10
Bạn đọc -
ThứHai 15-11-2021
Sẽ mở đợt cao điểm xử lý tình trạng
buôn bán tự phát
Khoảng đầu tháng 7-2021, chợ BìnhĐiền phải tạmngưng hoạt động
để phòng chống dịch. Ngày 30-9, chợ được mở lại nhưng chỉ làm điểm
trung chuyển hàng hóa. Đến ngày 1-11, chợ mới được hoạt động lại
nhưng chỉ được hoạt động với công suất khoảng 30%. Đoạn từ đường
Nguyễn Văn Linh, dài khoảng 36 m thuộc địa phận huyện Bình Chánh
nối vào chợ Bình Điền có xảy ra tình trạng buôn bán tự phát, lấn chiếm
lòng lề đường.
Trước đây, UBND huyện Bình Chánh, UBND quận 8 và Công ty Quản
lý và kinh doanh chợ BìnhĐiền có ký kế hoạch liên tịch để các bên cùng
ra quân xử lý tình trạng buôn bán tự phát xung quanh chợ.
Huyện Bình Chánh làm rất kiên quyết, ngày nào lực lượng chức
năng gồm cán bộ quản lý đô thị, công an cũng xuống kiểm tra, xử lý.
Bởi việc buôn bán tự phát vẫn còn diễn ra thường xuyên nên chúng
tôi vẫn phải kiểm tra liên tục. Theo kế hoạch, huyện sẽ mở đợt cao
điểm xử lý tình trạng buôn bán tự phát xung quanh chợ Bình Điền
đến đầu năm 2022.
Ông
NGUYỄNVĂN TÀI
,
Phó Chủ tịch UBND huyện Bình Chánh
PLO.VN
hôm nay có gì?
VÕHÀ
P
hảnánhđến
PhápLuậtTP.HCM
,
nhiều tiểu thương chợ đầu mối
Bình Điền (quận 8, TP.HCM)
cho biết từ ngày 1-11, chợ được phép
hoạt động lại nhưng việc buôn bán
gặp nhiều khó khăn, ế ẩm.
Theo các tiểu thương, nguyên
nhân là vì xung quanh chợ đang
diễn ra tình trạng nhiều người tập
trung buôn bán tự phát với quy mô
lớn, khiến việc lưu thông ra vào
chợ khó khăn.
Ngoài ra, việc công ty quản lý
chợ quy định người mua phải chịu
sự kiểm soát phòng chống dịch
COVID-19 nên nhiều người ngại
vào chợmà chọnmua ở những điểm
bán tự phát bên ngoài.
Mất 70% lượng khách
vì chợ tự phát
Chị NTH, một tiểu thương
tại chợ Bình Điền, cho biết sau
bốn tháng tạm ngưng vì dịch
COVID-19, chợ được hoạt động
lại từ ngày 1-11.
Theo quy định của công ty quản
lý chợ, người ra, vào chợ mua, bán
phải đảm bảo ba điều kiện như đã
tiêm đủ hai mũi vaccine hoặc là
F0 khỏi bệnh COVID-19 dưới sáu
tháng có giấy xác nhận của cơ quan
y tế; có thẻ ra vào chợ; có giấy xét
nghiệm COVID-19 âm tính có giá
trị trong vòng 14 ngày kể từ ngày
xét nghiệm…
Sau một thời gian nghỉ bán do
dịch, gia đình chị không có nguồn
thu nhập nào nên cuộc sống rất
khó khăn. Khi nghe thông báo tiểu
thương được bán trở lại, gia đình
chị vừa mừng vừa lo.
Theo chị H, khi bán trở lại, thu
nhập của việc mua bán đã giảm
rất nhiều so với lúc trước vì bị mất
phần lớn khách quen lâu nay. Các
Dịch bệnh cũng đang rất
phức tạp, việc mua bán
tự phát không được kiểm
soát sẽ có nguy cơ bùng
phát dịch trở lại.
