11
Kinh tế -
ThứHai 15-11-2021
Nỗi lo lạm phát thổi bùng
giá vàng
Giá vàng SJC trong nước hiện cao hơn thế
giới khoảng 9,5 triệu đồng/lượng. Lý giải về
việc giá vàng trong nước chênh lệch quá lớn
so với vàng thế giới, ôngTôThanh Hiệp,Tổng
giámđốc Công tyTNHHMTVVàngbạc đáquý
Ngân hàng Sài Gòn Thương tín (Sacombank
- SBJ), cho biết nguyên nhân do nguồn cung
vàngSJCkhanhiếm,cộngthêmyếutốmùavụ.
Do đó từ nay đến tết, ngay cả khi giá vàng thế
giới điều chỉnh giảm thì giá vàng trong nước
không dễ gì giảmmạnh theo. Thậm chí, nếu
giá vàng thế giới lao dốc lại càng kéo chênh
lệch giá vàng trong và ngoài nước.
Đáng chú ý, cùng là vàng 24K nhưng vì SJC
là vàng thương hiệu quốc gia nên người dân
khi mua loại vàng này sẽ gánh thêm chi phí
“thươnghiệu”đắt hơnđến7 triệuđồng/lượng
so với việc mua vàng nữ trang. Bên cạnh đó,
khoảng cách chênh lệch giữa giá mua - bán
của vàng SJC với vàng nữ trang 24K cũng
khác nhau một trời một vực.
“Với những ai mua vàng chỉ để tích trữ,
gom góp từng chỉ, nửa phân vàng thì có lẽ
mua vàng nữ trang là một sự lựa chọn khôn
ngoan. Thực tế, theo quan sát của tôi trong
thời gian qua, doanh số bán vàng nữ trang
tăng mạnh so với vàng miếng SJC” - ông
Hiệp cho hay.
Lý do giá vàng trong nước cách ly với thế giới
THÙY LINH
T
ính đến cuối tuần qua,
giá vàng thế giới đã có
tổng cộng bảy ngày tăng
liên tiếp, đẩy giá kim loại quý
này lên quanh mức 1.867
USD/ounce, tương đương
51,5 triệu đồng/lượng. Đây
là mức tăng cao nhất trong
nhiều tháng trở lại đây.
Như vậy so với đầu tháng
11, giá vàng thế giới đã tăng
hơn 6%, tương ứng khoảng
2,8 triệu đồng/lượng.
Tăng 2 triệu đồng/
lượng chỉ trong thời
gian ngắn
Cùng chiều với giá vàng
thế giới, giá vàng trong
nước cũng biến động mạnh.
Chỉ trong vòng hai tuần
qua, giá vàng miếng SJC
đã tăng tới 2 triệu đồng/
lượng. Còn nếu so với đầu
năm thì hiện giá vàng SJC
đã tăng khoảng 4,5 triệu
đồng/lượng. Hiện kim loại
quý có thời điểm tiệm cận
mốc 61 triệu đồng/lượng.
Với mức giá trên, giá vàng
trong nước đang cao hơn giá
vàng thế giới quy đổi khoảng
9,5 triệu đồng/lượng. Nguyên
nhân do giá vàng trong nước
tăng chậm hơn thế giới nên
khoảng cách vẫn lớn. Không
chỉ giá vàng mà bạc, bạch
kim… cũng tăng rất mạnh.
Giới phân tích có chung
nhận định mối lo lạm phát là
nguyên nhân chính đẩy vàng
tăng liên tục, vì kim loại quý
này là tài sản được giới đầu
tư tìm đến trong môi trường
tiền giấy mất giá. Đặc biệt,
giá vàng tăng đột biến vì thị
trường bắt đầu nhận thấy lạm
phát không phải là nhất thời
như nhận định của Cục Dự
trữ Liên bang Mỹ (FED) mà
có thể kéo dài. Báo cáo từ Bộ
Lao động Mỹ cho thấy chỉ số
giá tiêu dùng (CPI) tháng 10
của nước này tăng mạnh nhất
hơn ba thập niên.
