9
Tiêu điểm
Dự án cải tạo, nâng cấp QL1A đoạn
từ TP Ngã Bảy (Hậu Giang) đến huyện
ChâuThành (Sóc Trăng) có tổng chiều
dài gần 20 km, tổng mức đầu tư hơn
1.680 tỉ đồng, do Ban quản lý dự án 7
(Bộ GTVT) làm chủ đầu tư, thời gian
thực hiện từ năm 2020 đến 2022.
Ngày 25-10, Thứ trưởng Lê Đình Thọ đã đến hiện
trường và kiểm tra tiến độ thi công dự án cao tốc Trung
Lương - Mỹ Thuận tại Tiền Giang.
ÔngNguyễnTấnĐông,Tổng giámđốc Công ty CP BOT
Trung Lương - Mỹ Thuận, cho biết dự án đang trong giai
đoạn nước rút để hoàn thành tiến độ, hiện còn khoảng
10 kmđường chưa thảmnhựa. Trong tháng 10 và 11 tới,
đơn vị sẽ hoàn thành mặt nhựa của phần đường còn
lại và thi công hệ thống an toàn giao thông, biển báo,
thông tin liên lạc…
Với mục tiêu hoàn thành dự án vào cuối nămnay, phục
vụ người dân lưu thông trong dịp tết Nguyên đán 2022,
mặc dù trong tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp,
gây nhiều khó khăn nhưng dưới sự quản trị điều hành
của nhà đầu tư, dự án chưa phải ngưng thi công, tiến độ
luôn đảm bảo. “Trong thời gian qua, khi các nhà đầu tư
và các nhà thầu gặp khó khăn do ảnh hưởng của dịch
bệnh COVID-19, không đủ nguồn vốn thamgia dự án, để
không ảnh hưởng đến tiến độ chung, Tập đoàn Đèo Cả
đã ứng 500 tỉ đồng bổ sung cho dự án”- đại diện doanh
nghiệp dự án cho biết.
Cũng theo doanh nghiệp dự án, đến nay đề án thu phí
của tuyến cao tốc TP.HCM - Trung Lương vẫn chưa được
Chính phủ phê duyệt và chưa xác định được thời gian
thu phí. Vì vậy, khi dự án cao tốcTrung Lương - MỹThuận
hoàn thành vào cuối năm 2021 sẽ không thể đưa vào
vận hành khai thác do chưa kết nối với hệ thống thu phí
tuyến cao tốcTP.HCM -Trung Lương để triển khai thu phí.
Thứ trưởng Lê ĐìnhThọ đánh giá dù dịch bệnh nhưng
đơn vị vẫn tổ chức thi công tốt; chủ động trong việc điều
phối nhân lực, tiêm vaccine ngừa COVID-19 cho người
lao động nhằm đảm bảo an toàn sức khỏe, đồng thời tổ
chức làm việc“ba tại chỗ”… là những giải pháp phù hợp
để đảm bảo tiến độ thi công.
Về vấn đề thu phí hoàn vốn của dự án, Thứ trưởng
cho biết sẽ có ý kiến với lãnh đạo Bộ GTVT, sẽ thu phí
liên tuyến và sẽ dùng công nghệ thu phí không dừng để
công khai, minh bạch...
ĐÔNG HÀ
ý” - ông Hòa thông tin.
Về giao thông vận tải ứng phó linh
hoạt với dịch COVID-19, ôngVương
Quốc Nam, Phó Chủ tịch UBND tỉnh
Sóc Trăng, chia sẻ ngay từ đầu, địa
phương đã tiến hành phân loại cấp
độ dịch để có kịch bản ứng phó phù
hợp cho từng địa phương. Do đó, khi
Chính phủ ban hành nghị quyết, Sóc
Trăng áp dụng thuận lợi hơn, không
có vấn đề vướng mắc phát sinh.
Đối với dự án nâng cấp, cải tạo
QL1A, Sóc Trăng đã kiểm đếm
918/928 hộ dân bị ảnh hưởng. Đồng
thời, UBND cấp xã đã xác định tính
pháp lý để bồi thường, hỗ trợ và bố
trí tái định cư cho 695 hồ sơ.
Sớm bàn giao mặt bằng
để khởi công dự án
Phát biểu kết luận tại buổi làm
việc, Thứ trưởng Bộ GTVT Lê Đình
Thọ ghi nhận, đánh giá cao công
tác tổ chức giao thông vận tải cũng
như những khó khăn trong công tác
phòng chống dịch của hai tỉnh Hậu
Giang và Sóc Trăng.
