8
Đô thị -
ThứHai 15-11-2021
Hải Phòng: 7.400m
2
đất bị bỏ hoang vì
vướng tranh chấp
Khu đất đấu giá có diện tích 7.400m
2
trên đường Hoàng Quốc Việt
ở TPHải Phòng hiện vẫn chưa thể hoàn tất đấu giá vì vướngmặt bằng
và phát sinh tranh chấp.
Khu đất đấu giá tại phường Bắc Sơn, quận KiếnAn, TPHải Phòng bỏ hoang, umtùmcây dại vì vướngmặt bằng và tranh chấp.
Ảnh: ĐỖHOÀNG
Cả khu đất đấu giá
như bãi đất hoang,
chỗ trồng chuối,
chỗ trồng sắn, xung
quanh là cây, cỏ dại
mọc um tùm, cao quá
đầu người.
Sớm đưa các lô đất còn lại vào đấu giá
Ông Nguyễn Trường Sơn, Chủ tịch UBND quận Kiến An, cho
biết quận này đã chỉ đạo cơ quan chức năng giải quyết quyền
lợi của năm hộ gia đình bị thu hồi đất cũng như các hộ trúng
đấu giá nhưng đang có tranh chấp. Quận cũng đang rà soát,
triển khai thu hồi phần đất còn lại để hoàn thành hạ tầng khu
đất đấu giá, sớm đưa các lô đất còn lại vào đấu giá.
ĐỖHOÀNG
K
hu đất 7.400m
2
tại đường
HoàngQuốcViệt (phường
Bắc Sơn, quận KiếnAn,
TPHải Phòng) được triển khai
phân lô làm khu tái định cư
từ năm 2003. Do vướng một
số quy định nên sau đó khu
đất này đã được chuyển sang
hình thức bán đấu giá. Tuy
nhiên, sau năm năm đấu giá
giai đoạn 1, cả khu đất đấu
giá vẫn như đang bị bỏ hoang
với um tùm cỏ dại.
Khu đất đấu giá
um tùm cỏ dại
Nằm lọt thỏm sau các dãy
nhà mặt tiền của bốn tuyến
đường bao quanh, khu đất đấu
giá đường Hoàng Quốc Việt
nhưmột ốc đảo với lối vào duy
nhất là ngách đường sát chân
cầu KiếnAn. Khu đất đấu giá
cómột con đường chạy ở giữa,
phần cuối đường có một vườn
hoa hình tam giác.
Tuy nhiên, cả khu đất đấu
giá như bãi bỏ hoang, chỗ
trồng chuối, chỗ trồng sắn, cỏ
dại mọc um tùm, thậm chí có
chỗ bị biến thành nơi đổ rác
thải ô nhiễm. Xung quanh khu
đất cũng là cây, cỏ cao quá
đầu người.
Theo tìm hiểu, từ năm 2016,
một phần khu đất này đã được
UBND quận KiếnAn tổ chức
bán đấu giá đợt 1, trong đó 19
lô đất đã đấu giá thành công.
Tuy nhiên, sau khi đấu giá tới
nay mới chỉ có một hộ dựng
Đề xuất giao Bình Dương làm
cao tốc TP.HCM - Thủ Dầu Một -
Chơn Thành
UBND tỉnh Bình Phước vừa có văn bản gửi Thủ
tướng và Bộ GTVT đề xuất giao UBND tỉnh Bình
Dương là cơ quan có thẩm quyền triển khai thực
hiện đầu tư dự án cao tốc TP.HCM - Thủ Dầu Một
(Bình Dương) - Chơn Thành (Bình Phước), ngay
trong quá trình phê duyệt chủ trương đầu tư.
Theo UBND tỉnh Bình Phước, qua xem xét báo
cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án của tư vấn, các
đơn vị chuyên môn Bộ GTVT, TP.HCM và Bình
Phước thống nhất chia dự án trên thành hai đoạn
đầu tư.
Đoạn 1 có điểm đầu tại nút giao Gò Dưa (vành
đai 2 TP.HCM), điểm cuối Km8+600 tại nút giao
An Phú (vành đai 3).