ĐỜI SỐNG
Thêm 30 tuyến xe buýt
ở TP.HCM hoạt động lại
SởGTVTTP.HCMchobiết bắt đầu
từ hômnay (15-11),TP.HCMsẽ khởi
động lại 29 tuyến xe buýt có trợ giá
và một tuyến xe buýt không trợ
giá số 94, sau thời gian tạmngưng
hoạt động do ảnh hưởng của dịch
COVID-19.
TP.HCMcó thêm30 tuyến xe buýt
hoạt động lại. Ảnh: ĐT
PHÁP LUẬT
Vì sao bán rái cá làm cảnh
lại bị phạt tới 18 tháng tù?
Mới đây, TAND quận Tân Phú
(TP.HCM) đã tuyên phạt một đối
tượngmức ánmột năm sáu tháng
tù về hành vi buôn bán trái phép
hai cá thể rái cá.
Các loài rái cá của Việt Nam đều
được liệt kê trong danh mục loài
nguy cấp, quý, hiếm nên hành vi
buônbán,vậnchuyểnhaynuôinhốt
trái phép các loài rái cá sẽ bị xem
xét truy cứu trách nhiệm hình sự.
PLO TIVI
Bộ đội biên phòng ra đảo
Phú Quý hỗ trợ chống dịch
16 cán bộ, chiến sĩ thuộc Bộ chỉ
huy Bộ đội biên phòng tỉnh Bình
Thuận và lực lượng y bác sĩ của tỉnh
đã đến cảng Phú Quý để thực hiện
nhiệmvụtăngcườnghỗtrợđảoPhú
Quý phòng chống dịch COVID-19.
GIẢI TRÍ
Dự án nhân ái của Đỗ Hà
mang đến cuộc thi MissWorld
gây xúc động
Sau nhiều ngày chờ đợi, dự án
nhân ái Peaceful Houses (Những
ngôi nhà bình yên) của Hoa hậu
Đỗ Hà cũng chính thức lên sóng
và được đăng tải trên trang chính
thức của cuộc thi MissWorld 2021.
Đoạn clip về dự án sau khi đăng tải
đãnhậnđượcnhiều lời khen từphía
công chúng.
Hoa hậuĐỗHà trong chuyến thực
hiện dự án tại xã TràDon. Ảnh: SV
PV
bạn hàng của chị đều chuyển sang
mua hàng của những người kinh
doanh ngoài chợ tự phát, vì mua
bên ngoài tiện cho việc chở hàng
và không phải xuất trình giấy tờ về
phòng chống dịch.
“Không những tôi mà những
người khác bán hàng tại chợ Bình
Điền cũng bị mất khoảng 70%
lượng khách so với thời gian trước
dịch” - chị H chia sẻ.
Anh NVT, một tiểu thương kinh
doanh thịt heo tại chợ Bình Điền,
cũng cho biết tất cả những người
kinh doanh ở đây phải đóng phí,
bỏ tiền ra thuê sạp, luôn tuân thủ
các biện pháp phòng chống dịch,
lại đang phải đứng trước nguy cơ
mất hết khách hàng, kinh doanh
rất khó khăn.
Trong khi đó, những người kinh
doanh tự phát xung quanh chợ Bình
Điền thì không phải đóng phí, không
chịu sự kiểm soát về phòng chống
dịch… mà họ vẫn mua bán bình
thường, thậm chí là rất đông khách.
“Như vậy thì rất không công
bằng với những người kinh doanh
như chúng tôi. Dịch bệnh cũng
đang rất phức tạp, việc mua bán
tự phát không được kiểm soát sẽ
có nguy cơ bùng phát dịch trở lại.
Chúng tôi đề nghị các cơ quan
quản lý phải chấn chỉnh lại tình
trạng buôn bán bát nháo ở xung
quanh chợ Bình Điền để lập lại
trật tự, tạo điều kiện thuận lợi
cho những hộ kinh doanh trong
chợ” - anh T nói.
Đã báo cáo vụ việc lên
UBND TP
Trao đổi với PV
,
ông Phan Thành
Tân, Giám đốc Công ty Quản lý
và kinh doanh chợ Bình Điền, cho
biết thực hiện chỉ đạo của TP, chợ
có quy định cả thương nhân, người
lao động tại chợ phải luôn đảm bảo
an toàn phòng chống dịch. Đối
với người dân khi ra, vào chợ thì
chỉ cần có thẻ xanh tiêm hai mũi
vaccine và giấy xét nghiệm âm
tính với COVID-19 trong vòng
14 ngày chứ không cần thẻ ra vào
như trước đây nữa.
