8
Hơn 10 năm đề xuất đầu tư
Tháng 12-2009, UBND TP.HCM chấp thuận chủ trương cho Công ty Tiên
Phong tổ chức nghiên cứu đầu tư dự án lắp đặt hệ thống thiết bị kiểm
soát và thu phí tự động đối với các loại ô tô ra vào khu vực trung tâm TP.
Tháng 1-2010, Văn phòng Chính phủ có thông báo của phó thủ tướng
Chính phủ đồng ý về nguyên tắc thu phí ô tô lưu thông vào trung tâm TP
để hạn chế ùn tắc giao thông. Tháng 5-2010, chủ đầu tư đề xuất dự án thu
phí ô tô lưu thông vào trung tâmTP. Tháng 8-2010, UBNDTP chấp thuận về
nguyên tắc và cách thức nghiên cứu đã được nhà đầu tư báo cáo.
Tháng 1-2011, đề cương chi tiết giai đoạn nghiên cứu khả thi dự án đã
được Sở GTVT thông qua. Nhà đầu tư đã hoàn tất báo cáo nghiên cứu khả
thi, Sở GTVT lấy ý kiến ban ngành để hoàn thiện.
Tháng 1-2017, chủ đầu tư đề xuất tiếp tục nghiên cứu khả thi của dự án
thu phí ô tô vào trung tâmTP để hạn chế ùn tắc giao thông. Tháng 4-2017,
UBND TP.HCM đồng ý chủ trương cho Công ty Tiên Phong tiếp tục nghiên
cứu khả thi theo quy định đầu tư theo hình thức đối tác công - tư. Tháng
8-2017, chủ đầu tư có tờ trình kèm theo hồ sơ đề xuất dự án.
Tháng4-2018, chủđầu tư có vănbảnhoàn chỉnhbáo cáo và trìnhduyệt đề
xuất dự án trên. Tháng 9-2018, có 7/10 đơn vị có ý kiến góp ý về dự án trên.
Năm 2020, HĐND TP.HCM đã thông qua nghị quyết về việc thực hiện
tăng cường vận tải hành khách công cộng kết hợp kiểm soát sử dụng xe
cơ giới cá nhân tham gia giao thông trên địa bàn TP, trong đó có giải pháp
thu phí ô tô vào trung tâm.
Đô thị -
ThứBa2-11-2021
Theođềxuất củaCông tyTiênPhong,
dự án được đầu tư theo phương thức
đối tác công - tư, hợp đồng BLT (xây
dựng - thuê dịch vụ - chuyển giao).
Tổngmức đầu tư khoảng2.247 tỉ đồng.
Trong đó, tổng mức đầu tư ban đầu là
478 tỉ đồng, chi phí vận hành của dự
án trong 10 năm là 1.769 tỉ đồng. Lộ
trình thực hiện dự kiến như sau:Tháng
11-2021 sẽ đề xuất thực hiện đầu tư dự
án PPP; từ tháng 11-2021 đến tháng
1-2022 sẽ lập báo cáo nghiên cứu tiền
khả thi; dự kiến tháng 11-2022 sẽ lựa
chọn nhà đầu tư.
Tiêu điểm
ĐÀOTRANG-KIÊNCƯỜNG
S
ở GTVT TP.HCM cho biết về
vấn đề thu phí các xe vào trung
tâm TP.HCM, hiện nay nhà
đầu tư mới đề xuất với Sở GTVT
và UBND TP.HCM. Sở GTVT đã
trình UBND TP, các sở, ngành để
tiến hành thammưu UBND TP xem
xét, quyết định. Sau khi có kết quả,
sở sẽ hướng dẫn Công ty CP Công
nghệ Tiên Phong (gọi tắt là Công
ty Tiên Phong) lập hồ sơ đề xuất
dự án theo quy định của pháp luật
hiện hành.
Thu phí trong
giờ cao điểm
Theo đề xuất của Công ty Tiên
Phong về thu phí xe vào trung tâm
TP, dự kiến thời gian thu phí tính
theo giờ cao điểm, từ 6 giờ đến 9
giờ và từ 15 giờ đến 19 giờ. Trong
đó, mức phí thu dự kiến là 40.000
đồng cho xe con tiêu chuẩn và 70.000
đồng cho xe tải, xe khách khi lưu
thông vào trung tâm, không thu phí
xe đi ra. Miễn phí đối với xe buýt và
các loại xe ưu tiên quy định trong
thu phí sử dụng đường bộ như xe
cứu hỏa, xe cứu thương… Đối với
taxi có đăng ký tại TP sẽ được tạm
giảm 20.000 đồng/xe.
Công ty này xây dựng hệ thống
thu phí bao gồm vành đai khép kín
quanh khu vực trung tâm TP gồm
quận 1, quận 3 theo công nghệ thu
phí đa làn không dừng.
Các cổng thu phí được bố trí trên
một vành đai khép kín quanh khu
vực trung tâm TP. Vành đai khép
kín này bao gồm các tuyến đường
Hoàng Sa, Nguyễn Phúc Nguyên,
Ba Tháng Hai, Lê Hồng Phong, Lý
Thái Tổ, Nguyễn Văn Cừ, Võ Văn
Kiệt, Tôn Đức Thắng. Bên cạnh
đó, khu vực thu phí cũng được bố
trí tại các đoạn đường có tình trạng
ùn tắc nghiêm trọng là Trường Sơn,
Cộng Hòa.
Theo Công ty Tiên Phong, việc
thu phí có mục đích điều tiết giao
thông vào các khu vực đang ùn tắc,
giảm ùn tắc giao thông trên các trục
chính nối khu vực trung tâm TP.