Đoạn 2 có điểm đầu Km8+600 tại nút giao An
Phú (vành đai 3 tỉnh Bình Dương ), điểm cuối
giao quốc lộ 14 tại huyện Chơn Thành (Bình
Phước).
Các địa phương cũng thống nhất cao tốc
TP.HCM - Thủ Dầu Một - Chơn Thành có tổng
chiều dài 68,7 km, trong đó đoạn đi qua TP.HCM
dài khoảng 1,7 km, qua tỉnh Bình Dương khoảng
60 km và qua tỉnh Bình Phước là 7 km. Quy mô
dự án sáu làn xe, vận tốc thiết kế 80-100 km/giờ.
Dự án có tổng mức đầu tư khoảng 24.275 tỉ
đồng, trong đó vốn nhà nước khoảng 12.137 tỉ
đồng để thực hiện giải phóng mặt bằng và tái định
cư. Còn lại là vốn tư nhân khoảng 13.211 tỉ đồng
(đã bao gồm lãi vay).
VIẾT LONG
Chuẩn bị đầu tư 3 dự án
giao thông lớn qua Đồng Tháp
Bộ GTVT vừa có văn bản trả lời kiến nghị cử tri
tỉnh Đồng Tháp về việc đầu tư một số công trình
giao thông qua địa bàn tỉnh.
Theo đó, về kiến nghị đầu tư tuyến đường cao
tốc Cao Lãnh - An Hữu, Bộ GTVT cho biết dự án
đã được bộ giao Ban quản lý dự án Mỹ Thuận lập
báo cáo nghiên cứu tiền khả thi để đầu tư trong
giai đoạn 2021-2025 theo hình thức PPP. Nguồn
vốn nhà nước hỗ trợ cho dự án đã bố trí cho giai
đoạn 2021-2025 là 475 tỉ đồng.
Về dự án dự án nâng cấp quốc lộ 30 đoạn Cao
Lãnh - Hồng Ngự, Bộ GTVT đã phê duyệt dự án
đầu tư tại Quyết định 2923 (ngày 26-9-2008) với
chiều dài hơn 58,7 km. Quy mô dự án đường cấp
III đồng bằng, tổng mức đầu tư hơn 2.570 tỉ đồng,
sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước và được
phân kỳ theo hai giai đoạn.
Dự án khởi công năm 2010, trong quá trình
triển khai dự án thuộc đối tượng dừng, giãn tiến
độ theo Nghị quyết 11 ngày 24-2-2011 của Chính
phủ. Vì vậy, giai đoạn 1 của dự án mới cơ bản
hoàn thành công tác giải phóng mặt bằng và xây
dựng tuyến tránh thị trấn Hồng Ngự. Tuyến tránh
TP Cao Lãnh mới thi công đến điểm dừng kỹ
thuật (hoàn thành thi công một phần nền đường,
đắp cát K95).
Để phát huy hiệu quả đầu tư, Bộ GTVT đã bố
trí vốn trong kế hoạch đầu tư công trung hạn giai
đoạn 2021-2025 để hoàn thành tuyến tránh TP
Cao Lãnh đang đầu tư dở dang. Tuy nhiên, dự
án được triển khai từ năm 2010 dẫn đến thời hạn
bố trí vốn chưa phù hợp theo quy định (thời hạn
bố trí vốn không quá bốn năm đối với các dự án
nhóm B).
Theo đó, Bộ GTVT đã báo cáo và được Thủ
tướng Chính phủ chấp thuận kéo dài thời hạn bố
trí vốn đầu tư tuyến tránh TP Cao Lãnh thuộc giai
đoạn 1 của dự án đến năm 2024.
Đối với dự án đầu tư tuyến cao tốc Mỹ An - Cao
Lãnh, Bộ GTVT đang chỉ đạo các đơn vị liên
quan và Ban quản lý dự án Mỹ Thuận khẩn trương
nghiên cứu, tiếp thu, giải trình và hoàn thiện báo
cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án theo ý kiến
thẩm định của Bộ KH&ĐT. Dự kiến trong tháng
11-2021 sẽ trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt
chủ trương đầu tư để triển khai đầu tư trong giai
đoạn 2021-2025.
P.PHONG
tạm lên căn lán, các lô khác
vẫn bỏ không.