Ngoài ra, nếu xét về CPI lõi
bao gồmchi phí thực phẩmvà
năng lượng đã tăng 4,6% so
với cùng kỳ năm ngoái, đánh
dấu mức tăng lớn nhất kể từ
tháng 8-1991. Nguyên nhân
do giá hàng hóa tăng cao và
gián đoạn chuỗi cung ứng gây
ra tình trạng thiếu hụt hàng
hóa. Trong bối cảnh trên, các
nhà đầu tư tin rằng FED sẽ
có phản ứng bằng cách tăng
lãi suất.
Chưa hết, sự bứt phá của
giá vàng có khả năng dẫn đến
việc các quỹ sẽ chuyển dòng
vốn sang đầu tư vào vàngmột
cách mạnh mẽ hơn. Khi đó,
giá vàng có khả năng bùng
nổ mạnh hơn.
Tại Việt Nam, chỉ số giá
tiêu dùng bình quân tháng
10-2021 giảm 0,2%, đưa CPI
bình quân 10 tháng về mức
tăng 1,8%so với cùng kỳ năm
ngoái. Qua đó cho thấy mục
tiêu kiểm soát lạm phát năm
nay đứng ở mức dưới 4% có
thể sẽ đạt được.
Tuy nhiên, trong phiên
trả lời chất vấn tại Quốc
hội, Thống đốc Ngân hàng
Nhà nước Nguyễn Thị Hồng
đánh giá: Với nền kinh tế có
độ mở lớn như Việt Nam,
áp lực rủi ro lạm phát nhập
khẩu rất lớn. “Việc đảm bảo
mục tiêu lạm
phát năm 2021
dưới 4% có thể
đạt được nhưng
năm 2022, rủi
ro lạm phát có
áp lực rất lớn”
- bà Hồng nói.
Khôngdám
mạo hiểm
hãy tránh xa vàng
TSNguyễnTríHiếu, chuyên
gia tài chính ngân hàng, nhận
định: Để vực dậy nền kinh tế
bị ảnh hưởng trầm trọng bởi
dịchCOVID-19, từ nămngoái
đến nay, Mỹ đã chi tới 5.300
tỉ USD để cứu trợ người dân
và doanh nghiệp.
Với lượng tiền quá lớn đẩy
vào nền kinh tế thì việc lạm
phát gia tăng là điều tất yếu.
Lạm phát tại Mỹ gia tăng
dự báo không chỉ trong thời
gian ngắn hay mang tính tạm
thời mà có khả năng sẽ tiếp
tục kéo dài trong năm 2022.
Nhưng không chỉ ở Mỹ mà
nguy cơ lạm phát còn diễn ra
trên toàn cầu.
“Một khi lạm phát tăng
thì giá vàng
thế giới sẽ sớm
đạ t ngưỡng
2.000 USD/
ounce trong
thời gian tới.
So với đồng
USD, lãi suất
tiền gửi tại các
ngân hàng thì
từ đầu năm đến nay, vàng
là kênh có tỉ lệ sinh lời khá
tốt” - TS Hiếu nói.
Chuyên gia ngành vàng
Huỳnh Trung Khánh đánh
giá: Trong bối cảnh lạm phát
tăng thì vàng được xem làmột
trong những kênh bảo vệ tài
sản của nhà đầu tư một cách
tốt nhất. Ngoài việc phòng
chống lạm phát thì vàng
còn có tính thanh khoản rất
cao, giúp người dân dễ dàng
cơ cấu danh mục đầu tư khi
cần. Tuy nhiên, điều đó cũng
không có nghĩa là nhà đầu tư
dồn hết vốn vào vàng mà chỉ
nên phân bổ khoảng 20%vốn
nhàn rỗi vào vàng.
Nỗi lo lạm phát
khiến nhà đầu tư
rót tiền mua vàng,
đẩy giá kim loại
quý này biến động
mạnh trong thời
gian gần đây.
“Bất cứ kênh đầu tư nào
cũng có rủi ro nhất định, bởi
lẽ không ai biết chắc chắn giá
vàng ngày mai sẽ tăng hay
giảm. Nếu biết chắc chắn,
không ai đu đỉnh ở vùng giá
62 triệu đồng/lượng và đến
giờ vẫn chưa thể thu hồi vốn.
