252-2021 - page 9

9
Cuối tháng 11, Vietnam Airlines bay thẳng đến Mỹ
Vietnam Airlines cho biết Cục An ninh vận tải Mỹ (TSA) đã chính thức xác nhận hãng đáp ứng toàn bộ yêu cầu về
bảo đảm an ninh để khai thác đường bay thẳng thương mại thường lệ đến Mỹ.
Như vậy, Vietnam Airlines trở thành HHK Việt Nam đầu tiên thực hiện các chuyến bay thẳng thương mại thường
lệ đến Mỹ. Đây là một trong những điều kiện phức tạp và quan trọng nhất mà HHK nước ngoài cần đạt được để Cục
Hàng không Liên bang Mỹ (FAA) cấp phép bay thường lệ đến quốc gia này.
Đại diện hãng thông tin chuyến bay thẳng đến Mỹ đầu tiên dự kiến sẽ cất cánh vào cuối tháng 11 năm nay. Như
vậy, sau 20 nămchuẩn bị, VietnamAirlines sẽ trở thành HHK đầu tiên tại Việt Namkhai thác đường bay thẳng thường
lệ đến Mỹ, quốc gia có hàng rào pháp lý và an ninh hàng không khắt khe bậc nhất thế giới.
lượng hành khách đi từ TP.HCM
đến các tỉnh miền Trung và miền
Bắc tăng nhẹ trong ba tuần qua,
tuy nhiên trong giai đoạn này, các
yêu cầu đi lại khá nghiêm ngặt. Cụ
thể, hành khách tại TP.HCM muốn
đến các tỉnh buộc phải xét nghiệm
COVID-19, khai báo nhiều thông
tin trên một số phần mềm khá mới
khiến nhiều hành khách lúng túng,
mất nhiều thời gian khai báo tại sân
bay trước khi vào làm thủ tục.
Cùng đó, khi về các tỉnh cũng yêu
cầu hành khách khai báo thông tin
bằng bản giấy, khiến một số khu
vực của cảng hàng không dồn nhiều
hành khách vào sảnh cửa ra đông
đúc khi có chuyến bay đến. Một số
địa phương còn yêu cầu cách ly tập
trung bảy ngày và bảy ngày theo
dõi tại nhà với người mới tiêm mũi
1 vaccine phòng COVID-19, khiến
lượng hành khách còn dè dặt đi lại.
Lý do chưa công bố
bán vé tết
Thường lệ, tháng 8 hằng năm,
các hãng bắt đầu mở bán vé đi
lại dịp tết, thế nhưng năm nay do
dịch bệnh kéo dài nên dù đã đến
đầu tháng 11 vẫn chưa có hãng
nào công bố hoạt động bán vé
dịp tết Nguyên đán Nhâm Dần
2022. Các đại lý cho biết hiện các
hãng khá thận trọng khi mở bán
vé tết, trong khi các năm trước
thời điểm này rất sôi động. Bên
cạnh đó, hiện cũng chưa có hành
khách hỏi khi nào mở bán vé cao
điểm tết.
Nói về sự im ắng này, ông Duy
nhận định do đường bay nội địa
mới phục hồi sau gần sáu tháng tê
liệt nên các hãng còn thăm dò tình
hình hành khách đi lại để tính toán
mức độ phục hồi của thị trường và
diễn biến của dịch bệnh mới mạnh
dạn mở bán.
Theo lãnh đạo đại lý vé máy bay
Hồng Ngọc Hà, năm ngoái dịch bệnh
bùng phát dịp cận tết khiến hành
khách hoãn bay, hủy vé hàng loạt
nên năm nay hành khách sẽ thăm
dò cẩn thận hơn, có thể sát tết mới
định liệu có nên về quê hay ở lại TP.
Các đại lý vé cũng nhận định vé
tết năm nay sẽ rất nhiều nên không
còn tình trạng khan vé như các năm
trước. Tuy nhiên, hoạt động đặt vé sẽ
không sôi động như các năm trước
với nhiều lý do như nguồn thu nhập
giảm, lo ngại dịch bệnh bùng phát
PHONGĐIỀN
H
iện các hãng hàng không
(HHK) đã khôi phục hoàn
toàn mạng bay nội địa, lượng
hành khách đi lại bằng máy bay đã
có chuyển động đáng kể trên một
số chặng bay. Trong đó, chặng bay
từ TP.HCM đi các địa phương là
nhiều nhất, còn chiều ngược lại vẫn
khá hạn chế.
