8
Cần có quy hoạch tổng thể các dự án
Kiến trúc sư Ngô Viết Nam Sơn, chuyên gia quy hoạch đô thị, cho rằng
TP cần có quy hoạch tổng thể các dự án để thấy được mạng lưới kết nối.
Đồng thời, mỗi dự án khi TP kêu gọi đầu tư thì cần lập quy hoạch chi tiết,
trong đó nên tiến hành giải phóng mặt bằng rộng hơn quỹ đất hai bên
đường, đặc biệt là tuyến đường song hành.
“Sau đó, TP tổ chức đấu giá khu đất cho nhà đầu tư. Việc này giúp nhà
đầu tư tính toán được lợi nhuận có được, giúp Nhà nước thu được nhiều
tiền hơn về cho ngân sách” - ông Sơn góp ý.
TS Võ Kim Cương, nguyên Phó Kiến trúc sư trưởng TP.HCM, cũng cho
rằng TP cần dồn lực ưu tiên hoàn thành ngay các dự án mở rộng các tuyến
quốc lộ hướng tâm và các tuyến kết nối khu vực tây bắc TP. Đồng thời, TP
cũng cần khẩn trương khép kín các hệ thống đường vành đai và các tuyến
cao tốc đã quy hoạch.
“Mạng lưới đường xương sống, kết nối liên vùng hoàn thiện thì giao
thông nội đô sẽ tự thông thoáng hơn. Từ đó, các chính sách giãn dân, xây
dựng đô thị đa trung tâmcũng dễ dàng thực hiện”- ông Cương nhận định.
LINHPHƯƠNG
G
iai đoạn 2021-2026, TP.HCM
đề xuất ưu tiên đầu tư xây
dựng nhiều dự án quan trọng
trên địa bàn TP. Trong đó, có bảy
dự án kết nối với Long An và miền
Tây. Theo dự kiến, bảy dự án sẽ
được đầu tư theo phương thức đối
tác công - tư (PPP) với tổng số vốn
khoảng 50.000 tỉ đồng.
Vai trò bảy dự án kết nối
miền Tây
Sở GTVT TP.HCM cho biết bảy
dự án kết nối với Long An và miền
Tây có vai trò rất lớn trong việc
thúc đẩy phát triển kinh tế vùng
trọng điểm phía Nam.
Đáng chú ý là dự án đườngVõVăn
Kiệt nối dài (đoạn từ đường vành đai
3 đến ranh LongAn) có tổng số vốn
khoảng 14.000 tỉ đồng. Sở GTVT
TP.HCM và Long An đã thống nhất
sắp tới đường Võ Văn Kiệt sẽ được
nghiên cứu nối dài từ TP.HCM đến
Khu công nghiệp Hải Sơn - Tân Đô
(huyện Đức Hòa).
Tiếp theo là dự án nâng cấp, mở
rộng quốc lộ 1 (đoạn từ nut giao Tân
Kiên đên ranh tinh Long An), tổng
số vốn đầu tư khoảng 13.000 tỉ đồng.
Sở GTVT TP đánh giá đây là dự án
cần thiết, cấp bách và cần sớm được
đầu tư. Bởi đoạn quốc lộ này là tuyến
huyết mạch ở cửa ngõ phía tây TP,
mật độ xe cao và đang liên tục gia
tăng nên thường xuyên ùn tắc.
Ngoài ra, TP.HCM và Long An
cũng sẽ nghiên cứu mở đường mới
phía tây bắc với số vốn 7.500 tỉ đồng.
Dự án dài khoảng 19,8 km, có điểm
đầu tại quốc lộ 1 (quận Bình Tân)
và điểm cuối tại đường vành đai 4
gần thị trấn Hậu Nghĩa (Long An).
Dự án này có vai trò chia sẻ lượng
xe trên đường tỉnh lộ 9 (Đặng Thúc
Vịnh) và tỉnh lộ 10.
Một dự án khác kết nối tỉnh Long
An là đường song hành quốc lộ 50.
Dự án có điểm đầu nối với đường
Phạm Hùng hiện hữu và điểm cuối
kết nối với quốc lộ 50 (huyện Cần
Giuộc, Long An).
