263-2021 - page 16

16
Quốc tế -
ThứHai 15-11-2021
Tiêu điểm
ĐĂNGKHOA
H
iện nay, thông tin về
thuốc trị COVID-19
hầu như chỉ tập trung
vào hai ứng viên thuốc viên
của hai tập đoàn dược phẩm
Mỹ là Merck và Pfizer. Theo
thông tin trên
Thời báo Hoàn
Cầu
ngày 7-11 thì các công ty
dược phẩmTrung Quốc (TQ)
cũng đang ráo riết chạy đua
phát triển bào chế thuốc trị
COVID-19.
Cuộc đua giữa các
công ty Trung Quốc
với Merck, Pfizer
Merck và Pfizer đã bắt đầu
nghiên cứu bào chế thuốc trị
COVID-19từnhiềuthángtrước
vàmới đây lần lượt côngbốcác
con số hiệu quả điều trị rất lạc
quan. Cả Merck và Pfizer đều
cho biết quá trình thử nghiệm
lâm sàng cho thấy thuốc giúp
giảmmạnh nguy cơ nhập viện
ở người nhiễm - giảm 50% ở
Molnuporavir củaMerck, 90%
ở Paxlovid của Pfizer. Tuy
nhiên, không nên so sánh trực
tiếp các con số tỉ lệ hiệu quả
này vì quy trình nghiên cứu hai
bên khác nhau.
Với hai loại thuốc củaMerck
và Pfizer, bệnh nhân có thể
uống dễ dàng tại nhà, ngay
khi những triệu chứng đầu tiên
xuất hiện nhằm tránh để bệnh
tiến triển nặng thêm và phải
nhập viện. Một liệu trình điều
trị thông thường là năm ngày,
mỗi ngày hai liều. Tới lúc này
hai loại thuốc trên chưa cho
thấy nhiều tác dụng phụ.
Hiện thuốcMolnupiravir của
Merck đã được các cơ quan
quản lý y tếAnh phê duyệt sử
dụngchobệnhnhânCOVID-19
Đức chỉ
mới tiêm
chủng
được 2/3
dân số.
Ảnh: DW
Thế giới - đặc biệt là các nước khu vực bắc bán cầu - sau mở
cửa đang trải qua một đợt bùng phát dịch nghiêm trọng với số
ca nhiễm và ca tử vong tăng báo động. Bối cảnh này khiến các
nước thêm khẩn trương đẩy mạnh công tác tiêm chủng. Một
biện pháp mà nhà chức trách nhiều nước tìm tới là siết “nghĩa
vụ tiêm chủng”.
Đài
CNN
dẫn lời Thủ tướng ÁoAlexander Schallenberg
ngày 11-11 cho biết Áo sắp siết quy định tiêm chủng, theo
đó người nào không chịu tiêm vaccine sẽ phải ở trong nhà,
trừ một số ít ngoại lệ và phải được cảnh sát kiểm tra. Ông
Schallenberg nói ông không thể chấp nhận tỉ lệ tiêm chủng
“thấp đáng xấu hổ” trong khi Áo có đủ nguồn vaccine. Tỉ lệ
tiêm chủng ở Áo là 65%, thuộc hàng thấp trong khối Liên
minh châu Âu.
Từ tuần này, tại Berlin (Đức), người chưa tiêm vaccine sẽ bị
cấm vào các địa điểm ăn uống, giải trí trong nhà.
Ý là nước đầu tiên ở châu Âu ra quy định “nghĩa vụ tiêm
chủng”, theo đài
DW
, dù tính đến ngày 9-11 Ý đã tiêm hai mũi
cho gần 84% dân số trên 12 tuổi. Ý hy vọng sớm đạt mục tiêu
tiêm chủng cho 90% dân số.
Hy Lạp từ tháng 9 quy định người lao động không tiêm
vaccine thì hằng tuần phải hai lần trình giấy xét nghiệm âm
tính (tự trả tiền) khi đến chỗ làm. Tại Pháp, từ giữa tháng 9
cho phép chủ lao động có quyền đình chỉ công việc không
trả lương nhân viên không chịu tiêm chủng. 3.000 nhân viên
y tế bị đình chỉ công việc không hưởng lương vì từ chối tiêm
vaccine.
“Nghĩa vụ tiêm chủng” sẽ được áp dụng tại Anh từ tháng
4-2022. Sở dĩ Anh không áp dụng sớm hơn vì không muốn
có rủi ro thiếu nhân lực y tế trong mùa đông nhiều rủi ro dịch
bệnh này. Mỹ đã có kế hoạch yêu cầu các công ty có hơn 100
nhân viên trở lên phải đảm bảo nhân viên được tiêm chủng
hoặc xét nghiệm thường xuyên. Canada tới đây sẽ yêu cầu
toàn bộ nhân viên trong các cơ quan dịch vụ công và lĩnh vực
giao thông phải tiêm chủng.
