thu trên trục đường Nguyễn Văn Linh. Đây là bốn
trạm thu phí đã thực hiện ngưng thu phí do dịch COVID-19
bùng phát và mới thu trở lại từ 12 giờ ngày 2-10.
Tại buổi kiểm tra, Sở GTVT TP yêu cầu các đơn vị có
trách nhiệm phối hợp với các cơ quan chức năng đảm bảo
an toàn giao thông, an ninh trật tự tại khu vực trạm thu;
thông tin, hướng dẫn doanh nghiệp, tài xế về nội dung thu
giá dịch vụ sử dụng đường bộ. Theo Sở GTVT TP, cơ bản
các đơn vị thực hiện đúng yêu cầu về an ninh trật tự, thông
tin tuyên truyền, hệ thống thu phí hoạt động ổn định, nhân
sự đầy đủ.
Đ.TRANG
Hải Phòng: Tiêm 1 mũi vaccine là được vào
khu du lịch
Mới đây, UBND TP Hải Phòng có văn bản đồng ý cho các
quận, huyện mở cửa khu, điểm du lịch, danh lam thắng cảnh
phục vụ cho du khách địa phương từ ngày 1-10. Tuy nhiên,
điều kiện là khách du lịch và hướng dẫn viên phải đảm bảo
một trong ba điều kiện. Cụ thể, có kết quả xét nghiệm âm tính
với SARS-CoV-2 trong vòng 72 giờ; có chứng nhận đã tiêm
đủ hai mũi vaccine phòng COVID-19 với loại vaccine đã được
Bộ Y tế cấp phép sử dụng và đã qua 14 ngày tính từ mũi tiêm
cuối; được công bố khỏi bệnh COVID-19 theo quy định.
Ngoài ra, TP Hải Phòng cũng yêu cầu cơ sở lưu trú tổ
chức ăn uống tại chỗ thì nhân viên phục vụ phải có xác
nhận tiêm vaccine ít nhất một mũi, xét nghiệm định kỳ
một tuần/lần. Cơ sở lưu trú, ban quản lý các khu du lịch,
di tích lịch sử, doanh nghiệp lữ hành chịu trách nhiệm
kiểm tra khách vào tham quan trong phạm vi quản lý.
Tuy nhiên, trước phản biện của các doanh nghiệp du
lịch, UBND TP Hải Phòng đã ra văn bản điều chỉnh, nới
lỏng điều kiện với khách du lịch. Theo đó, khách du lịch
chỉ cần được tiêm một mũi vaccine phòng COVID-19 là
có thể vào các khu du lịch, danh lam thắng cảnh trên địa
bàn TP...
Đối với người Hải Phòng, chỉ cần có chứng nhận đã
tiêm một mũi vaccine là được phép tới khu du lịch Cát Bà.
Nếu là người ngoại tỉnh nhưng đang lưu trú tại Hải Phòng,
du khách cần chứng minh thời gian lưu trú trên địa bàn.
ĐỖ HOÀNG
tỉnh Bình Dương, lực lượng
chức năng cũng kiểm soát
chặt chẽ. Tại đây, NLĐ thiếu
một trong ba giấy tờ sẽ buộc
phải quay đầu và không được
phép di chuyển qua địa phận
tỉnh khác.
Trao đổi với
Pháp Luật
TP.HCM
, Thiếu táHoàngMinh
Cường, Cục Cảnh sát hình sự
(Bộ Công an), Trưởng chốt G7
(khu vực cầu Vĩnh Bình), cho
biết người dân muốn được qua
chốt cần có giấy xét nghiệm
âm tính với COVID-19; xác
nhận đã tiêm vaccine phòng
COVID-19 (ít nhấtmộtmũi đối
với loại vaccine tiêm hai mũi
và ít nhất 14 ngày sau tiêm)
hoặc đã khỏi bệnh COVID-19
trong vòng sáu tháng và cần
phải khai báo y tế.
TheoThiếu táCường, trường
hợp người dân chưa có xét giấy
nghiệm âm tính thì buộc quay
đầu để xét nghiệm, bởi nếu
thiếu các giấy tờ trên thì tỉnh
Bình Dương cũng không cho
phép NLĐ vào địa phận tỉnh.
Xem xét lại
phương án lưu thông
Về vấn đề tạo điều kiện lưu
thôngbốn tỉnh liềnkềTP.HCM,
ông Đặng Hoàng Tuấn, Giám
đốc Sở GTVT tỉnh Long An,
cho biết cơ bản tỉnh Long An
thống nhất với văn bản của
UBNDTP.HCM. Trái lại, một
số tỉnh khác như Tây Ninh,
Bình Dương cho biết vẫn còn
nhiều ý kiến cần đóng góp với
TP.HCM.
Ông Nguyễn Tấn Tài, Giám
đốc Sở GTVT tỉnh Tây Ninh,
cho biết hiện nay sở đã tham
mưuUBND tỉnh và sẽ phản hồi
văn bản của UBNDTP.HCM.
Đồng thời, căn cứ vào hướng
dẫn mới nhất của Bộ Y tế ban
hành ngày 3-10 về việc xét
nghiệm, cách ly phòng chống
dịch COVID-19 với người di
chuyển giữa các vùng nguy cơ,
tỉnh Tây Ninh sẽ có một số
điều chỉnh, kiến nghị việc đi
lại giữa TP.HCM - Tây Ninh
cho phù hợp.
Theo ông Tài, việc quản lý
người đi làm không đơn giản.
NLĐ khi đi làm cần phải thực
hiện theo phương án sản xuất
của các khu công nghiệp, các
công ty, tránh trường hợp là
người dân đi lại bình thường
sẽ khó kiểm soát. Các công ty
hoạt động trở lại phải quản lý
theo phương án sản xuất “ba
tại chỗ” hay “một cung đường
- hai điểm đến”…, tránh tình
trạng lợi dụng việc đi làm để
đi lại dễ gây lây lan dịch bệnh.
Ngoài ra, NLĐ khi đi làm cần
có thêm giấy chứng nhận của
doanh nghiệp, chính quyền cấp
xã để quản lý chặt chẽ. Hiện
Tây Ninh đang tiếp tục rà soát
và sẽ có kiến nghị.
Theo Văn bản 3403 của
UBND tỉnh Tây Ninh ban
hành ngày 3-10 về việc quản
lý người đi, về từ Tây Ninh và
các tỉnh, TP thuộc vùng có dịch
đã quy định nhóm đối tượng
khác nhau. Theo đó, đối với
trường hợp người ngoài tỉnh
đến Tây Ninh đi lại trong ngày
cần phải quét mã QR tại các
trạm kiểm soát dịch khi ra vào
cửa ngõ của tỉnh; có kết quả xét
nghiệm âm tính trong vòng 72
giờ (test nhanh hoặc PCR). Bộ
phận trực tại các cửa ngõ vào
tỉnh sẽ giữ giấy tờ tùy thân và
trả lại khi ra khỏi tỉnh.
Tương tự, lãnhđạoSởGTVT
tỉnh Bình Dương cho biết tỉnh
vẫn đang xem xét đề xuất của
TP.HCMvì hiện còn nhiều vấn
đề phát sinh. Hiện Sở GTVT
đang tham mưu cho UBND
tỉnh và chờ ý kiến chính thức
của UBND tỉnh.•
1,2,3,4,5,6,7,8 10,11,12,13,14,15,16
Powered by FlippingBook