12
TP.HCM lý giải số ca
nhập viện, ca nhiễm tăng
LÊ THOA
C
h i ều 1-11 , Ban ch ỉ
đạo phòng chống dịch
COVID-19 TP.HCM đã
tổ chức họp báo thông tin
về tình hình dịch bệnh trên
địa bàn TP.
Tại buổi họp báo, nhiều vấn
đề về công tác tiêm vaccine,
tình hình dịch bệnh được các
sở, ngành giải đáp.
Tiêm vaccine cho F0
khỏi bệnh: Mới áp
dụng cho trẻ em
Liên quan đến việc tiêm
vaccine cho học sinh từng
là F0 khỏi bệnh sau 14 ngày,
ông Nguyễn Hồng Tâm, Phó
Giámđốc phụ tráchTrung tâm
Kiểm soát bệnh tật TP.HCM
(HCDC), chobiết đối với người
trên 18 tuổi là F0 khỏi bệnh thì
vẫn áp dụng quy định cũ, tức
tiêm vaccine sau sáu tháng.
Riêng đối với trẻ em 12-17
tuổi, theo hướng dẫn ngày 29-
10 của BộYtế thông quaViện
Vệ sinh dịch tễ trung ương thì
tiêu chí F0 khỏi bệnh được
loại ra khỏi danh sách bị hoãn
tiêm. “Có thể hiểu là F0 khỏi
bệnh trong độ tuổi 12-17 vẫn
được tiêm… tất nhiên phải
kết thúc quá trình cách ly 14
ngày” - ông Tâm nói.
Liên quan đến trẻ em gần
12 tuổi và hơn 17 tuổi có
được tiêm vaccine không,
ông Tâm cho biết theo quy
định của Bộ Y tế và khuyến
cáo của nhà sản xuất, trẻ em
đủ 12 tuổi và đủ 17 tuổi, tức
dưới 18 tuổi sẽ được tiêm. “Do
đó, trẻ không đủ 12 tuổi thì
chắc chắn không được tiêm,
quy định là quy định” - ông
Tâm nói và thông tin những
trẻ vượt quá 17 tuổi nhưng
chưa đủ 18 tuổi vẫn được
tiêm vào đợt này. Bên cạnh
đó, TP sẽ tổ chức rà soát để
tiêm vét, đảm bảo quyền lợi
cho trẻ em.
Về việc này, ông Phạm
Đức Hải, Phó Trưởng Ban
chỉ đạo phòng chống dịch
COVID-19 TP.HCM, đã đề
nghị đại diện Sở GD&ĐTTP
có mặt tại buổi họp báo trao
đổi với các trường, phải thực
hiện nghiêm hướng dẫn của
Bộ Y tế là trẻ em đủ 12-17
tuổi mới được tiêm vaccine.
Thông tin thêm về việc
tiêm vaccine trên địa bàn TP,
bà Nguyễn Thị Huỳnh Mai,
Chánh Văn phòng Sở Y tế
TP, cho biết hiện TP đã có
kế hoạch và chuẩn bị sẵn số
vaccine cho đối tượng là học
sinh, sinh viên, công nhân đi
từ tỉnh, thành về. Đồng thời
tập trung nguồn lực tiêm đủ
cho học sinh 12-17 tuổi và
đối tượng tiếp theo là trẻ em
3-12 tuổi.
Bà Mai khẳng định trên
tinh thần chỉ đạo của Bộ Y
tế, TP.HCM sẽ tiêm hết cho
tất cả đối tượng chưa được
tiêm mũi 1, mũi 2 và những
đối tượng trên theo lộ trình.
Còn đối với mũi 3, sở đang
lập danh sách, xin ý kiến chỉ
đạo của Bộ Y tế.
Vì sao số ca nhập viện,
ca nhiễm tăng lên?
