252-2021 - page 4

4
Thời sự -
ThứBa2-11-2021
Sáng 1-11 (theo giờ địa phương), Thủ tướng Phạm
Minh Chính đã tham dự Hội nghị đối thoại với Ngân hàng
Standard Chartered với hơn 300 lãnh đạo cấp cao của các
doanh nghiệp và nhà đầu tư nước ngoài. Thủ tướng cũng
chứng kiến lễ trao các biên bản ghi nhớ với tổng giá trị 8,5
tỉ USD cho ba doanh nghiệp Việt Nam nhằm hỗ trợ các dự
án phát triển bền vững.
Cuộc đối thoại với chủ đề “Kiến tạo tương lai thịnh
vượng và bền vững thông qua đầu tư tư nhân” do Ngân
hàng Standard Chartered Việt Nam, Bộ KH&ĐT và
Đại sứ quán Việt Nam tại Vương quốc Anh tổ chức tại
Glasgow, Vương quốc Anh, bên lề Hội nghị biến đổi khí
hậu của Liên Hợp Quốc (COP26).
Phát biểu tại cuộc đối thoại, Thủ tướng nhấn mạnh Việt
Nam kiên định chính sách đối ngoại độc lập, tự chủ, đa
dạng hóa, đa phương hóa; chủ động, tích cực hội nhập quốc
tế toàn diện, sâu rộng; là bạn, đối tác tin cậy và là thành
viên tích cực, có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế.
Việt Nam hiện đang tập trung tái cơ cấu nền kinh tế,
trọng tâm là tái cơ cấu đầu tư (đầu tư công, đẩy mạnh hợp
tác công - tư...), tái cơ cấu hệ thống ngân hàng theo hướng
tăng quy mô, giảm đầu mối, tăng chất lượng; tái cơ cấu
mô hình tăng trưởng theo hướng phát triển bền vững, tăng
trưởng xanh...
Thủ tướng khẳng định hòa bình, hợp tác, phát triển bền
vững, tăng trưởng xanh là những vấn đề toàn cầu, ảnh
hưởng tới tất cả người dân, do đó cần cách tiếp cận toàn
cầu và toàn dân để giải quyết.
Theo Thủ tướng, trong nhiều vấn đề cấp bách mà thế
giới phải đối mặt, Việt Nam là người đi sau, tuy có tiếp
cận chậm hơn nhưng cũng có cơ hội của người đi sau nếu
biết tranh thủ, học tập được kinh nghiệm từ những người
đi trước, đồng thời tránh được những khó khăn mà người
khác đã trải qua.
Phân tích về những cơ hội đầu tư tại Việt Nam, Thủ
tướng cũng cho biết trong những tháng đầu năm 2021,
Việt Nam vẫn giữ vững được ổn định kinh tế vĩ mô, bảo
đảm các cân đối lớn về thu chi ngân sách, xuất nhập khẩu,
năng lượng, lương thực, thực phẩm...
Thủ tướng nhấn mạnh một cơ hội khác của Việt Nam là
yếu tố con người. Nhiều nhà đầu tư tại Việt Nam cho rằng
con người là quyết định trong thu hút đầu tư. Việt Nam
xác định con người vừa là chủ thể, vừa là trung tâm, vừa
là mục tiêu, vừa là động lực của phát triển, không hy sinh
tiến bộ và công bằng xã hội để chạy theo tăng trưởng kinh
tế đơn thuần.
Đặc biệt, tình hình càng khó khăn, phức tạp, người Việt
Nam càng đoàn kết, nỗ lực để phấn đấu vươn lên, vượt
qua, khẳng định và trưởng thành.
(Theo
Chinhphu.vn
)
TẤNLỘC
N
gày 1-11, UBND tỉnh
Phú Yên cho hay đề
án “Cơ chế , ch í nh
sách liên kết vùng nam
Phú Yên - bắc Khánh Hòa”
(gọi tắt là đề án) đang được
Bộ KH&ĐT thẩm định để
trình Thủ tướng Chính phủ
phê duyệt.