Đồng thời bổ sung nguồn ngân sách
bảo trì đường bộ của TP, thúc đẩy
người dân sử dụng xe giao thông
công cộng và các xe có hiệu quả
sử dụng đường cao.
Quay lại từ đầu sau 10 năm
Ông LâmThiếu Quân, Tổng giám
đốc Công ty Tiên Phong, cho biết
đến nay dự án đã qua hơn 10 năm từ
lúc đề xuất. Mấy năm trước, UBND
TP quyết định lấy ngân sách ra triển
khai, còn bây giờ UBND TP đề nghị
nhà đầu tư làm tiếp.
Các số liệu thì đều giống như kế
hoạch trước đây TP dự kiến làm. Tuy
nhiên, đến nay dự án này vẫn chỉ là
bước nghiên cứu đề xuất và tất cả
phải làm lại từ đầu.
Trong thủ tục đầu tư có các bước:
Đề xuất dự án, duyệt đề xuất dự án;
nghiên cứu khả thi, duyệt nghiên
cứu khả thi; duyệt dự án triển
khai… “Sau hơn 10 năm, chúng
ta đang quay trở lại bước đề xuất,
nghĩa là quay về từ đầu. Dù sao
cũng có thuận lợi khi đã có các số
liệu từ trước, cách tính từ trước
nhưng tình hình giao thông bây
giờ đã khác nên đều phải nghiên
cứu lại” - ông Quân nói.
Về câu hỏi khi nào dự án được
triển khai thì ông Quân cho rằng
chắc phải cần thời gian dài. “Mặt
khác, hiện nay giao thông công
cộng, xe buýt thì đang thua lỗ,
tiền không có, Nhà nước hỗ trợ xe
buýt cũng hạn chế hơn, vận hành
metro cũng tốn rất nhiều chi phí.
Vậy chúng ta lấy tiền ở đâu để làm
giao thông công cộng? Câu hỏi này
chúng ta cần phải tính tới” - ông
Quân bày tỏ.
Cần phát triển giao thông
công cộng trước một bước
TSDươngNhưHùng,TrưởngKhoa
quản lý công nghiệp Trường ĐH
3 vấn đề cần làm
trước khi thu phí xe
vào trung tâm TP.HCM
Dự kiếnmức thu phí các xe vào trung tâmTP.HCM là 40.000 đồng
cho xe con tiêu chuẩn và 70.000 đồng cho xe tải, xe khách.
Bách khoa (ĐH Quốc gia TP.HCM),
cho biết thu phí vào trung tâm TP,
một phần để hạn chế xe cá nhân, nó
cũng mang tính điều tiết, còn hiệu
quả như thế nào thì phụ thuộc vào
cách làm. Ở một số quốc gia như
Singapore vẫn làm và họ dùng công
nghệ để thu phí.
“Tôi không phản đối việc thu phí
nhưng cách làm như thế nào, triển
khai ra sao chúng ta cần minh bạch.
Còn về lâu dài, nhu cầu đi xe cá nhân
vào trung tâm TP là luôn hiện hữu,
chúng ta phải tìm cách đáp ứng” - TS
Hùng nhấn mạnh.
TS Hùng cho rằng nếu chúng ta
làm không khéo, trung tâm TP sẽ
mất sức hút về phát triển khi nhu
cầu đi lại không được đáp ứng đầy
đủ. Chúng ta phải thấy trung tâm
TP là nơi tập trung dân văn phòng,
kinh tế, tài chính… Do đó, chúng
ta cần phải nghiên cứu, có phản
biện, có góp ý cụ thể của nhiều
bên, chuyên gia, người dân, tổ
chức… để tránh các hệ quả không
tốt sau này.
Kiến trúc sư Ngô Viết Nam Sơn,
chuyên gia quy hoạch đô thị, cho
rằng có ba vấn đề quan trọng TP
cần phải làm trước khi tính toán
đến việc thu phí xe cá nhân vào
trung tâm TP.
Cụ thể, thứ nhất, TP cần tổ chức
mạng lưới giao thông công cộng để
thuận lợi cho người dân đi lại. Thứ
hai, TP cần tính toán đến việc tăng
phí giữ xe ở trung tâm TP cũng góp
phần hạn chế xe cá nhân. Nhiều
nước đã làm và mang lại hiệu quả.
Còn việc làm vành đai thu phí thì
khá tốn kém ngân sách và chưa thể
làm được ngay.
Thứ ba, giải pháp đưa các trung
tâm, dịch vụ thương mại ra ngoài
trung tâm TP cũng là một biện pháp
để giảm ùn tắc ở trung tâm TP. Nhà
nước có thể khuyến khích việc di
chuyển ra ngoại ô bằng cách giảm
thuế cho doanh nghiệp. Như vậy,
các xe giao thông không còn tập
trung vào trung tâm TP.
“Trong hoàn cảnh hiện nay thì
việc thu phí các xe vào trung tâm
TP không phải là điều quan trọng
nhất, có thể thu phí sẽ đẩy chi phí
vận chuyển của các doanh nghiệp.
Theo đó, TP cần tính toán thực hiện
ba nội dung trên, sau đó mới tính
đến việc thu phí các xe vào trung
tâm TP” - ông Sơn góp ý.•
Sơ đồ các tuyến đường tạo thành vành đai khép kín trung tâmTP.HCM. Đồ họa: HỒTRANG
Chủ đầu tư đề xuất làm
hệ thống thu phí bao gồm
vành đai khép kín quanh
khu vực trung tâm TP
gồm quận 1, quận 3 theo
công nghệ thu phí đa làn
không dừng.
Đường CộngHòa được đề xuất đặt cổng thu phí. Đây làmột trong các tuyến
đường có lượng xe lưu thông rất nhiều. Ảnh: NGUYỄNTÂN