4
Thời sự -
ThứBa26-10-2021
NHÓMPHÓNGVIÊN
N
gày 25-10, Quốc hội
(QH) thảo luận tại tổ
về dự thảo Luật Kinh
doanh bảo hiểm (sửa đổi).
Tại các tổ thảo luận, một
trong những vấn đề được
nhiều đại biểu (ĐB) QH quan
tâm trong dự thảo Luật Kinh
doanh bảo hiểm là bảo hiểm
cho người nghèo, người yếu
thế mà thuật ngữ gọi là “bảo
hiểm vi mô”.
Dùng bảo hiểm
vi mô để thực hiện
an sinh xã hội
Điều 114 của dự luật giải
thích: “Bảo hiểm vi mô là
loại hình bảo hiểm dành cho
các cá nhân, hộ gia đình có
thu nhập thấp nhằm bảo vệ
tính mạng, sức khỏe và tài
sản trước những rủi ro có
thể xảy ra”.
ĐB Trịnh Xuân An (Đồng
Nai) cho rằng: “Trong các
vấn đề kinh doanh bảo hiểm
vi mô thì tỉ trọng an sinh
chiếm phần lớn nhưng lại
thực hiện qua kinh doanh…
Theo tài liệu, Hội Liên hiệp
Phụ nữ Việt Nam đang thực
hiện hiệu quảmô hình này. Họ
có đề nghị nhiều nội dung và
có thể tiếp thu đưa vào luật”.
khôngđầu” trướcđây liênquan
đến vấn đề này (Chính phủ đã
từng trình dự thảo nghị định
về bảo hiểm vi mô hồi tháng
7-2020 nhưngỦy banThường
vụ QH bác bỏ do tiềm ẩn rủi
ro khó lường - PV). Thực tế
bảo hiểm vi mô đang được
thực hiện có hiệu quả thì chỉ
cần đưa thêm nguyên tắc,
định hướng vào luật.
Hướng đến
người nghèo thì cần
nhanh, thuận lợi
Là ủy viên thường trực Ủy
ban Kinh tế tham gia thẩm tra
Theo ông Hùng, bảo hiểm
vi mômanh nha từ năm1998,
vận hành chính thức vào năm
2008. Năm 2014, Chính phủ
cho phép Hội Liên hiệp Phụ
nữ Việt Nam thí điểm mô
hình này. Sau năm 2008, có
ba doanh nghiệp nước ngoài
tham gia nhưng đến nay chỉ
còn một doanh nghiệp phối
hợp với Hội Liên hiệp Phụ nữ
Việt Nam tiếp tục thực hiện,
triển khai bảo hiểm đến các
thành viên.
“Hiện có 130.000 người
tham gia, tổng số tiền khoảng
8 tỉ đồng. Bảo hiểmnày không
hiệuquả, chi phí cao, đối tượng
tiếp cận khó, nghề nghiệp
người tham gia bất định. Về
mặt an sinh xã hội thì có thể
giúp cho người nghèo, người
yếu thế trong những trường
hợp rủi ro nhất định” - ông
Hùng nói và đề nghị cần đánh
giá kỹ hơn.
Giải trình về vấn đề này,
Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ
Đức Phớc cho hay: Bảo hiểm
vi mô là hình thức đặc thù.
Số lượng người thì đông, chủ
yếu là yếu thế. Lực lượng
tham gia thực hiện bảo hiểm
vi mô không phải là chuyên
nghiệp, đa số là cán bộ, công
chức kiêm nhiệm. Lợi nhuận
bảo hiểm này không cao nên
doanh nghiệp ít tham gia,
chỉ có thể triển khai qua các
“tổ chức tương hỗ” là các tổ
chức chính trị - xã hội - nghề
nghiệp.
“Tuy vậy, loại hình bảo
hiểm này mang lại lợi ích
cho người nghèo, người yếu
thế” - Bộ trưởngHồĐức Phớc
khẳng định.
Về ý kiến nói cần đưa các
nội dung ở dự thảo “nghị
định không đầu” trước đây
vào luật, Bộ trưởng Hồ Đức
Phớc nói loại hình bảo hiểm
vi mô hiện vẫn đang được thí
điểm và tiếp tục nghiên cứu
nên trong dự luật quy định
khá chặt.