50.000 tỉ đồng
làm 7 dự án nối
TP.HCM - miền Tây
TP.HCMkỳ vọng các dự ánmang tính kết nối liên vùng sớmđược
ưu tiên bố trí vốn để thực hiện nhằm thúc đẩy kinh tế - xã hội
phát triểnmạnhmẽ.
Tiếp đến là dự án xây dựng đường
song hành Phan Văn Hớn (từ quốc lộ
1Ađến đường vành đai 3, huyện Hóc
Môn). Tuyến đường dài 8,5 km với
kinh phí khoảng 2.000 tỉ đồng. Dự
án được kỳ vọng sẽ giải quyết tình
trạng quá tải về lưu lượng phương
tiện, gây ách tắc giao thông.
Cũng ở khu vực tây bắc TP còn có
dự án mở rộng đường Nguyễn Văn
Bứa (đoạn từ Ngã ba Giồng - cầu
TL9) và xây dựng cầu Lớn với số
vốn 3.800 tỉ đồng.
Cuối cùng là dự án xây dựng cầu,
đường Bình Tiên (đoạn từ đường
Phạm Văn Chí đến đường Nguyên
Văn Linh, qua quận 6, quận 8 và
huyên Binh Chanh). Dự án có vai
trò hoàn thiện trục Bắc - Nam để
kết nối khu nam với trung tâm TP.
Cần ưu tiên làm ngay
các dự án
Sở GTVT TP.HCM cho biết bảy
dự án trên cần được ưu tiên làm ngay
bởi TP.HCM phát triển bền vững thì
giao thông phải đi đầu.
“Khi các dự án mang tính liên kết
vùng đưa vào sử dụng sẽ giải quyết
được tình trạng ùn tắc và tai nạn
giao thông. Ngoài ra, các dự án còn
tạo sức bật để phát triển kinh tế - xã
hội không chỉ cho TP.HCM mà còn
cho cả vùng kinh tế trọng điểm phía
Nam” - đại diện Sở GTVT TP.HCM
nhận định.
Ban quản lý dự án đầu tư các
công trình giao thông TP.HCM (Ban
giao thông) cũng cho biết: Để hoàn
thiện hệ thống hạ tầng giao thông
cửa ngõ để kết nối miền Tây, cần
mở rộng các tuyến quốc lộ, đường
kết nối khu vực lân cận. Theo đó,
ban sẽ đảm nhận và triển khai dự
án đường song hành Phan Văn Hớn,
mở rộng đường Nguyễn Văn Bứa
và cầu Bình Tiên.
Ban giao thông cho biết thêm TP
đang tính toán kêu gọi các nguồn
vốn xã hội hóa. Đồng thời, TP cũng
nghiên cứu khai thác nguồn lực quỹ
đất dọc các tuyến đường chuẩn bị
đầu tư để tăng nguồn vốn triển khai
các dự án.
UBND huyện Hóc Môn cho biết
trong vài năm tới, đường Phan Văn
Hớn sẽ có tình trạng quá tải giao
thông, ùn tắc thường xuyên. Vì vậy,
huyện cũng kỳ vọng sớm làm tuyến
song hành đường PhanVăn Hớn thay
vì cải tạo, nâng cấp.
Theo UBND huyện Hóc Môn, đối
với dự án xây dựng đường song hành
Phan Văn Hớn, việc giải phóng mặt
bằng sẽ thuận lợi và giảm được chi
phí bồi thường, tái định cư vì đường
đi của tuyến chủ yếu qua khu đất nông
nghiệp. Kinh phí đầu tư cũng sẽ giảm
đáng kể so với việc nâng cấp, mở rộng.
“Từ đó, phía nam huyện Hóc Môn
cũng sẽ hình thành tuyến đường mới,
chia sẻ lưu lượng giao thông, giảm
tình trạng quá tải cho tuyến đường
hiện hữu” - đại diện UBND huyện
Hóc Môn cho biết thêm.•
Quốc lộ 1Ađoạn kết nối TP.HCMvà LongAn hiện đã quá tải, nhất là vào các ngày cuối tuần, lễ, tết. Ảnh: LP
Sở GTVT TP.HCM cho
biết bảy dự án trên cần
được ưu tiên làm ngay bởi
TP.HCM phát triển bền
vững thì giao thông phải
đi đầu.