Theo Thứ trưởng, việc đánh giá,
phân loại cấp độ dịch là cơ sở để tổ
chức về vận tải, sản xuất, đi lại cũng
như các dịch vụ khác. Thứ trưởng Bộ
GTVT phân tích khi đã phân loại cấp
độ, những người và phương tiện về từ
địa phương có dịch cấp độ 3, cấp độ 4
có thể xử lý đơn giản là cách ly theo
quy định. Tuy nhiên, những người từ
các địa phương có dịch ở cấp độ 1,
cấp độ 2 thì vẫn còn tiềm ẩn nguy cơ
dịch bệnh.
“Tôi đề nghị các đồng chí hết sức
quan tâm vấn đề này, chúng ta phải
CHÂUANH
C
hiều 25-10, đoàn công tác của
Bộ GTVT do ông Lê Đình Thọ,
Thứ trưởng Bộ GTVT, làm
trưởng đoàn đã đến làm việc với
hai tỉnh Hậu Giang và Sóc Trăng
về công tác tổ chức hoạt động vận
tải, cạnh đó kiểm tra tình hình triển
khai dự án cải tạo, nâng cấp quốc
lộ (QL) 1A.
Triển khai tốt Nghị quyết
128 về đi lại
Báo cáo với Thứ trưởng BộGTVT,
ông Nguyễn Văn Hòa, Phó Chủ tịch
UBND tỉnh Hậu Giang, cho hay
tình hình dịch COVID-19 trên địa
bàn tỉnh đã cơ bản được kiểm soát.
Theo đánh giá về cấp độ dịch, Hậu
Giang đang ở cấp độ 2, Ban chỉ đạo
tỉnh cũng đã triển khai áp dụng các
biện pháp phòng chống dịch bệnh
theo tinh thần Nghị quyết 128 của
Thủ tướng Chính phủ và Quyết định
4800 của Bộ Y tế.
Theo ông Hòa, trước thời điểmban
hành quyết định cấp độ dịch, ở một
số chốt kiểm soát phòng chống dịch
COVID-19 tại cửa ngõ ra vào tỉnh có
xảy ra tình trạng ùn tắc cục bộ và đã
được địa phương giải quyết kịp thời.
Đếnnay, khi thực hiệnNghị quyết 128,
các chốt kiểmsoát đãđược tháodỡ, lưu
thông của người dân thuận tiện hơn.
Riêng về dự án cải tạo, nâng cấp
QL1Ađoạn quaHậuGiang, hiện công
tác giải phóng mặt bằng còn tương
đối chậm so với tiến độ, lý do là ảnh
hưởng của dịchCOVID-19. Theo ông
Hòa, tính đến nay, trong số 341 hộ dân
bị ảnh hưởng bởi dự án, địa phương
đã kiểm kê được 303 hộ, đang làm
thủ tục đối với 38 hộ còn lại.
“Vềmức giá bồi thường giải phóng
mặt bằng, Hậu Giang và Sóc Trăng
đã xây dựng phương án và thống
nhất. Cụ thể, Trung tâm Phát triển
quỹ đất tỉnh cũng đã xây dựng xong
bảng giá gửi Sở TN&MT tỉnh Sóc
Trăng và đơn vị này cũng đã đồng
Thứ trưởng LêĐình Thọ
(đứng)
cùng đoàn công tác BộGTVT làmviệc với hai tỉnhHậuGiang và Sóc Trăng. Ảnh: CHÂUANH
Sớm khởi công dự án nâng cấp
QL1A đoạn Hậu Giang, Sóc Trăng
Thứ trưởng Bộ GTVT đề nghị tỉnhHậu Giang và Sóc Trăng quan tâmvề chính sách hỗ trợ và công tác di dời
các công trình công cộng để sớmbàn giaomặt bằng dự án nâng cấp quốc lộ 1A.
kiểm soát được từ khâu tổ chức. Về
vận tải đã mở hết rồi, tôi đề nghị Hậu
Giang, Sóc Trăng kiểm soát trách
nhiệm của doanh nghiệp, trong đó
phải kiểm tra chặt các phương tiện
vận tải tuyến liên tỉnh cũng như nội
tỉnh. Phải đảm bảo chấp hành, tuân
thủ nghiêm quy tắc 5K đối với tài xế,
người đi cùng và hành khách” - Thứ
trưởng Lê Đình Thọ nhấn mạnh.