Do đó, khi đã đầu tư và chấp
nhận được mức thiệt hại có
thể xảy ra thì nên đầu tư vàng.
Ngược lại, nếu không chấp
nhận được mức độ rủi ro thì
nên tránh xa” - ông Khánh
khuyến cáo.•
Giá vàng thế giới và trong nước tăng chóngmặt trong bối cảnh nhà đầu tư lo ngại tình trạng lạmphát
toàn cầu còn tiếp tục kéo dài.
Tiêu điểm
Mẹo khi mua vàng
Chị Nguyễn Châu (TP Thủ
Đức, TP.HCM) chia sẻ: Do vốn
ít nên mỗi lần chị mua nửa chỉ
hoặc một chỉ nhằm mục đích
tích góp. Tuy nhiên, khi chọn
mua vàng nữ trang, chị chú ý
đến chênh lệch giữa giá mua
- bán của các doanh nghiệp
nhằm tránh thiệt hại khi có
nhu cầu bán lại.
Chẳng hạn, tại thời điểm
ngày 12-11, nếu mua vàng
nữ trang 24K của một thương
hiệu là 53,19-53,48 triệu đồng/
lượng,tươngđươngchênhlệch
290.000 đồng/lượng. Trong
khi đó, vàng nữ trang 24K tại
một công ty khác là 52,6-53,4
triệu đồng/lượng, chênh giữa
giá mua - bán lên tới 800.000
đồng/lượng.“Với những người
mua bán nhỏ lẻ thì vài trăm
ngàn cũng là điều cần quan
tâm” - chị Châu nói.
Giá vàng tăng liên tiếp trong những ngày gần đây. Ảnh: THÙY LINH
Hậu giãn cách, doanh nghiệp thành lập mới tăng mạnh
Báo cáo của Tổng cục Thống kê vừa công bố nhấn
mạnh: Tiến độ tiêm vaccine phòng COVID-19 đạt kết
quả khả quan và Nghị quyết 128 của Chính phủ được ban
hành kịp thời đã đảm bảo việc tiếp tục thực hiện mục tiêu
kép vừa phòng chống dịch vừa phát triển kinh tế - xã hội.
Tình hình kinh tế - xã hội tháng 10 và 10 tháng đầu năm
2021 của nước ta đã có nhiều khởi sắc.
Theo đó, so với tháng trước, số doanh nghiệp (DN) thành
lập mới trong tháng 10-2021 tăng cả về số lượng và vốn
đăng ký. Cụ thể, trong tháng 10 vừa qua, cả nước có trên
8.230 DN thành lập mới với số vốn đăng ký 108.600 tỉ
đồng. Con số này tăng 111,2% về số lượng và tăng 73,9%
về vốn đăng ký. Bên cạnh đó, cả nước còn có 4.304 DN
hoạt động lại, tăng gần 30% so với tháng trước.
Tính chung 10 tháng đầu năm nay, cả nước có 94.000
DN đăng ký thành lập mới với tổng số vốn đăng ký gần
1,3 triệu tỉ đồng. Con số này giảm 15,7% về số DN, giảm
18,2% về vốn đăng ký so với cùng kỳ năm trước.
Đáng chú ý, sản xuất công nghiệp trong tháng 10 khởi
sắc khi các biện pháp giãn cách xã hội được nới lỏng,
hoạt động sản xuất, kinh doanh dần trở lại trạng thái bình
thường mới. Chỉ số sản xuất công nghiệp tháng 10-2021
ước tính tăng 6,9% so với tháng trước; tính chung 10
tháng năm 2021, chỉ số sản xuất công nghiệp tăng 3,3%
so với cùng kỳ năm 2020.
Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu
dùng tháng 10 cũng tăng mạnh so với tháng trước do các
hoạt động sản xuất, kinh doanh và dịch vụ được phép hoạt
động lại. Ước tính tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu
dịch vụ tiêu dùng tháng này tăng 18,1% so với tháng trước.
Đặc biệt, trong tháng 10 vừa qua xuất siêu tăng mạnh,
đạt 2,85 tỉ USD. Tính chung 10 tháng đầu năm, cán cân
thương mại xuất siêu trở lại 160 triệu USD.
PM