“Vấn đề này chúng tôi
đề xuất giao Chính phủ ban
hành nghị định hướng dẫn vì
nếu đưa hết vào và quy định
cứng ở luật là rất khó. Một
khi bảo hiểm vi mô phát triển
rộng, với một đơn vị thực
hiện không chuyên nghiệp
mà vỡ hay mất mát, thiếu hụt
thì tác hại rất lớn. Bởi bảo
hiểm vi mô liên quan đến số
đông” - Bộ trưởng Hồ Đức
Phớc giải thích.•
ĐBQHNguyễnMạnhHùng, Ủy viên thường trực Ủy ban Kinh tế, nêu ý kiến về bảo hiểmvi mô.
Ảnh: HOÀNGHẢI
ĐB Trần Văn Lâm (Bắc
Giang) nhìn nhận bảo hiểm
vi mô là vấn đề lớn, có thể
tạo ra tranh luận. Thực tế,
theo ông Lâm, đây là một
trong các loại hình bảo hiểm
đã được quy định. Nếu dùng
bảo hiểm vi mô để thực hiện
an sinh xã hội thì tốt.
“Mục tiêu chính sách cho
các đối tượng yếu thế là tốt,
đúng. Làm được thì phải
quyết tâm làm để phát huy
hiệu quả” - ĐB Lâm nói và
cho rằng cần thiết kế cho phù
hợp. Bởi lẽ các sản phẩm
bảo hiểm hiện hành có thể
là “cao cấp”, còn bảo hiểm
vi mô thì thiết kế lại cho các
đối tượng khác.
“Quan trọng nhất, bảo hiểm
vi mô nếu có lãi thì không cần
quy định doanh nghiệp cũng
làm. Vậy phải đưa ra chính
sách để doanh nghiệp hăng
hái tham gia” - ông Lâm nói
và đề xuất rằng chỉ cần đưa
thêm giải thích và nêu thông
điệp “Nhà nước hỗ trợ doanh
nghiệp phát triển loại hình bảo
hiểm vi mô để người yếu thế
được tham gia bảo hiểm”.
ĐBTrịnhXuânAn nói thêm
về mặt chính trị thì đưa bảo
hiểm vi mô vào luật là tốt
nhưng cần phải tiếp thu các
nội dung ở dự thảo “nghị định
dự luật, ĐB Nguyễn Mạnh
Hùng (Cần Thơ) giải thích rõ
hơn về bảo hiểm vi mô. Ông
cho hay Chính phủ đã từng có
báo cáo rất rõ về loại bảo hiểm
này, từ khi bắt đầu thực hiện
đến các đối tượng tham gia.
“Đây là hình thức bảo hiểm
khác so với bảo hiểm thông
thường. Nó dành cho các hộ
cận nghèo, nghèo, người yếu
thế, vùng sâu, vùng xa, đời
sống khó khăn. Việt Nam có
6,4% hộ nghèo, cận nghèo
mà luật này hướng tới, chưa
tính các đối tượng yếu thế.
10%-15% thị trường bảo
hiểm trong nước là hướng
đến bảo hiểm vi mô” - ĐB
Hùng khái quát.
Ông Hùng cũng cho hay:
Phí bảo hiểmcủa loại hình này
thấp, thường 100.000-300.000
đồng/năm, sản phẩmbảo hiểm
này đơn giản, dễ hiểu, gắn với
vật nuôi, cây trồng, sức khỏe
và hỗ trợ tai nạn. Thủ tục chi
trả cũng nhanh và dễ dàng.
“Tại sao đặt ra bảo hiểm
này? Là để bảo đảm tiếp cận
tài chính toàn diện cho cả xã
hội tham gia” - ông Hùng nói.
“Việt Nam có 6,4%
hộ nghèo, cận nghèo
mà luật này hướng
tới, chưa tính các
đối tượng yếu thế.
10%-15% thị trường
bảo hiểm trong nước
là hướng đến bảo
hiểm vi mô.”
ĐBQH
Nguyễn Mạnh
Hùng
, Ủy viên thường trực
Ủy ban Kinh tế
Chiều 25-10, Quốc hội đã thảo luận trực tuyến về dự án
Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thống kê.
Tại phiên thảo luận, các đại biểu (ĐB) nêu ra hàng loạt
bất cập, hạn chế trong công tác thống kê hiện nay như số
liệu bất cập, chậm, thiếu chính xác, chưa đảm bảo tính
liên tục. Các ĐB cũng đề nghị bổ sung, tách nhập một số
chỉ tiêu trong danh mục chỉ tiêu quốc gia thống kê…
ĐB Hoàng Văn Cường (Đoàn ĐB Quốc hội TP Hà
Nội) nhấn mạnh số liệu thống kê ngày càng trở lên
quan trọng trong bối cảnh hiện nay. Nhất là đợt dịch
COVID-19 vừa qua, phải có những số liệu cập nhật hằng
ngày, hằng giờ cơ quan phòng chống dịch mới đưa được
những quyết sách chính xác.