Singapore thì thông báo từ ngày 8-12, chính phủ sẽ không
choàng chi phí điều trị cho bệnh nhân COVID-19 nào cơ thể
đủ điều kiện tiếp nhận vaccine mà không chịu tiêm. Thủ đô
Jakarta (Indonesia) từ tháng 2 đã áp dụng quy định “nghĩa vụ
tiêm chủng”, phạt nặng những ai không tuân thủ.
THIÊN ÂN
Không chịu tiêmvaccine thì khỏi rađường…
Thuốc điều
trị sẽmở ra
một chương
mới trong
cuộc chiến
chống
đại dịch
COVID-19.
Bên trong
một bệnh
viện dã
chiến điều
trị bệnh
nhân
COVID-19
ởMoscow
(Nga). Ảnh:
REUTERS
Thuốc điều trị không thể thay thế
vaccine
Theo nhiều chuyên gia, dù sắp tới thuốc kháng virus đặc trị
COVID-19 có thể giúp giảm đáng kể nguy cơ nhập viện và tử
vong được lưu hành đi nữa thì vaccine vẫn là công cụ chống
COVID-19 hiệu quả nhấtmà thuốc điều trị không thể thay thế.
Theo nhiều chuyên gia, vaccine không chỉ hạn chế bớt rủi
ro bị lây nhiễmcho người được tiêmmà còn chặn bớt nguy cơ
họ lây cho người khác, nếu khôngmay họ bị nhiễm. Điều này
chẳng những tăng bảo vệ cho cá nhânmà cho cả cộng đồng.
Đồng quan điểm, nhà miễn dịch học Zhuang Shilihe cho
rằng tiêm chủng là cách tốt nhất để ngăn ngừa và kiểm soát
mọi loại bệnh tật lây truyền qua đường giao tiếp. Thậm chí,
các loại thuốc kháng virus có được lưu hành thì vẫn cần thiết
phải chú trọng việc tiêm chủng và tiêm nhắc lại, vì chỉ thuốc
điều trị thì không thể làm giảm nguy cơ lây nhiễm hay giúp
có được miễn dịch cộng đồng.
Tiêmchủngvà cácbiệnpháp
điều trị hỗ trợ vẫn là những
cách hiệu quả nhất trong việc
chống lại COVID-19, trong khi
đó thuốc uống thời điểm này
chỉ mới là “lớp kem trên cái
bánh ngọt” (có thể hiểu chỉ là
một tín hiệu may mắn).
Chuyên gia vaccine
TAO LINA
Khả năng thuốc trị
COVID-19 của các
công ty TQ sẽ có giá
rẻ chứ không cao như
của các công tyMỹ.
Không lâu sau khi Merck và Pfizer công bố thông tin về hiệu quả, đơn đặt hàng thuốcMolnuporavir và
Paxlovid, truyền thông Trung Quốc cũng đưa tin việc các công ty nước này ráo riết chạy đua điều chế
thuốc trị COVID-19.
TrungQuốc ráo riết chạyđua
điều chế thuốc trị COVID-19
có rủi ro trở nặng, như các đối
tượng người già, người bị béo
phì, bị tiểuđường. Các cơquan
quản lý y tế Mỹ và Liên minh
châuÂuđangkhẩn trươngxem
xét đề nghị xin phê duyệt từ
Merck và Pfizer.
Ngày 7-11,
Thời báo Hoàn
Cầu
dẫn lời củamột số chuyên
gia TQ rằng các công ty nước
này “đang có những bước tiến
vữngvàng trên tiến trìnhnghiên
cứu và phát triển thuốc điều trị
COVID-19”. Hiện có ít nhất
bốn công ty dược phẩm TQ
đang thamgia phát triển thuốc
trị COVID-19 và hầu hết ứng
viên thuốc đang ở giai đoạn
thử nghiệm 2-3.
ChinaNationalBiotecGroup
- công tyconcủa tậpđoàndược
phẩmquốc gia TQSinopharm
- cho biết ứng viên thuốc trị
COVID-19củamìnhđượcphát
triển dựa trênmột loại globulin
miễn dịch cụ thể và đang trong
giai đoạn thửnghiệmlâmsàng.
Ứng viên thuốc này đã được
các cơ quan quản lý y tế ở TQ
vàCácTiểuvươngquốcẢRập
Thống nhất phê duyệt.
