13
Với thông điệp “Thiện nguyện bằng cả trái
tim - Cho đi là còn mãi”, hơn sáu tháng qua,
nhóm thiện nguyện Tâm Như Sen hỗ trợ bà
con có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn xã
Phú Thuận B, huyện Hồng Ngự, Đồng Tháp.
Theo trưởng nhóm Nguyễn Văn Khang,
nhóm hoạt động theo định kỳ hai tuần/lần,
tổ chức nấu đồ ăn chay để tặng người cơ
nhỡ, bán vé số và lao động khó khăn trong
địa phương.
Khi dịch xảy ra, nhóm hoạt động mạnh
hơn. “Rất may là tiếp xúc trực tiếp với F1,
F0 rất nhiều nhưng không ai trong nhóm bị
lây nhiễm” - anh Khang nói.
Nhóm thiện nguyện chủ yếu tập hợp các
nông dân tại địa phương. Từ 3 giờ sáng, các
bà, các cô đã tất bật chuẩn bị đồ ăn sáng để
gửi đến các chốt kiểm dịch, phiên chợ 0 đồng
và shipper áo xanh tình nguyện.
Buổi trưa, các cô tiếp sức nước giải khát
như nước sâm, hột é và hỗ trợ nấu các phần
ăn để phục vụ cho phần ăn buổi chiều.
Chị Dương Kim Phụng (phó nhóm) chia
sẻ: “Có gạo góp gạo, có muối góp muối,
mấy tháng dịch bệnh không làm được gì
thì mình nấu đồ ăn cho mấy chú trực chốt
ăn coi như cám ơn mấy chú đã bảo vệ sức
khỏe người dân”.
“Mấy cô ở đây chủ yếu người buôn bán,
nông dân và xem việc làm này như công việc
thường ngày nên ai cũng hào hứng, vui vẻ.
Việc góp thêm chút công sức này cho các anh
chị ở tuyến đầu chống dịch là để động viên
tinh thần cho các anh chị” - anh Khang nói.
Với hoạt động thiện nguyện của mình,
nhóm đã được tặng giấy khen tập thể về
thành tích xuất sắc trong công tác phòng
chống dịch COVID-19. “Nhóm là đầu tàu
trong công tác phòng chống dịch trên địa bàn
xã, đội ngũ nhóm mang tính kỷ luật cao và
chấp hành tốt quy định về phòng dịch trong
quá trình làm thiện nguyện” - Bí thư Huyện
đoàn Hồng Ngự Nguyễn Thị Nương chia sẻ.
HOÀI LÊ
nào cũng phải có quy chuẩn
văn hóa, đạo đức. Hãy đánh
giá tác phẩm tách bạch với
vi phạm cá nhân, trừ những
tác phẩm vi phạm các quy
định về cấm của Luật Điện
ảnh. Mỗi người đều có trách
nhiệm cá nhân, một người
bị chi phối bởi nhiều luật,
quy định và luật của mình
có đầy đủ trong mọi lĩnh
vực, ngóc ngách rõ ràng nên
bất cứ ai vi phạm, pháp luật
cũng xử phạt chứ đâu cần
nghệ sĩ” - diễn viên Hồng
Ánh cho biết.
QUỲNHTRANG
T
rong buổi Quốc hội thảo
luận tại tổ về dự án Luật
Điện ảnh (sửa đổi) vào
ngày 23-10 vừa qua, phát
biểu tại Đoàn đại biểu Quốc
hội tỉnh Lào Cai, Ủy viên
thường trực Ủy ban Đối
ngoại Lê Thu Hà đã có đề
xuất gây xôn xao giới làm
phim, tham gia nghệ thuật.
Nghệ sĩ bị chi phối
bởi nhiều luật,
quy định
Cụ thể, khi nhắc đến đối
tượng tham gia và đóng vai
trò quan trọng trong lĩnh vực
điện ảnh là các diễn viên, bà
Lê Thu Hà cho biết theo dõi
trên các phương tiện truyền
thông vừa qua, bà thấy Trung
Quốc đang làm một chiến
dịch rất mạnh mẽ nhằm loại
bỏ những “ngôi sao có lối
sống lệch chuẩn” để nghệ sĩ
phải trau dồi kỹ năng. “Tôi
nghĩ chúng ta cũng có thể
tham khảo vấn đề này, bởi
người hoạt động nghệ thuật
cần phải hết sức giữ gìn hình
ảnh của mình. Nghệ sĩ cần
đức trước khi cần tài” - ủy
viên thường trực Ủy ban Đối
ngoại nêu ý kiến.
Sau đó, bà Hà đề xuất cần
có quy định về dừng chiếu
hoặc rút giấy phép các tác
phẩm điện ảnh mà có nghệ sĩ
không có đạo đức, vi phạm
đạo đức, an ninh chính trị.
Trong dự thảo Luật Điện
ảnh, ở khoản 1 Điều 10 đã
quy định đến 12 điểm cụ thể
các nội dung bị cấm trong
hoạt động điện ảnh. Trong
đó, tại điểm m khoản 1 Điều
10 còn quy định: “Các nội
dung bị cấm bởi luật và các
quy định hành chính khác”.
Điều này cũng có nghĩa ngoài
Luật Điện ảnh, một bộ phim
còn có thể bị chi phối bởi các
luật, quy định khác.
