252-2021 - page 3

3
Thời sự -
ThứBa2-11-2021
TÁ LÂM
C
hiều 1-11, Bộ Tư lệnh
TP.HCM đã tổ chức
hội nghị sơ kết công tác
phòng chống dịch COVID-19
trên địa bàn TP. Đến dự hội
nghị có Bí thư Thành ủy
TP.HCM Nguyễn Văn Nên,
Chủ tịch UBND TP.HCM
Phan Văn Mãi.
Lo cho người mất
vì COVID-19:
Chủ động, chu toàn
Phát biểu tại hội nghị, ông
Nguyễn Văn Nên, Bí thư
Thành ủy, Bí thư Đảng ủy
Quân sự TP.HCM, cho rằng
đợt bùng phát dịch lần thứ tư
đã trải qua những thời khắc
camgo, khốc liệt và cũng chịu
nhiều đau thương, mất mát,
tác động tiêu cực đếnmọi mặt
đời sống, kinh tế - xã hội của
TP.HCM.
Theo ông Nên, đây là lần
đầu tiên sau hơn 40 năm, Bộ
Quốc phòng có đợt huy động
lực lượng nhiều nhất lịch sử
từ sau chiến tranh biên giới
TâyNamvới hơn 190.000 cán
bộ, chiến sĩ quân đội, quân y
đã tham gia cùng TP.HCM
chống dịch, trong đó có hơn
36.000 cán bộ, chiến sĩ, dân
quân tự vệ của Bộ Tư lệnh
TP.HCM. Cùng với các lực
lượng khác, họ đã âm thầm,
lặng lẽ suốt ngày đêm đến
từng ngõ hẻm để chăm sóc,
cứu người, mang từng gói
thuốc an sinh cho người dân.
Điểm lại nhiều việc làm
giúp người dân trong đại dịch,
Bí thư Thành ủy cho rằng
“không thể nào kể hết được”
và đó là những hình ảnh đầy
xúc động. Có những chiến sĩ
khi làm nhiệm vụ bị nhiễm
nhưng ngay khi khỏi bệnh đã
đăng ký tiếp tục quay trở lại
giúp dân. Họ sẵn sàng nhận
và thực hiện tốt các nhiệm
gian này, ông Nguyễn Văn
Nên đề nghị lực lượng quân
đội cùng phối hợp với Sở Y
tế, Sở LĐ-TB&XH cùng các
cơ quan liên quan tập trung rà
soát từng trườnghợpngười dân
không may qua đời do dịch
bệnh. “Hiện tại, còn một số
gia đình chưa tìm được người
thân củamình, cũng có những
phần tro cốt chưa biết địa chỉ
để giao kịp thời” - ông Nên
nói và đề nghị các lực lượng
cố gắng tối đa không để sót
bất kỳ trường hợp nào.
Bí thư Thành ủy đề nghị
lực lượng quân đội cùng các
đơn vị liên quan sớm triển
khai, thực hiện chặt chẽ, kịp
thời và chu đáo để đưa tro
cốt đến từng gia đình, người
được khi nào thì hết dịch.
Mặc dù TP.HCMđang ở mức
độ 2 - nguy cơ trung bình,
tuy nhiên nếu chủ quan thì
rất khó khăn, hậu quả không
lường trước được. Do vậy,
ông đề nghị lực lượng quân
đội tại từng địa phương cần
phối hợp với cấp ủy, chính
quyền, đoàn thể vận động
người dân nâng cao ý thức
phòng chống dịch, nhận thức
sâu sắc vai trò của người dân
trong bảo vệ chính mình và
cộng đồng.
“Người dân cần hiểu đúng
về dịch bệnh để không quá
lo sợ nhưng cũng không quá
chủ quan” - ông Nên nói và
đề nghị dứt khoát không để
dịch bùng phát trở lại.
Mệnh lệnh từ trái tim
người lính
Theo Bí thư Thành ủy, qua
đợt bùng phát dịch lần thứ tư,
lực lượng vũ trang đã thấy
rõ hơn hai bài học. Bài học
đầu tiên là sự gương mẫu
của người chỉ huy, lãnh đạo.
Theo đó, người chỉ huy khi
ra trận sẽ tạo xung lực, động
lực mạnh mẽ để cán bộ, chiến
sĩ làm theo.