Đề án này được hai tỉnh
Phú Yên, Khánh Hòa phối
hợp xây dựng theo chỉ đạo
của Thủ tướng nhằm đề xuất
nền tảng cơ chế, chính sách,
giải pháp liên kết vùng.
Tạo bước đột phá
để phát triển
Mục tiêu của đề án là tạo
bước đột phá trong phát
triển kinh tế - xã hội hai tỉnh
Phú Yên, Khánh Hòa và cả
khu vực miền Trung - Tây
Nguyên.
Theo đề án trên, hạt nhân
liên kết phát triển vùng nam
Phú Yên - bắc Khánh Hòa
là Khu kinh tế (KKT) Nam
Phú Yên của tỉnh Phú Yên
tỉnh trên, điểm xuất phát
kinh tế của các địa phương
trong vùng còn thấp, cơ cấu
kinh tế chuyển dịch chậm,
kết cấu hạ tầng đa mục tiêu,
kết nối liên vùng và nội vùng
chưa được đầu tư đồng bộ.
Mặt khác, tiềm năng, thế
kết, tạo động lực phát triển
vùng nam Phú Yên - bắc
Khánh Hòa.
Theo đó, hai tỉnh đề nghị
Chính phủ xem xét về chính
sách thuế thu nhập doanh
nghiệp được hưởng 0% trong
thời hạn 15 năm đối với các
dự án mang tính động lực
phát triển. Đó là các dự án
xây dựng cơ sở kết cấu hạ
tầng khu công nghiệp, năng
lượng, công nghiệp hỗ trợ
cho ngành đóng tàu.
Đề xuất trên xuất phát từ
việc hai tỉnh PhúYên - Khánh
Hòa muốn khai thác hiệu
quả kết cấu hạ tầng đa mục
tiêu, kết nối liên vùng và nội
vùng. Trong đó hỗ trợ nhau
trên cơ sở hình thành cụm
cảng Vân Phong - Vũng Rô,
được coi là một trong những
khu vực cửa ngõ chính ra
Biển Đông của Tây Nguyên.
Hai tỉnh cũng kiến nghị
miễn tiền thuê đất đối với
các dự án đầu tư kinh doanh
phát triển hạ tầng các khu
công nghiệp, khu chế xuất,
khu công nghệ cao; miễn,
giảm thuế đối với nguồn
nguyên liệu phục vụ sản
xuất các ngành, lĩnh vực,
sản phẩm có năng lực cạnh
tranh cao…
Hai tỉnh đề nghị Chính
phủ đầu tư để giải tỏa hết
công suất các dự án điện
năng lượng tái tạo được đầu
tư xây dựng, góp phần đảm
bảo nguồn điện phục vụ cho
phát triển vùng nam Phú
Yên - bắc Khánh Hòa và
nguồn điện quốc gia.
Hai tỉnh cũng kiến nghị
trung ương cho phép tổ chức
lập, trình thẩm định, quyết
định phê duyệt quy hoạch
cục bộ xây dựng các KKT
phù hợp tình hình phát triển.
UBND hai tỉnh Phú Yên,
Khánh Hòa kiến nghị Chính
phủ bổ sung hai tỉnh này
vào vùng kinh tế trọng điểm
miền Trung hoặc được hưởng
chính sách như vùng kinh tế
trọng điểm.•
Cảng Vũng Rô (Phú Yên) sẽ được nâng cấp, kết nối với cảng Vân Phong. Ảnh: NGÔXUÂN
và KKT Vân Phong của tỉnh
Khánh Hòa.
Hai KKT này đang được
hai tỉnh tập trung đầu tư xây
dựng thành các KKT tổng
hợp đa ngành, đa lĩnh vực,
đa chức năng với trọng tâm
là loại hình công nghiệp có
hàm lượng công nghệ cao,
các ngành công nghiệp gắn
với cảng biển nước sâu. Cả
hai tỉnh Phú Yên đều xác
định các KKT này sẽ tạo
động lực phát triển kinh
tế - xã hội của địa phương.