Đường bay nội địa
phục hồi nhẹ
Ông PhạmNgọc Duy, chủ một đại
lý vé máy bay tại TP.HCM, cho biết
một tuần qua, mạng bay nội địa đã
phục hồi trở lại, lượng hành khách
chiều từ TP.HCM đi đạt 60%. Trong
đó, lượng hành khách tập trung chủ
yếu trên các chặng từ TP.HCMđi Đà
Nẵng, Hà Nội, Chu Lai… Ở những
đường bay này, lượng hành khách
tăng nhanh, bình quân có 3-4 chuyến/
ngày. Chiều ngược lại từ các địa
phương đến TP.HCM, lượng hành
khách đặt vé khá hơn trong tháng 11
nhưng không dồn vào các ngày cao
điểm mà đi rải đều nhiều thời điểm.
Theo ông Duy, giai đoạn đầu mở
các đường bay, giá vé trên nhiều
đường bay rất cao trong khi lượng
hành khách đi lại khá thấp. Tuy nhiên,
tuần cuối của tháng 10, giá vé hạ
nhiệt khá nhanh nên kích cầu lượng
hành khách đi lại nhích lên đáng kể.
Còn theo lãnh đạo đại lý vémáy bay
Hồng Ngọc Hà tại TP.HCM, những
tuần đầumạng bay nội địamở cửa trở
lại lượng hành khách đi lại còn thấp,
tuy nhiên một tuần trở lại đây lượng
hành khách đặt vé đã chuyển động khá
nhanh.Vị này nhận định domột số địa
phương còn yêu cầu theo dõi sức khỏe
tại nhà bảy ngày đối với hành khách
từ các tỉnh, thành phía Nam trở về nên
hành khách đi lại chưa cao.
Ngoài ra, theo ghi nhận của PV,
Lượng hành khách đi lại trên đường bay nội địa đã tăng nhẹ trở lại. Ảnh: PHONGĐIỀN
Đường bay nội địa phục hồi,
vé máy bay tết vẫn yên ắng
Các đại lý vé máy bay cho biết hiện các hãng khá thận trọng khi mở bán vé tết, trong khi các năm trước
thời điểmnày rất sôi động.
hoặc tính toán đi lại bằng xe cá nhân.
“Hiện nhiều người chưa xác định
nên ở lại hay về tết thay vì quyết
định đặt vé tết trước bốn tháng như
các năm trước. Thay vào đó, nhiều
hành khách có thể tăng thêm ý chí và
đặt vé trước một tuần” - ông Nguyễn
Văn Quý, Giám đốc điều hành đại
lý vé Hatika, nói.
Trao đổi với
Pháp Luật TP.HCM
,
đại diện Vietnam Airlines Group
(VietnamAirlines, Pacific Airlines
và VASCO) chia sẻ cách nay hai
tháng Vietnam Airlines Group đã
có kế hoạch về chương trình vé cao
điểm tết, tuy nhiên do dịch bệnh
bùng phát và nhà chức trách hàng
không yêu cầu không mở bán vé
trước khi cấp phép nên hoãn lại.
“Dự kiến 10 ngày tới khi đánh
giá tình hình dịch bệnh, lượng hành
khách đi lại và phê chuẩn từ nhà
chức trách hàng không chúng tôi sẽ
công bố chương trình vé máy bay
trong giai đoạn cao điểm tết” - vị
này cho biết.•
Thủ tướngđồng ýưu tiênxâydựngđường sắt tốc độ caoBắc -Nam
Theo đề xuất, dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Namdài 1.559 km chạy dọc hành lang Bắc - Nam, nối Hà Nội và TP.HCM.
Tháng 8 hằng năm, các
hãng bắt đầu mở bán vé đi
lại dịp tết, thế nhưng năm
nay do dịch bệnh kéo dài
nên dù đã đến đầu tháng
11 vẫn chưa có hãng nào
công bố hoạt động bán vé
dịp tết Nguyên đán Nhâm
Dần 2022.
Ngày 1-11, Bộ GTVT đã công bố quy hoạch mạng lưới
đường sắt giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 do
Thủ tướng phê duyệt. Trong đó, đáng chú ý nhất là việc bổ
sung quy hoạch tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam, mà
quy hoạch trước đây chưa từng đề cập.