Bên cạnh đó, một tác phẩm
điện ảnh hoàn toàn khác với
một màn trình diễn ca nhạc
trên sân khấu, xuất hiện trong
một game show truyền hình
và càng khác với một màn
biểu diễn thời trang. Điện
ảnh là một công trình tập
thể mà mỗi người đạo diễn,
diễn viên, quay phim… là
một mắt xích không thể tách
rời. Họ dự phần vào với vị
trí riêng biệt làm nên hình
hài một bộ phim. Thế nên
nếu chỉ vì một diễn viên,
đạo diễn, thành viên…
trong đoàn phim vi phạm
đạo đức, an ninh chính trị
lại rút giấy phép phổ biến
phim (theo dự thảo Luật Điện
ảnh đang trình là giấy phép
phân loại phim) liệu có hợp
lý hay không?
Hợp đồng tham gia
phimluôncó ràngbuộc
Diễn viên, nhà sản xuất,
đạo diễn Hồng Ánh cho
rằng: “Điện ảnh là một sản
phẩm tập thể, đầu tư lớn nên
không thể dùng vi phạm của
cá nhân để áp lên một công
trình tập thể. Vi phạm đạo
đức là phạm trù cá nhân, trừ
chống phá chính quyền, trừ
những điều cấm trong điện
ảnh, còn những cái đạo đức
cá nhân thì không nên xem
xét để cấm một bộ phim
phát hành”.
Với kinh nghiệm của chính
mình trong nhiều vai trò,
diễn viên Hồng Ánh cho
biết khi nhà sản xuất làm
hợp đồng với diễn viên,
đạo diễn… đều có các điều
khoản chi tiết về việc giữ
hình ảnh cá nhân để không
ảnh hưởng đến dự án đang
tham gia. “Chúng ta có thể
nhắc nhở vai trò người nghệ
sĩ nhưng thực tế, trong giáo
dục hằng ngày chúng ta đã
phải giáo dục con trẻ hướng
đến những giá trị văn hóa,
đạo đức… nên không phân
biệt là nghệ sĩ hay ngành
nghề gì. Bất cứ công dân
LụcVânTiên
- bộ phim20 nămtrước từng phải thay đổi vai
nữ chính vì diễn viên vướng lùmxùmđời tư. (Ảnh chụpmàn hình)
Họ đã nói
“Hãy đánh giá tác
phẩm tách bạch với
vi phạm cá nhân,
trừ những tác phẩm
vi phạm các quy
định về cấm của
Luật Điện ảnh.”
Diễn viên, đạo diễn
Hồng Ánh
Thành viên
nhómchuẩn
bị đồ ăn
phục vụ bà
con cơ nhỡ,
bán vé số
và lao động
khó khăn ở
địa phương.
Ảnh: HOÀI LÊ
Sẽ gây quá nhiều
thiệt thòi cho
đoàn phim
Mộtbộphimlàcôngtrìnhtập
thể của cả trămngười thamgia
nênnếu chỉ vì vi phạmcủamột
cá nhân diễn viên, đạo diễn…
mà rút giấy phép, cấm chiếu
phim thì thật quá thiệt thòi
cho bộ phim, cho các thành
viên còn lại cũngnhư cho khán
giả. Tôi vẫn luôn tin rằng khán
giả, công chúng luôn đủ sáng
suốt để ủng hộ hay không ủng
hộ một bộ phim ra mắt.
Diễn viên
QUỐC TRƯỜNG
Đời sống xã hội -
ThứBa26-10-2021
Rút giấy phép phim
khi nghệ sĩ vi phạm:
Ổn không?
Giới làmphimxôn xao với đề nghị dừng chiếu hoặc rút giấy phép
các tác phẩmđiện ảnh có nghệ sĩ vi phạmđạo đức, an ninh chính trị.
Đừng xem điện ảnh
như là phim tài liệu
có thật
Và hơn cả, theo diễn viên
Hồng Ánh, chính thái độ của
khán giả sẽ là thước đo để
mỗi người làm nghệ thuật
chân chính soi chiếu. “Tôi
vẫn nhớ trong phim
Lục Vân
Tiên
ngày trước, tôi được
chọn vào thay thế cho một
hoa hậu, dù sự việc lùm xùm
của hoa hậu thời điểm đó
không liên quan trực tiếp
tới chị mà từ người chồng
cũ. Khi đó khán giả đã gửi
thư phản ánh, yêu cầu buộc
phải thay vai diễn của chị
ấy. Nghệ sĩ khi mong muốn
gắn bó với nghề, xem nghề
là chuyên nghiệp, nghiêm
túc thì phải luôn giữ hình
ảnh. Tuy nhiên, đừng nhìn
điện ảnh như bộ phim tài
liệu có thật. Không thể
vì đời sống tôi có hai, ba
chồng mà tôi không được
phép đóng vai chính chuyên
chung thủy, hai câu chuyện
cá nhân đời thực và phim
phải nên tách bạch” - diễn
viên Hồng Ánh nói.
Thực t ế , t ự bản t hân
nghệ sĩ phải biết giữ hình
ảnh của mình, công chúng
mới có quyền quyết định
sự nghiệp của họ. Ngoài
Luật Điện ảnh còn nhiều
luật khác quy định họ với
vai trò là công dân. Nghệ
sĩ sai phạm lĩnh vực nào sẽ
chịu trách nhiệm pháp luật
lĩnh vực đó như mọi công
dân. Vi phạm pháp luật sẽ
có những quy định pháp luật
khác quy định và cá nhân
phải chịu trách nhiệm với
hành vi của mình, không nên
thêm những điều trói buộc
các nhà làm phim, nhà sản
xuất… khi vốn đã có quá
nhiều điều giới hạn các nhà
làm phim tại Việt Nam.•
ĐồngTháp:Nhómthiệnnguyệnnôngdângiúp tuyếnđầu chốngdịch