Yêu cầu bỏ giấy cam kết phòng chống
dịch COVID-19 khi lên máy bay
Ngày 25-10, Bộ GTVT có văn bản gửi Cục Hàng không
và Cục Đường sắt yêu cầu dừng việc bắt buộc hành khách
đi tàu, máy bay phải viết bản cam kết phòng chống dịch
COVID-19 trước giờ khởi hành.
Thay vào đó, hành khách được yêu cầu thực hiện khai
báo y tế trực tuyến tại ứng dụng PC-COVID và chấp hành
nghiêm các biện pháp phòng chống lây nhiễm dịch bệnh
theo quy định. Theo Bộ GTVT, việc bỏ quy định trên là do
trong quá trình triển khai việc kê khai này gây ra một số bất
cập cho người dân. Chẳng hạn như hành khách tập trung
đông người để khai tại nhà ga gây nguy cơ chậm giờ khởi
hành, lây lan dịch…
Trước đó, ngày 20-10, Bộ GTVT ban hành quy định tạm
thời về việc tiếp tục triển khai các đường bay nội địa và
đường sắt (từ ngày 21-10 đến 31-11). Các hướng dẫn mới
này đều nới điều kiện đi lại cho hành khách.
Cụ thể về hàng không, hành khách cần có giấy chứng nhận
tiêm hai mũi vaccine phòng COVID-19, giấy chứng nhận
khỏi bệnh COVID-19 (trong vòng sáu tháng) hoặc có kết quả
xét nghiệm âm tính trong vòng 72 giờ trước khi lên máy bay.
Hành khách cũng cần in và điền thông tin đầy đủ, chính
xác trên bản cam kết phòng chống dịch COVID-19 theo
mẫu của Bộ GTVT về hướng dẫn hành khách đi máy bay.
Sau đó chuyển cho đại diện hãng hàng không khi làm thủ
tục (check-in).
Hành khách không được tham gia chuyến bay khi có các
triệu chứng ho, sốt, khó thở, đau mỏi cơ, đau rát họng, mất
vị giác…
Sau khi hoàn thành chuyến bay, hành khách di chuyển
về nơi cư trú, lưu trú và hạn chế dừng, tiếp xúc nơi đông
người; chủ động thông báo với chính quyền địa phương nơi
cư trú, lưu trú...
V.LONG
Đề xuất hướng xử lý máy bay của
Campuchia bị bỏ rơi ở Nội Bài
Cục Hàng không Việt Nam vừa có văn bản gửi Bộ GTVT
về phương án xử lý máy bay của một hãng hàng không
Campuchia bị bỏ rơi ở sân bay Nội Bài.
Theo đó, Cục Hàng không kiến nghị Bộ GTVT giao máy
bay Boeing 727-200 này tới Học viện Hàng không làm mô
hình, giáo cụ thực hành cho sinh viên.
“Học viện Hàng không là đơn vị sự nghiệp công lập thuộc
Bộ GTVT, cơ sở giáo dục đại học đầu ngành của cả nước về
hàng không dân dụng, có vai trò quan trọng trong đào tạo và
cung cấp nguồn nhân lực cho ngành hàng không Việt Nam.
Việc giao máy bay này cho trường là hoàn toàn khả thi và
đúng quy định…” - Cục Hàng không giải thích thêm.
Theo Cục Hàng không, máy bay Boeing 727-200 bị bỏ
rơi tại sân bay Nội Bài dù không còn khôi phục được tính
năng bay nhưng là tài sản vô cùng quý giá để sử dụng làm
giáo cụ trực quan cho sinh viên. Với máy bay này, sinh viên
có điều kiện được tiếp xúc với trang thiết bị phù hợp với
hệ tiêu chuẩn và công nghệ hiện đang áp dụng trong ngành
hàng không.
Cục Hàng không cho biết đã nhiều lần thông báo cho
nước chủ nhà về hiện trạng máy bay và yêu cầu di dời khỏi
sân bay Nội Bài, thanh toán phí lưu đỗ nhưng không nhận
được hồi đáp. Còn nhà chức trách Campuchia cho biết đã
xóa đăng ký quốc tịch của máy bay này.
Vì vậy, Cục Hàng không kiến nghị Bộ GTVT báo cáo
Thủ tướng cho phép thay đổi phương án xử lý từ bán đấu
giá máy bay sang giao tài sản công.
PHÚ PHONG