Theo chủ trương của TP là an
toàn tới đâu sẽ mở tới đó và việc
quy định của chợ về những điều
kiện trên để kiểm soát được dịch
bệnh tốt hơn. Vì thế, tiểu thương
và người dân ra vào chợ phải tuân
thủ vì sự an toàn chung.
“Những góp ý của thương nhân,
chúng tôi luôn lắng nghe. Tuy nhiên,
nếu chúng ta không áp dụng những
điều kiện để phòng chống dịch thì
nguy cơ tái bùng phát rất cao. Nếu
dịch trở lại như trước đây, các tiểu
thương lại càng khó khăn hơn” - ông
Tân chia sẻ.
Liên quan đến vấn đề xử lý
những người kinh doanh tự phát
xung quanh chợ, ông Tân cho hay
thẩm quyền giải quyết là các cơ
quan quản lý nhà nước. Công ty
đã báo cáo vụ việc lên Sở Công
Thương, UBND TP.HCM. Đồng
thời, công ty cũng đã kiến nghị
UBND quận 8, UBND huyện
Bình Chánh có biện pháp giải
quyết dứt điểm tình trạng kinh
doanh tự phát, trái phép xung
quanh chợ, nhằm lập lại trật tự,
mỹ quan đô thị và tránh nguy cơ
bùng phát dịch.•
Tình trạngmua bán tự phát xung quanh chợ BìnhĐiền đã gây khó khăn cho
những hộ kinh doanh bên trong chợ. Ảnh: VÕHÀ
Tôi là hướng dẫn viên du lịch
cho một công ty du lịch lữ hành tại
TP.HCM. Vì dịch bệnh kéo dài, công
việc bị ảnh hưởng nên nhiều tháng
nay phải nghỉ việc.
Xin hỏi, hiện tôi muốn nhận hỗ trợ thì cần có những
giấy tờ gì?
Bạn đọc
Ngoc Anh
(TP.HCM)
Luật sư
Lê Văn Bình
,
Đoàn Luật sư TP.HCM
, trả
lời: Căn cứ vào Quyết định 33/2021 của Thủ tướng
Chính phủ, hồ sơ đề nghị hỗ trợ với hướng dẫn viên
du lịch (HDVDL) khó khăn do COVID-19 bao gồm
những giấy tờ như đơn đề nghị hỗ trợ theo mẫu. Hợp
đồng lao động với doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ
lữ hành hoặc doanh nghiệp cung cấp dịch vụ HDVDL
có hiệu lực trong khoảng thời gian từ ngày 1-1-2020
đến thời điểm nộp hồ sơ (không bắt buộc bản sao
phải chứng thực hoặc phải có bản chính đi kèm để đối
chiếu). Thẻ hội viên của tổ chức xã hội - nghề nghiệp
về HDVDL.
Để được nhận hỗ trợ, HDVDL phải có đủ các điều kiện
như có thẻ HDVDL; có hợp đồng lao động với doanh
nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành hoặc là hội viên của tổ
chức xã hội - nghề nghiệp về hướng dẫn du lịch đối với
HDVDL quốc tế và HDVDL nội địa.
Đối với HDVDL tại điểm thì phải có phân công của tổ
chức, cá nhân quản lý khu du lịch, điểm du lịch.
Nếu đáp ứng các điều kiện nêu trên, HDVDL sẽ được
hỗ trợ một lần với mức 3.710.000 đồng/người.
ĐẶNG LÊ
Tiểu thương chợ Bình Điền
kêu cứu vì chợ tự phát
Tình trạng buôn bán tự phát xung quanh chợ BìnhÐiền gây khó khăn cho các
tiểu thương và tiềmẩn nguy cơ lây lan dịch bệnh.
Hướng dẫn viên du lịch muốn nhận hỗ trợ cần những giấy tờ gì?