Bài học thứ hai là sự chấp
hành mệnh lệnh của cấp trên,
ý thức chấp hành kỷ cương,
kỷ luật quân đội. “Ngoài việc
chấp hành mệnh lệnh của chỉ
huy, lãnh đạo, có một mệnh
lệnh khác xuất hiện trong đợt
bùng phát dịch COVID-19
vừa qua - đó là mệnh lệnh
từ trái tim người lính” - ông
Nên nhấn mạnh.
“Các chiến sĩ đã hành động
bằng mệnh lệnh từ trái tim để
ứng phó, hỗ trợ người dân
bất kỳ thời gian, địa điểm.
Tất nhiên chúng ta không thể
làm tròn mọi việc vì số lượng
đông, nhu cầu nhiều, nỗ lực
cỡ nào cũng không thể làm
hoàn hảo nhưng người dân
TP thấu hiểu, thông cảm,
lượng thứ đối với tình huống
đó” - ông Nên nói.•
Bí thư Thành
ủy TP.HCM
Nguyễn Văn
Nên phát
biểu tại
hội nghị.
Ảnh:
NGUYỆTNHI
Chiều 1-11, Ban chỉ đạo phòng chống dịch COVID-19
TP.HCM tổ chức họp báo thông tin về tình hình dịch bệnh
trên địa bàn TP.
Tại buổi họp, Phó Giám đốc Sở Nội vụ TP.HCM Lâm
Hùng Tấn cho biết Sở Nội vụ đã căn cứ Chỉ thị 18 của
UBND TP và Nghị quyết 128 của Chính phủ để tham mưu
trình UBND TP phương thức làm việc của cán bộ, công
chức, viên chức, người lao động (gọi chung là cán bộ) tại
cơ quan nhà nước, hiện đang chờ UBND TP ký chính thức.
Ông Tấn cho biết việc bố trí số lượng cán bộ làm việc
trực tiếp tại cơ quan nhà nước tùy thuộc vào việc UBND
TP công bố cấp độ dịch của từng địa phương. Về việc
tiếp nhận, xử lý và trả kết quả hồ sơ, TP khuyến khích các
quận, huyện sử dụng dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4
và trả hồ sơ qua dịch vụ bưu chính công.
Về việc này, ông Phạm Đức Hải, Phó Trưởng Ban chỉ
đạo phòng chống dịch COVID-19 TP, khẳng định căn cứ
tình hình dịch bệnh các quận, huyện, TP Thủ Đức và tình
hình dịch của 312 phường, xã, thị trấn để quyết định số
lượng, quy mô làm việc của các cơ quan nhà nước. “Còn
việc tổ chức như thế nào, lúc nào 30%, 40%, 70% thì Sở
Nội vụ đang trình UBND TP. UBND TP đang cân nhắc,
xem nên lựa chọn phương án nào cho phù hợp” - ông Hải
khẳng định.
Thông tin về cấp độ dịch trên địa bàn TP theo Nghị
quyết 128, ông Hải cho biết tính đến ngày 1-11, TP.HCM
vẫn ở cấp độ 2 (vùng vàng). Đối với cấp quận, huyện: TP
có 13/22 địa phương đạt cấp độ 1, 9/22 địa phương đạt
cấp độ 2 và không có địa phương nào đạt cấp độ 3.
Phó trưởng Ban chỉ đạo phòng chống dịch COVID-19
TP.HCM thông tin TP phải căn cứ vào mức độ dịch để
quyết định mọi việc, kể cả việc đi học trực tiếp. “Chúng
ta không được chủ quan, lơ là vì dịch bệnh còn phức tạp,
khó lường, mong người dân thực hiện tốt các quy định về
phòng chống dịch” - ông Hải nói thêm.
LÊ THOA
vụ được giao như tiếp nhận
thi hài, tổ chức hỏa táng và
chuyển tro cốt các nạn nhân
tử vong do COVID-19 đến
từng gia đình, người thân.
“Hình ảnh những người
lính đứng trang nghiêm tiễn
biệt khi mang từng hũ đựng
tro cốt đến các gia đình đã
mang lại cảm xúc sâu lắng
trong lòng mỗi người. Đó là
một trong những phần việc
mà Bộ Tư lệnh đã chủ động
và thực hiện chu toàn trong
đợt bùng phát dịch vừa qua”
- ông Nên nói và gửi lời cám
ơn đến các chiến sĩ lực lượng
vũ trang, bởi họ đã “vì nhân
dân phục vụ”.
