7
Pháp luật
&
cuộc sống -
ThứBa26-10-2021
Công chức sai phạm
đã bị xử lý kỷ luật
HĐXX TAND TP.HCM nhận định
chính sự thiếu trách nhiệmcủa các
cơquan thammưu choUBNDquận
Tân Phú dẫn đến cùng một diện
tích đấtmà cấp hai GCN. Những sai
phạmtrong việc cấpGCNđược thể
hiện trong kết luận thanh tra. Cán
bộ, nhân viên có hành vi vi phạm
đã được UBND quận Tân Phú xử lý
kỷ luật theo quy định…
giải quyết của tòa cấp huyện hoặc cơ
quan chủ quản có cán bộ vi phạm. Từ
đó, UBND đề nghị TAND TP.HCM
không xét xử đối với yêu cầu bồi
thường của nguyên đơn.
HĐXX TAND TP.HCM cho rằng
UBNDnêu căn cứ đúng nhưng đề nghị
nàykhôngđược chấpnhậnvì ngoài việc
khởi kiện tranh chấp hợp đồng chuyển
nhượng QSDĐ, nguyên đơn còn yêu
cầu hủyGCN. Do đó, vụ án thuộc thẩm
quyền giải quyết của TANDTP.HCM.
Đồng thời, để giải quyết triệt để vụ án,
TAND TP.HCM thụ lý, giải quyết yêu
cầu bồi thường trong cùng vụ án.
Ủy ban sai nhưng
không liên quan đến việc
chuyển nhượng
Theo tòa, từ kết luận thanh tra,
nguồn gốc và quá trình cấp đổi GCN,
đủ cơ sở xác định cùng một thửa đất,
ông Em đã chuyển nhượng cho người
khác, sau này lại tiếp tục xin cấp GCN
và chuyển nhượng cho bà Nga là vi
phạm điều cấm của pháp luật.
Lỗi làm cho hợp đồng chuyển
nhượng bị vô hiệu hoàn toàn thuộc
về phía ông Em.
UBND quận Tân Phú đã có những
sai phạm trong quá trình xácminh, dẫn
đến việc nhận định lô đất này chưa được
tách thửa và cấp GCN riêng; từ đó cấp
GCNmà không phát hiện thửa đất trên
trùng ranh hoàn toàn với thửa đất khác
trong GCN cấp cho một người khác.
Việc cấp GCN này là trái pháp luật.
Theo kết quả định giá, tiền chênh lệch
giá thị trường sau khi trừ 2 tỉ đồng ông
Emđã bồi thường trước đó là hơn 2,661
tỉ đồng. Về trách nhiệm bồi thường,
HĐXX nhận thấy việc giao dịch giữa
hai bên (đặt cọc) xảy ra trước khi có
hành vi cấp GCN trái pháp luật của
UBND quận Tân Phú. Toàn bộ số tiền
đặt cọc cũng như tiền chuyển nhượng
đất bà Nga đều giao cho phía ông Em.
Thiệt hại chỉ phát sinh khi ôngEmký
hợp đồng, UBND không liên quan tới
giao dịch này. Lỗi làmcho hợp đồng vô
hiệu là do vi phạm điều cấm của pháp
luật hoàn toàn do vợ chồng ôngEmgây
ra nên ông bà phải chịu trách nhiệmđối
với toàn bộ thiệt hại phát sinh.
Phía UBND quận Tân Phú không
phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt
hại từ phát sinh giao dịch nhưng cũng
không khỏi trách nhiệm trong công
tác quản lý hành chính...
Từ đó, tòa tuyên hủy hợp đồng
chuyển nhượng, hủy GCN. Vợ chồng
ông Em phải bồi thường cho bà Nga.