Theo đó, từ nay đến năm 2030 sẽ đầu tư xây dựng mới
tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam, trong đó ưu tiên triển
khai đầu tư trước đoạn Hà Nội - Vinh, Nha Trang - TP.HCM.
Bộ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Thể cho biết đây là cơ sở
quan trọng để Bộ GTVT tham mưu cho Chính phủ xây dựng
đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam hiện đại để cạnh tranh với
hàng không. “Trong nhiệm kỳ này Chính phủ sẽ báo cáo Bộ
Chính trị, trình Quốc hội thông qua chủ trương đầu tư dự án
này để kỳ tới chuẩn bị các bước đầu tư, giải phóng mặt bằng
nhằm sớm khởi công tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam
theo đúng quy hoạch được phê duyệt” - ông Thể cho hay.
Trước đó, Bộ GTVT trình Thủ tướng báo cáo nghiên cứu
tiền khả thi dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam.
Theo đề xuất, dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam dài 1.559
km chạy dọc hành lang Bắc - Nam, nối Hà Nội và TP.HCM.
Tốc độ thiết kế đoàn tàu 350 km/giờ, tốc độ khai thác 320
km/giờ; được xây dựng để khai thác riêng tàu chở khách, còn
đường sắt quốc gia hiện nay được cải tạo để chở hàng.
Theo tính toán của tư vấn, tàu khai thác tốc độ 320 km/giờ
đi từ Hà Nội đến Vinh mất 1 giờ, trong khi thời gian chờ đợi
và di chuyển bằng đường hàng không bao gồm cả tiếp cận,
kiểm tra an ninh sẽ mất 3 giờ; trên chặng Hà Nội - Nha Trang
là 4,2 giờ, tương đương thời gian đi máy bay khoảng 4,5 giờ;
chặng Hà Nội - TP.HCM là 5,5 giờ, dài hơn máy bay chỉ 1
giờ nên tính cạnh tranh với đường hàng không khá cao.
“Với giá vé tàu tốc độ cao 320 km/giờ được tính toán và
giữ ở mức bằng khoảng 75% giá vé bình quân máy bay thì
người dân có thể lựa chọn tàu tốc độ cao. Xét thêm về tính
thuận tiện đi lại và tính đúng giờ của đường sắt tốc độ cao
sẽ càng hấp dẫn với hành khách…” - Bộ GTVT phân tích.
Nếu theo phương án trên, tổng mức đầu tư dự án dự kiến trên
58 tỉ USD (tương đương 1,3 triệu tỉ đồng). Trong đó, giai đoạn 1
cần khoảng 10,83 tỉ USD, giai đoạn 2 cần khoảng 13,83 tỉ USD.
Hiện Thủ tướng đang giao Hội đồng thẩm định nhà nước thẩm
định báo cáo của Bộ GTVT. TS Nguyễn Xuân Thủy, chuyên gia
giao thông, cho rằng với tiềm lực kinh tế hiện nay nên nâng cấp
đường sắt quốc gia lên thành đường đôi, chưa nên điện khí hóa
mà chỉ nên diesel hóa. Tức là dùng đầu máy hàng chục ngàn mã
lực, nâng tốc độ chạy tàu từ 60 km/giờ như hiện nay lên 120-150
km/giờ. Với phương án này, ngân sách nhà nước chỉ tốn khoảng
10-15 tỉ USD và thực hiện trong 5-10 năm. Khi hoàn thành sẽ
chở được hành khách lẫn hàng hóa.
“Còn đường sắt cao tốc Bắc - Nam theo tôi là nên đầu
tư nhưng phải sau năm 2045. Bởi đầu tư quá sớm chúng ta
không có tiền, đời sống người dân còn thấp, khó có điều kiện
sử dụng tuyến đường sắt hiện đại như vậy… Đặc biệt nền
công nghiệp đường sắt trong nước còn hạn chế, nếu đầu tư
sớm phụ thuộc quá nhiều vào nước ngoài sẽ khó hiệu quả và
dẫn đến thua lỗ…” - ông Thủy cho hay.
VIẾT LONG
1,2,3,4,5,6,7,8 10,11,12,13,14,15,16
Powered by FlippingBook