Đối với dự án nâng cấp, cải tạo
QL1A, Thứ trưởng yêu cầu lãnh
đạo hai địa phương thống nhất xây
dựng chính sách về bồi thường, hỗ
trợ tái định cư. Trong đó, lưu ý về
chính sách hỗ trợ và công tác di dời
các công trình công cộng, từ đó sớm
bàn giao mặt bằng khởi công dự án.•
Đối với dự án nâng cấp,
cải tạo QL1A, Sóc Trăng
đã kiểm đếm 918/928 hộ
dân bị ảnh hưởng.
Đồng Nai cho phép xe buýt, taxi nội tỉnh
hoạt động trở lại
Sở GTVT tỉnh Đồng Nai vừa ban hành văn bản về việc tổ
chức hoạt động vận tải “Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm
soát hiệu quả dịch COVID-19” trên địa bàn tỉnh Đồng Nai.
Theo đó, kể từ ngày 25-10, xe vận chuyển hàng hóa, hành
khách; xe đưa rước công nhân, chuyên gia; taxi, sáu tuyến
xe buýt nội tỉnh được hoạt động trở lại.
Các tuyến xe buýt nội tỉnh với công suất hoạt động
35%-51% gồm tuyến số 1 hoạt động ̣
28 chuyến/ngày,
tuyến số 2 hoạt động 42 chuyến/ngày, tuyến số 3 hoạt
động 45 chuyến/ngày, tuyến số 7 hoạt động 46 chuyến/
ngày, tuyến số 8 hoạt động 46 chuyến/ngày và tuyến số 16
hoạt động 40 chuyến/ngày.
Trong khi đó, hoạt động vận tải hành khách tuyến cố
định, xe buýt tuyến cố định, các bến khách dọc sông, ngang
sông nội tỉnh, liên tỉnh kết nối với TP.HCM, liên tỉnh từ
Đồng Nai đi các tỉnh, TP chưa thực hiện cho đến khi có sự
thống nhất của Sở GTVT các địa phương. Hoạt động vận
tải hành khách ngang sông kết nối với tỉnh Bình Dương
cũng chưa triển khai cho đến khi có sự thống nhất chung
của Đồng Nai và Bình Dương.
Sở GTVT giao thanh tra giao thông, Cảng vụ đường
thủy nội địa, Trung tâm Quản lý điều hành vận tải hành
khách công cộng tổ chức kiểm tra, chấn chỉnh, xử lý hoặc
báo cáo đề xuất xử lý kịp thời các trường hợp vi phạm quy
định trong hoạt động ̣
gắn với công tác phòng chống dịch
COVID-19.
VŨ HỘI
Cưỡng chế hộ dân không bàn giao
mặt bằng dự án cầu Mỹ Thuận 2
Sáng 25-10, UBND huyện Cái Bè, Tiền Giang cho biết
UBND huyện này vừa thực hiện cưỡng chế, thu hồi đất đối
với hộ ông Bùi Văn Thanh (ngụ ấp 1, xã An Hữu, huyện
Cái Bè, Tiền Giang) trong dự án thành phần đầu tư xây
dựng cầu Mỹ Thuận 2 và đường dẫn hai đầu cầu.
Theo đó, hộ ông Thanh nằm trong gói thầu XL01, một
trong những hộ còn lại chưa chịu nhận tiền bồi thường trên
2,6 tỉ đồng để bàn giao mặt bằng cho đơn vị thi công.
Trong thời gian qua, UBND huyện Cái Bè và ngành chức
năng của huyện đã có cuộc vận động, đối thoại nhưng hộ
ông Thanh vẫn nhất quyết không chịu di dời vì không đồng
ý với số tiền được hỗ trợ sau khi di dời.
Theo UBND huyện, trường hợp hộ ông Thanh đã
gây ảnh hưởng đến tiến độ triển khai dự án thành phần
đầu tư xây dựng cầu Mỹ Thuận 2 và đường dẫn hai
đầu cầu. Việc cưỡng chế thu hồi đất đối với hộ ông
Thanh đã đảm bảo được tiến độ giải phóng mặt bằng
và bàn giao 100% mặt bằng sạch cho đơn vị thi công
trong cuối tháng 10-2021 theo kế hoạch UBND tỉnh
Tiền Giang đề ra.
ĐÔNG HÀ
Đặt mục tiêu hoàn thành dự án Trung Lương - Mỹ Thuận cuối năm nay