Tòa không chấp nhận việc yêu cầu
UBND phải liên đới bồi thường.•
HOÀNGYẾN
T
AND Cấp cao tại TP.HCM vừa
nhận được kháng cáo của nguyên
đơn và bị đơn trong vụ án tranh
chấp hợp đồng chuyển nhượng quyền
sử dụng đất (QSDĐ), hủy giấy chứng
nhận (GCN) và bồi thường thiệt hại
tại quận Tân Phú, TP.HCM.
Đáng chú ý trong vụ kiện này,
nguyên đơn đòi UBND quận liên đới
bồi thường thiệt hại.
Một mảnh đất cấp hai giấy
chủ quyền
Tháng 5-2017, bà Hoàng Thị Thu
Nga nhận chuyển nhượng QSDĐ diện
tích 70,5m
2
tại thửa 367 tờ bản đồ 132,
phường Tây Thạnh, quận Tân Phú của
vợ chồng ông Phạm Văn Dị Em. Hợp
đồngchuyểnnhượngcócôngchứng.Giá
trị trên hợp đồng thỏa thuận là 450 triệu
đồng, thực tế thanh toán 1,82 tỉ đồng.
Việc thanh toán đã đầy đủ và cập nhật
sang tên cho bà Nga trên GCNQSDĐ.
Đất để trống đến tháng 3-2018 thì bà
Nga phát hiện có người xây dựng trên
đất. Qua tìm hiểu, bà Nga biết rằng
người này cũng được cấp GCN đối
với phần diện tích đất trên.
Sau khi bàNga khiếu nại đếnUBND
quận, kết luận thanh tra xác định GCN
cấp cho ông Em là sai…
Bà Nga khởi kiện, đề nghị tòa hủy
hợp đồng chuyển nhượng và buộc
UBND quận cùng vợ chồng ông Em
liên đới bồi thường giá trị đất tại thời
điểm xét xử cho bà vì có mối quan hệ
nhân quả giữa thiệt hại và hành vi.
Tại phiên sơ thẩm, đại diện UBND
quận Tân Phú cho rằng căn cứ Luật
Trách nhiệm bồi thường của Nhà
nước thì yêu cầu buộc cơ quan này
liên đới bồi thường thuộc thẩm quyền
Mua nhằm đất đã có
chủ, kiện đòi ủy ban
liên đới bồi thường
Trong vụ tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng đất, nguyên đơn
yêu cầu ủy ban liên đới bồi thường do cùngmột mảnh đất mà cấp
hai giấy chứng nhận cho hai chủ sử dụng.
Theo TAND TP.HCM,
việc giao dịch giữa hai bên
xảy ra trước khi có hành
vi cấp GCN trái pháp luật.
Thiệt hại chỉ phát sinh
khi ông Em ký hợp đồng,
UBND không có lỗi làm
cho hợp đồng vô hiệu.
VKS truy tráchnhiệm
QuốcCườngGiaLai
vụCông tyTânThuận
VKSND TP.HCM vừa trả hồ sơ yêu cầu cơ quan
điều tra (CQĐT) bổ sung vụ Tất Thành Cang (cựu
phó bí thư thường trực Thành ủy TP.HCM) cùng
chín bị can vụ sai phạm gây thất thoát, lãng phí
xảy ra tại Công ty TNHH MTV Đầu tư và xây
dựng Tân Thuận.
Trước đó, trong kết luận điều tra, CQĐT
xác định bị can Cang có sai phạm trong chuyển
nhượng 32 ha đất ở xã Phước Kiển từ Công ty
Tân Thuận cho Công ty CP Quốc Cường Gia Lai.
Quá trình chuyển nhượng hai dự án khu dân
cư Ven sông và Phước Kiển với Công ty CP
Quốc Cường Gia Lai, các bị can gây thất thoát
248 tỉ đồng.