ĐB Cường đề nghị phải luật hóa kê khai thông tin thống
kê bằng kho tư liệu số. Đây chính là tiền đề chuyển đổi số
quốc gia, điều kiện tiên quyết để chuyển đổi kinh tế số.
Theo đó, bất cứ sự thay đổi dữ liệu nào đều được cập nhật
ngay vào kho tư liệu số, bằng cách kết nối số hóa giữa các
ngành, các lĩnh vực thay vì cách tập hợp dữ liệu thống kê
thủ công như trước đây.
“Như vậy kho dữ liệu này là mỏ vàng có thể khai thác
bất cứ lúc nào chỉ bằng vài cú nhấp chuột của cán bộ
thống kê” - ĐB Cường nói và cho rằng nếu làm được
vậy thì dữ liệu thống kê được cập nhật nhanh, chính xác,
bao quát nhiều lĩnh vực chứ không dừng lại 222 chỉ tiêu
(gồm 20 nhóm) như trong danh mục chỉ tiêu quốc gia
thống kê đã nêu.
Còn ĐB Trần Quang Minh (Quảng Bình) cho rằng việc
sửa luật theo hướng quy định năm năm đánh giá lại quy
mô tổng sản phẩm trong nước một lần là không hợp lý.
“Hiện công nghệ số đã áp vào nhiều ngành, nhiều lĩnh
vực với những số liệu dân cư, số liệu doanh nghiệp…
thường xuyên được cập nhật. Như vậy, cách thống kê thủ
công đã trở nên lạc hậu. Do đó, việc rà soát năm năm tổng
hợp, báo cáo thống kê một lần không phù hợp” - ông nói
và đề nghị đại diện Chính phủ giải trình.
Ghi nhận, tiếp thu các ý kiến của ĐB, Bộ trưởng Bộ
KH&ĐT Nguyễn Chí Dũng nói: “Chúng tôi cũng ý thức,
cố gắng để triệt để sử dụng công nghệ thông tin trong
công tác thống kê nhằm rút ngắn thời gian, tiết kiệm chi
phí và nâng cao chất lượng hiệu quả thống kê”...
T.PHÚ - C.LUẬN
Quốc hội bàn về bảo hiểm cho
người nghèo, người yếu thế
Theo Bộ trưởng Bộ Tài chínhHồ Đức Phớc, loại hình bảo hiểmvi mômang lại lợi ích
cho người nghèo, người yếu thế.
Dữ liệu số làmỏ vàng, có thể khai thác bất kỳ lúc nào
Chủ tịchQHVươngĐìnhHuệ chobiết đây là
một trongbảydựán luật đầu tiênmàQHkhóa
XV xây dựng.Với tinh thần vào cuộc từ sớmvà
kỹlưỡng,cáccơquancủaQHđãthamgiađóng
góp, xây dựng. Quá trìnhgóp ý, tiếp thunhiều
vòng và cơ quan soạn thảo tiếp thu nghiêm
túc, các vấn đề lớn cơ bản đã được giải quyết.
Chủ tịchQHVươngĐìnhHuệ cho rằng: Cần
tiếp tục nghiên cứu thêmvề bảo hiểmvi mô.
Trong đó, cần tiếp tục nghiên cứu Chiến lược
tài chính toàn diện để thể chế hóa bảo hiểm
vi mô trong dự án luật này bởi chiến lược tài
chính toàn diện là do Ngân hàng Nhà nước
xây dựng nhưng bảo hiểm vi mô lại thuộc
lĩnh vực quản lý của Bộ Tài chính.
Bảo hiểm vi mô đến được với người dân
vùng sâu, vùng xa, người nghèo, người yếu
thế thì rất tốt nên cần tổng kết, đánh giá cả
việc thực hiện hình thức bảo hiểm vi mô do
các tổ chức chính trị xã hội thực hiện thời
gian qua, nhất là do Mặt trận Tổ quốc và Hội
Phụ nữ thực hiện để quy định cụ thể hơn
về bảo hiểm vi mô trên cơ sở chiến lược tài
chính toàn diện.
Các vấn đề lớn cơ bản đã được giải quyết