Tuy nhiên, theo đánh giá
của hai tỉnh PhúYên - Khánh
Hòa, điều kiện hai tỉnh còn
khó khăn, chưa được đầu
tư đúng mức, kết cấu hạ
tầng kỹ thuật, xã hội chưa
đáp ứng được yêu cầu; cơ
chế, chính sách pháp luật
có liên quan các KKT chưa
đồng bộ, còn chồng chéo...
Do đó, các KKT phát triển
chưa tương xứng với tiềm
năng, lợi thế, chưa thể hiện
được vai trò động lực của
các địa phương.
Cũng theo lãnh đạo hai
mạnh của các vùng khá
tương đồng, các ngành kinh
tế chủ lực của hai tỉnh Phú
Yên, Khánh Hòa cũng gần
giống nhau. Tuy nhiên, mỗi
tỉnh lại thực hiện chính sách
ưu đãi, thu hút đầu tư cho
riêng mình mà chưa liên kết
chặt chẽ để biến lợi thế so
sánh của khu vực thành lợi
thế cạnh tranh; tạo lợi thế tối
ưu hóa các nguồn lực để giải
quyết những vấn đề chung
đặt ra cho hai địa phương.
Đề xuất nhiều
chính sách mới
cho cả vùng
Trong đề án, UBND tỉnh
Phú Yên và Khánh Hòa đề
xuất, kiến nghị Chính phủ
cho áp dụng một số cơ chế,
chính sách thực hiện liên
Việc hình thành
cụm cảng Vân
Phong - Vũng Rô
được coi là một
trong những khu
vực cửa ngõ chính
ra Biển Đông của
Tây Nguyên.
Cần cơ chế cho vùng namPhú Yên
- bắc Khánh Hòa tăng tốc
Vùng namPhúYên - bắcKhánhHòa sẽ có cơ chế, chính sách riêng về liên kết vùng để thu hút đầu tư, phát triển.
Thủ tướng: Trongkhókhăn có cơhội để chúng tavươn lên
Thủ tướng PhạmMinh Chính chứng kiến lễ trao các biên bản
ghi nhớ với tổng giá trị 8,5 tỉ USD cho ba doanh nghiệp Việt Nam
nhằmhỗ trợ các dự án phát triển bền vững. Ảnh: VGP
TheoôngTrầnHữuThế, Chủ tịchUBND tỉnh
PhúYên, hai tỉnh kiếnnghị bổ sungquy hoạch
đường bộ cao tốc nối PhúYên vớiTây Nguyên
vào quy hoạchmạng lưới đường bộViệt Nam
thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Bổ sung đường cao tốc Buôn Ma Thuột
(Đắk Lắk) - Nha Trang (Khánh Hòa) vào quy
hoạch mạng lưới đường bộ Việt Nam thời kỳ
2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 nhằm
kết nối hạ tầng vùngTây Nguyên với KKTVân
Phong nói riêng, tỉnh Khánh Hòa nói chung.
Đề án kiến nghị ưu tiên đầu tư các dự án
trọng điểm giai đoạn 2021-2025. Đó là nâng
cấp Cảng hàng khôngTuy Hòa lên công suất
5 triệu hành khách/năm. Đầu tư dự án xây
dựng đường bộ cao tốc đoạn Tuy Hòa - Vân
Phong dài khoảng 30 km từ sân bay Tuy
Hòa kết nối vào dự án thành phần đoạn Vân
Phong - Nha Trang.
Đầu tư dự án xây dựng đường bộ cao tốc
nối Phú Yên với Tây Nguyên, từ cảng Bãi Gốc
(KKT Nam Phú Yên) nối quốc lộ 1 đi KKT Vân
Phongvới đườngcao tốcBắc -Namphíađông,
điểm cuối tại cửa khẩu Đắk Ruê (Đắk Lắk)…
Làm đường cao tốc nối Phú Yên, Khánh Hòa với Tây Nguyên
1,2,3 5,6,7,8,9,10,11,12,13,14,...16
Powered by FlippingBook