Người đứng đầu Đảng bộ
TP.HCM cho biết đến nay
TP.HCM đã trải qua hơn
một tháng cơ bản kiểm soát
được dịch, từng bước trở lại
bình thường mới. Một trong
những phần việc trong thời
thân. “Điều này thể hiện sự
thấu cảm, chia sẻ với từng
gia đình có thân nhân qua đời
trong đại dịch” - ông Nên nói.
Tích cực giúp dân
lúc khó khăn nhất
Đối với công tác an sinh
xã hội, ông Nguyễn Văn Nên
đề nghị từng cơ quan, đơn vị
lực lượng vũ trang tích cực
tham gia hỗ trợ những hoàn
cảnh khó khăn, nhất là những
người già cả neo đơn cần
chỗ dựa, các trẻ nhỏ mồ côi
cần nơi đỡ đầu là nhóm đối
tượng cần đặc biệt quan tâm.
Theo ông Nên, đến thời
điểm này, Tổ chức Y tế Thế
giới cùng các chuyên gia và
nhà khoa học cũng chưa biết
Trong thời gian
dịch bệnh xảy ra,
các chiến sĩ Bộ Tư
lệnh TP.HCM đã
âm thầm, lặng
lẽ suốt ngày đêm
đến từng ngõ hẻm
để chăm sóc, cứu
người, mang từng
gói thuốc an sinh
cho người dân.
“Chúng tôi khắc ghi,
nhớ mãi hình ảnh này”
Chưa bao giờ nhân viên
ngành y tế có tình cảm rất đặc
biệt với các chiến sĩ lực lượng
vũ trang như trong thời gian
chống dịch, đặc biệt là các
chiến sĩ Bộ Tư lệnh TP.HCM đã
gắn bó suốt với ngành y tế từ
đầu dịch đến bây giờ.
Cólẽxúcđộngnhất,ấntượng
nhấtlàcảnhnhữngngườichiến
sĩ chăm sóc thi hài. Đó là thời
điểm dịch bùng phát dữ dội,
chưa bao giờ nhân viên y tế
đứngtrướccảnhrấtnhiềubệnh
nhân tử vong trong bệnh viện
mà thi hài chưa kịp xử lý. Nếu
không có phương án xử lý thi
hài của Bộ Tư lệnh thì chúng
tôi cũng không biết phải xử lý
tình huống này như thế nào.
Chúng tôi khắc ghi, nhớ mãi
hình ảnh này.
Giám đốc Sở Y tế TP.HCM
TĂNG CHÍ THƯỢNG
Tiêu điểm
Theo báo cáo của BộTư lệnhTP.HCM, trong
đợt dịch lần thứ tư vừa qua, Bộ Tư lệnh đã
phối hợp với SởY tế và các cơquan chức năng
thammưu thiết lập, phục vụ tại 101bệnh viện
điều trị COVID-19 với quy mô 61.093 giường.
BộTư lệnhTP.HCMđã huy động 36.200 cán
bộ, chiến sĩ, dân quân (trong đó có 1.200 cán
bộ) tham gia phục vụ tại các trung tâm cách
ly, bệnh viện dã chiến, điểmphong tỏa và các
chốt kiểm soát dịch.
Bộ Tư lệnh cũng phối hợp với công an và
các lực lượng thiết lập 263 chốt trên địa bàn
TP.HCM; tổ chức đưa người dân đang tạm trú,
sinh sống trên địa bàn TP về lại quê nhà tại
các tỉnh, thành trong cả nước. Đồng thời, tiếp
nhận, cấp phát trên 1,93 triệu túi an sinh, trên
283.000 túi thuốc điều trị F0 tại nhà, các đơn
vị đã hỗ trợ bốc xếp, tiếp nhận trên 15.636 tấn
lương thực, thực phẩm, cấp phát trên 2 triệu
túi an sinh, hỗ trợgiao trên277.140đơnhàng...
36.200 cán bộ, chiến sĩ, dân quân tham gia chống dịch
Bộ đội giúp dân trong đại dịch:
“Không thể nào kể hết được”
Bí thưThành ủy TP.HCMyêu cầu các lực lượng rà soát từng trường hợp cụ thể để đưa tro cốt
người mất trong đại dịch COVID-19 về với gia đình, người thânmột cách nhanh nhất.
TP.HCM: Căn cứ cấpđộdịchđểmở cửa tại các cơ quannhànước
1,2 4,5,6,7,8,9,10,11,12,13,...16
Powered by FlippingBook