Ông HVD, một trong những
hộ dân trúng đấu giá, cho biết
sau khi trúng đấu giá đất, ông
và nhiều hộ dân vẫn chưa thể
triển khai xây dựng nhà vì hạ
tầng chưa đầy đủ. “Khu đất
đấu giá mới chỉ san lấp, làm
đường, vỉa hè chứ nhiều thứ
vẫn còn thiếu. Cống thoát nước
chưa xây dựng, nguồn nước
sạch chưa có nên không ai xây
nhà mà ở được” - ông D nói.
Ông PVT, người trúng đấu
giá một lô đất, thông tin thêm:
Các hộ trúng đấu giá chưa triển
khai xây dựng được vì ngoài
hệ thống hạ tầng thì còn vướng
tranh chấp đất. Lô đất ông T
trúng đấu giá có một số hộ bị
thu hồi đất ra giữ, không cho
xây dựng vì họ chưa được tái
định cư.
“Thậm chí bán cũng không
được, cứ có khách tới xem thì
người dân ở đó ra nói đất này
tranh chấp, không mua bán
được” - ông T cho biết.
Lý do đất đấu giá
có tranh chấp
UBNDphườngBắc Sơn cho
biết khu đất đấu giá đường
Hoàng Quốc Việt rộng hơn
7.400 m
2
này vốn là đất ao
đầm (còn gọi là đầm ông
Dẫu). Từ năm 2003, TP Hải
Phòng cho Xí nghiệp quản lý
nhà quận Kiến An xây dựng
khu tái định cư mở rộng nút
giao Cống Đôi và cầu Kiến
An, trong đó có giao cấp đất.
Tuy nhiên, khi Luật Đất đai
2003 có hiệu lực, việc giao
đất không thực hiện được mà
phải tổ chức đấu giá, dự án bị
dừng. Đầu năm 2007, UBND
TP Hải Phòng ra quyết định
thu hồi hơn 7.400 m
2
đất từ
Xí nghiệp quản lý nhà quận
Kiến An giao cho UBND
quận Kiến An tổ chức đấu
giá. Theo quy hoạch, ngoài
hơn 3.100 m
2
đất giao thông
cây xanh, hơn 4.200 m
2
còn
lại được phân làm 47 lô để
đưa vào đấu giá.
Năm 2014, UBND quận
Kiến An bắt đầu triển khai
thủ tục đầu tư xây dựng khu
đất đấu giá này. Cuối năm
2016, mặc dù việc thu hồi
đất chưa hoàn thành, hạ tầng
còn dở dang nhưng UBND
quận Kiến An đã tổ chức đấu
giá giai đoạn 1 với 19 lô đất
đấu giá thành công.
Tuy nhiên, sau khi đấu giá,
một số lô đất đã đấu giá nằm
ở phía sau đường Lê Quốc
Uy xảy ra tranh chấp. Các hộ
ông PhạmNgọc Khánh, Phạm
Ngọc Hanh, PhạmNgọc Báu,
Phạm Đức Cờ và bà Nguyễn
Thị Tâm bị thu hồi đất đã ra
giữ phần đất cũ vì chưa được
giải quyết tái định cư.
Lãnh đạo UBND phường
Bắc Sơn thừa nhận năm hộ
này bị thu hồi hết đất ở. Họ
đã nộp tiền đất tái định cư
(mỗi hộ 48 triệu đồng), được
xét giao tái định cư từ năm
2005 nhưng đến nay vẫn
chưa được nhận đất. Đây là
nguyên nhân dẫn đến tình
trạng tranh chấp tại dự án đấu
giá đất kéo dài nhiều năm.
Trước kiến nghị kéo dài
của dân, UBND phường
Bắc Sơn đã nhiều lần thực
hiện kiểm tra, rà soát nguồn
gốc đất của năm hộ này. Sau
đó, phường báo cáo UBND
quận Kiến An giải quyết
quyền lợi cho người dân
theo hướng giao tái định cư
vì các hộ dân phải thuê trọ
nhiều năm. Cơ quan chức
năng của quận đang xem
xét, giải quyết dứt điểm
việc tranh chấp này.•