Brii Biosciences - công ty
công nghệ sinh học có trụ sở
ở cả TQ và Mỹ - đã gửi đơn
đề nghị Cơ quan Quản lý thực
phẩmvàdượcphẩm(FDA)Mỹ
phê duyệt khẩn cấp cho liệu
pháp kết hợp kháng thể đơn
dòng trung hòa SARS-CoV-2
BRII-196/BRII-198đượcchocó
thể làmgiảmđến 78%nguy cơ
nhập viện và tử vong ở những
bệnh nhân nguy cơ cao.
Tuần trước, Công ty công
nghệ Kintor cho biết đã thực
hiện thử nghiệm lâmsàng ứng
viên thuốc của mình - một
loại thuốc hợp chất phân tử
nhỏ Pukru amine - lên một số
lượng bệnh nhân tại một trung
tâm y tế ở Mỹ. Trước đó, một
loại thuốc trị COVID-19 dựa
trên kháng thể trung hòa của
công ty này đã được 15 nước
và một số khu vực phê duyệt
khẩn cấp.
TậpđoànDượcLuyePharma
cho biết quá trình nghiên cứu
vàphát triểnLY-CovMab -một
loại kháng thể theo phương
pháp mới - của công ty con
Boan Biotech đã có tiến bộ
lớn. Ứng viên thuốc đã được
thử nghiệm lâmsàng giai đoạn
2 ởTQ và nhiều quốc gia, khu
vực ở nước ngoài.
Trung Quốc sẽ có
lợi thế về giá?
Bên cạnh tiến trình nghiên
cứu bào chế thuốc, một yếu
tố được các chuyên gia TQ đề
cập nữa là giá. Một lợi thế của
TQ theo lời các chuyên gia là
thuốc trị COVID-19 của các
công ty TQ sẽ có giá rẻ chứ
không cao như của các công
ty Mỹ, tương tự như vaccine
và điều này sẽ giúp chấm dứt
đại dịch sớm hơn.
Nhà miễn dịch học Zhuang
Shilihe (TQ) cho rằng các hãng
dượcMỹ như Pfizer khả năng
sẽ bán thuốc Paxlovid với giá
cao và các khu vực đang phát
triểnsẽkhó tiếpcận, nhưnhững
gì đã xảy ra với vaccine ngừa
COVID-19 công nghệmRNA
của hãng này.
Merck chưa công bố chính
xácgiábánthuốcMolnupiravir,
tuy nhiên theo tính toán của
chính phủMỹ thì chi phí trung
bìnhmỗi liệu trìnhđiều trị (năm
ngày) là 700 USD. Tới thời
điểm này, Merck đã có được
đơn đặt hàng trị giá 2,2 tỉ USD
của chính phủMỹ cho 3,1 triệu
liệu trình thuốc Molnupiravir.
Hôm 10-11, Merck cũng cho
biết chính phủNhật thỏa thuận
chi 1,2 tỉUSDđặtmua1,6 triệu
liệu trình thuốcMolnupiravir.
Pfizer chưa công bố giá bán
thuốcPaxlovidsongcónóirằng
giá sẽởmức “chịuđược”, đồng
thời cho biết sẽ áp dụng chính
sách định giá theo tầng tùy vào
mức thu nhập của từng nước.
Ngày 7-11, Cơ quan Kiểm
soát và phòng chống dịch bệnh
(CDC) Hàn Quốc cho biết sẽ
đặt mua một số lượng liệu
trình thuốc Paxlovid đủ cung
cấp cho 404.000 bệnh nhân và
thuốc sẽ đến vào tháng 2-2022
nhưng không cung cấp thông
tin về giá cả.
Trao đổi với
Thời báoHoàn
Cầu
, chuyên gia về vaccine
Tao Lina (TQ) cho rằng một
khi các loại thuốc của các công
ty TQ được lưu hành, chúng
sẽ giúpmở rộng khả năng tiếp
cận thuốc cho khắp thế giới,
nhờ nước này có năng lực sản
xuất mạnhmẽ cũng như có dư
sự hào phóng trong việc đóng
góp vào cuộc chiến chống đại
dịch của toàn cầu.
ÔngZhuangnhắcđếnkhoảng
cáchquá lớnvề tỉ lệ tiêmchủng
giữa các nước giàu và nước
nghèo, đồng thời chorằng trong
cuộc chiến chống COVID-19
thì bản thân chuyện tiếp cận
quan trọnghơn cả tínhhiệuquả
của vaccine hay thuốc điều trị.•
1...,6,7,8,9,10,11,12,13,14,15 16
Powered by FlippingBook