Nhìn nhận về số ca nhập
viện, số ca nhiễm mới tăng
trong những ngày qua, bà
Nguyễn Thị Huỳnh Mai cho
biết Sở Y tế đang có phần
mềm ghi nhận việc này. Theo
đó, nguyên nhân thứ nhất là
do các cơ sở thu dung, điều
trị tại quận, huyện thu gọn,
trả mặt bằng cho các trường
học nên những bệnh nhân
chưa đủ thời gian điều trị tiếp
tục đưa vào cơ sở thu dung.
Thứ hai, theo lộ trình thu hẹp
bệnh viện (BV) dã chiến, thu
dung ở địa bàn TP thì bệnh
nhân còn lại sẽ chuyển sang
các BV, cơ sở khác. “Trong
hệ thống, chúng ta ghi nhận
các BVbáo cáo việc nhận vào
bao nhiêu chứ không nói là
bệnh nhân cũ” - bà Mai nói.
Còn số ca nhiễm tăng lên,
bà Mai giải thích là do các
công ty, xí nghiệp, đơn vị,
nhà máy bắt đầu hoạt động
trở lại. Theo quy trình, các
đơn vị này sẽ test nhanh, test
“Không có việc
nghĩ là dịch đã ổn,
tất cả trở lại bình
thường mà chúng
ta phải đảm bảo 5K
tốt, không được chủ
quan, lơ là.”
Đời sống xã hội -
ThứBa2-11-2021
định kỳ, khi đó phát hiện một
số trường hợp công nhân từ
tỉnh trở về dương tính với
virus SARS-CoV-2.
Khi phát hiện ca dương
tính, nếu đơn vị, xí nghiệp
đủ điều kiện thì cách ly F0
tại đây nhưng thực tế đa phần
xí nghiệp không đủ điều kiện
nên đề xuất đưa vào BV điều
trị để an toàn cho công nhân.
Trước lo lắng của người
dân về chủng mới của Delta,
bà Nguyễn Thị Huỳnh Mai
cho biết hiện nay TP đã qua
đỉnh của đợt dịch thứ tư, bước
vào thời kỳ mới của công tác
phòng chống dịch, những biện
pháp chống dịch cũng đang
tiếp diễn.
Ngành y tế TP đang cùng
chuyên gia của Bộ Y tế và
thế giới tại TP tiếp tục theo
dõi diễn biến của chủng mới.
Riêng tại TP có cơ sở nghiên
cứu tại BV Bệnh nhiệt đới
đang nghiên cứu, giải mã gen
đối với loại virus này, lấymẫu
chính xác xem biến chủng
này xuất hiện tại TP chưa…
Bà Mai khẳng định: “Hiện
không có việc nghĩ là dịch đã
ổn, tất cả trở lại bình thường
mà chúng ta phải đảmbảo 5K
tốt, thực hiện các hướng dẫn
của ngành y tế, không được
chủ quan, lơ là”.•
Người trên
18 tuổi là F0
khỏi bệnh thì
vẫn áp dụng
quy định
cũ, tức tiêm
vaccine sau
sáu tháng.
Tiêu điểm
Dự kiến hoàn thành
bàn giao lại trường
học trong tháng 11
Tại buổi họp báo, ông Trịnh
ĐìnhTrọng,TrưởngPhòngcông
tác chính trị SởGD&ĐTTP.HCM,
cho biết TP hiện còn 236 cơ
sở giáo dục phục vụ công tác
phòng chống dịch chưa được
trao trả. Trong đó có 31 trường
THPT. Dự kiến thời gian hoàn
thành việc bàn giao là trong
tháng 11.
Sở GD&ĐT cũng đã tổ chức
các đoàn kiểm tra, khảo sát về
tình hình cơ sở vật chất đối
với các trường học được trưng
dụng phòng chống dịch. Qua
đó, đề nghị UBND TP Thủ Đức
và quận, huyện phối hợp khẩn
trương rà soát, tiến hành sửa
chữa, đảm bảo yếu tố an toàn
để học sinh đi học lại được an
toàn cao nhất.