Trong quá trình điều tra, CQĐT làm việc với
bà Nguyễn Thị Như Loan, Tổng giám đốc Công
ty Quốc Cường Gia Lai. Cụ thể, sau vụ chuyển
nhượng dự án khu dân cư Phước Kiển, bà Loan
khai Văn phòng Thành ủy TP.HCM đã ba lần
mời bà đến làm việc và đề nghị hủy bỏ hợp
đồng. Do sau khi Công ty Quốc Cường Gia Lai
nhận chuyển nhượng phần đất tại dự án Phước
Kiển thì việc thỏa thuận bồi thường với các cá
nhân, tổ chức đang sở hữu 18 ha còn lại đang
gặp khó khăn, việc bồi thường có thể kéo dài
đến năm 2022 mới xong nên sẽ phát sinh thêm
nhiều chi phí chứ không như dự kiến ban đầu.
Bà Loan đồng ý hủy hợp đồng và đề nghị phải
trả thêm tiền lãi suất ngân hàng đối với số tiền mà
Quốc Cường Gia Lai đã thanh toán cho Công ty Tân
Thuận. Công ty Quốc Cường Gia Lai đã nhận lại
397 tỉ đồng và 21 tỉ đồng tiền lãi. Theo CQĐT, việc
Quốc Cường Gia Lai nhận chuyển nhượng phần đất
đã bồi thường ở dự án khu dân cư Phước Kiển của
Công ty Tân Thuận là hoàn toàn đúng quy định pháp
luật.
Còn dự án khu dân cư Ven sông, bà Loan khai
sau khi mua lại 45% vốn góp và hợp tác với Công
ty Tân Thuận thực hiện dự án tại đây, bà có đề nghị
Công ty Tân Thuận sớm thực hiện dự án để thu hồi
vốn… Ngày 28-11-2017, Công ty Tân Thuận ký
hợp đồng chuyển nhượng một phần dự án này cho
Quốc Cường Gia Lai để làm chủ đầu tư dự án cao
ốc căn hộ kết hợp thương mại dịch vụ Tân Thuận
tại khu IV khu dân cư Ven sông.
Kết quả điều tra cho rằng đến nay không có căn cứ
xử lý hình sự đối với bà Loan.
Tuy nhiên, sau khi nghiên cứu, VKS đã yêu cầu
điều tra bổ sung năm vấn đề.
Cụ thể là tiếp tục định giá tài sản để xác định
chính xác giá trị tài sản của Công ty Tân Thuận tại
thời điểm hai công ty Tân Thuận và Quốc Cường
Gia Lai ký hủy hợp đồng chuyển nhượng phần đất
đã bồi thường tại dự án khu dân cư Phước Kiển vào
tháng 5-2018. Thời điểm Công ty Tân Thuận và
Quốc Cường Gia Lai ký hợp đồng chuyển nhượng
một phần dự án khu dân cư Ven sông vào tháng
11-2017, thời điểm khởi tố vụ án vào tháng 9-2019.
Đây là căn cứ để xác định chính xác tài sản của
Nhà nước bị thất thoát tương ứng với các thời điểm
trên của dự án trong vụ án.
Đáng chú ý, VKS yêu cầu CQĐT tiếp tục
điều tra, xác định rõ việc thu hồi tài sản bị
thất thoát trong vụ án, làm rõ việc cấp giấy
chứng nhận cho các cá nhân tại khối A, khu
IV thuộc dự án khu dân cư Ven sông đã được
Công ty Quốc Cường Gia Lai đầu tư xây dựng
hoàn thiện và bàn giao cho khách hàng như thế
nào. Xác định trách nhiệm dân sự của các cá
nhân liên quan đến hậu quả thiệt hại, thất thoát
tài sản nhà nước.
Cạnh đó, VKS yêu cầu xác định trách nhiệm của
hai người khác nguyên là lãnh đạo và cán bộ Văn
phòng Thành ủy TP.HCM mà theo kết luận điều tra
trước xác định hành vi đều chưa đến mức xử lý hình
sự, đồng thời bổ sung kết quả xử lý về mặt Đảng của
các bị can trong vụ án.
HOÀNG YẾN