Tiêmvaccine phòng COVID-19 cho học sinh tại huyện Củ Chi, TP.HCM. Ảnh: HOÀNGGIANG
Hiện có 22 tỉnh, TP đang thực hiện dạy học trực tiếp; 16
tỉnh, TP kết hợp giữa dạy học trực tiếp, trực tuyến và qua
truyền hình; 25 tỉnh, TP thực hiện dạy trực tuyến và qua
truyền hình.
Chiều 1-11, GS-TS Nguyễn Thanh Long (Bộ trưởng
Bộ Y tế) và PGS-TS Nguyễn Kim Sơn (Bộ trưởng Bộ
GD&ĐT) đã đồng chủ trì buổi làm việc giữa hai bộ về
công tác phối hợp đảm bảo an toàn phòng chống dịch tại
các cơ sở giáo dục khi mở cửa hoạt động.
Tại buổi làm việc, Bộ GD&ĐT cho biết hiện một số địa
phương như TP.HCM, Ninh Bình, Bình Dương đã triển
khai tiêm vaccine phòng COVID-19 cho trẻ em…
Để triển khai tiêm vaccine cho học sinh (HS) 12-17
tuổi, Bộ GD&ĐT đã chỉ đạo các cơ sở giáo dục sẵn sàng
phối hợp, lập danh sách, khảo sát lấy ý kiến đồng ý của
phụ huynh HS và chuẩn bị các điều kiện cần thiết để tổ
chức tiêm tại trường học.
Việc tiêm chủng cho trẻ em vẫn triển khai theo hình
thức chiến dịch, thực hiện trước với trẻ em độ tuổi 16-17,
sau đó sẽ hạ thấp dần độ tuổi.
Cha mẹ, người giám hộ cần ký phiếu đồng ý tiêm
vaccine phòng COVID-19 cho trẻ em. Việc tiêm chủng
chủ yếu thực hiện tại các trường học, trẻ em không đi học
thì tiêm tại trạm y tế, trẻ em có bệnh nền sẽ tổ chức tiêm
tại trung tâm y tế, bệnh viện để có những xử trí phù hợp…
Phát biểu tại buổi làm việc, Bộ trưởng Nguyễn Thanh
Long nêu rõ: Việc để HS, sinh viên (SV) trở lại trường là
nhu cầu chính đáng, do đó các bộ, ngành liên quan, đặc
biệt là UBND các tỉnh, TP cần phải coi đó là việc quan
trọng, tạo điều kiện tối đa cho HS, SV đến trường đảm
bảo an toàn.
Bộ trưởng Bộ Y tế cũng cho biết tại Nghị quyết 128 của
Chính phủ đã nêu rõ Bộ GD&ĐT phối hợp với Bộ Y tế
ban hành hướng dẫn để HS, SV đến trường. Tuy nhiên,
việc triển khai hướng dẫn này phụ thuộc vào tình hình
dịch theo các cấp độ tại mỗi địa phương và chính quyền
các địa phương chịu trách nhiệm chỉ đạo thực hiện.
Tại cuộc họp, lãnh đạo hai bộ đã trao đổi và thống nhất
nên sớm rà soát, bổ sung hướng dẫn
Sổ tay về phòng
chống dịch COVID-19 trong trường học
để tổ chức tập
huấn cho hệ thống trường học toàn quốc các kỹ năng
về dự phòng, quản lý, chăm sóc và phòng chống dịch
COVID-19 để mỗi giáo viên trở thành một cán bộ y tế tại
trường học.
Hai bộ trưởng nhất trí hai bộ cần phải phối hợp chặt
chẽ hơn nữa nhằm triển khai các biện pháp đảm bảo
an toàn sức khỏe trong trường học khi HS, SV trở lại
trường, theo đúng tinh thần của Nghị quyết 128. Cạnh
đó, thúc đẩy các địa phương ứng xử phù hợp với mở cửa
trường học ở từng xã, phường tương đương với các cấp
độ kiểm soát dịch bệnh.
HÀ PHƯỢNG
Bộ trưởngBộY tế: “Học sinh, sinhviên trở lại trường lànhu cầu chínhđáng”
Hai bộ trưởng Bộ Y tế và BộGD&ĐT làmviệc vào chiều 1-11.