263-2021 - page 7

7
Pháp luật
&
cuộc sống -
ThứHai 15-11-2021
Luật & đời
(Tiếp theo trang 1)
Xử lý tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố là công
tác quan trọng trong hoạt động mở đầu quá trình giải quyết
vụ án hình sự. Qua đầu mối, căn cứ nhận được, cơ quan điều
tra (CQĐT) tiến hành xác minh và quyết định có khởi tố một
vụ án hình sự hay không.
Theo Điều 147 BLTTHS năm 2015 thì thời hạn xử lý tin
báo, tố giác về tội phạm là 20 ngày kể từ ngày nhận được tố
giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố; đối với trường
hợp có nhiều tình tiết phức tạp hoặc phải kiểm tra, xác minh
tại nhiều địa điểm thì có thể gia hạn tối đa hai lần, mỗi lần
không quá hai tháng.
Ngoài ra, theo khoản 1 Điều 172 BLTTHS thì thời hạn điều
tra vụ án là không quá hai tháng đối với tội phạm ít nghiêm
trọng, không quá ba tháng đối với tội phạm nghiêm trọng,
không quá bốn tháng đối với tội phạm rất nghiêm trọng và
tội phạm đặc biệt nghiêm trọng kể từ khi khởi tố vụ án cho
đến khi kết thúc điều tra.
Việc quy định thời hạn này không chỉ nhằm sớm phát hiện
hành vi phạm tội, đảm bảo không để oan người vô tội, hạn
chế thấp nhất việc bỏ lọt tội phạm mà còn góp phần giữ vững
an toàn, trật tự xã hội và bảo vệ danh dự, uy tín của các cá
nhân, tổ chức bị tố giác.
Với những diễn biến phức tạp của đại dịch COVID-19 thời
gian qua dẫn đến nước ta phải giãn cách trên diện rộng,
ảnh hưởng trực tiếp đến công tác xử lý tin báo, tố giác về tội
phạm cũng như ảnh hưởng đến tiến độ điều tra.
Điều này dẫn đến thực trạng vi phạm thời hạn giải quyết
của CQĐT ở các địa phương trên cả nước, nhất là những
hoạt động phải tiến hành trực tiếp tại thực địa như hỏi cung,
khám nghiệm hiện trường, khám xét nơi ở, nơi làm việc…
Để khắc phục các hạn chế này, ngày 12-11, Quốc hội khóa
XV sau khi nghe giải trình, tiếp thu, chỉnh lý đã tiến hành
biểu quyết thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của
BLTTHS (có hiệu lực từ ngày 1-12).
Việc bổ sung quy định căn cứ tạm đình chỉ giải quyết tố
giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố, tạm đình chỉ
điều tra, tạm đình chỉ vụ án “vì lý do bất khả kháng do thiên
tai, dịch bệnh” là rất đúng đắn.
Việc sửa đổi này chính là điểm mới, tháo gỡ những khó
khăn trong thời gian qua của CQĐT. Bởi lẽ do ảnh hưởng
của dịch, CQĐT không thể tiến hành xử lý, điều tra đúng thời
hạn, mà tạm đình chỉ thì không có căn cứ pháp lý.
Tuy nhiên, tạm đình chỉ đồng nghĩa với việc tạm ngưng xử
lý, cho nên khi rơi vào các trường hợp tạm đình chỉ sẽ kéo
dài thời gian giải quyết hơn khi xử lý các trường hợp thông
thường, dẫn đến tình trạng án bị “ngâm”.
Nhưng ở chiều ngược lại, không loại trừ có trường hợp
CQĐT vịn vào lý do dịch bệnh, thiên tai (là lý do bất khả
kháng) để “cố tình” kéo dài thời gian giải quyết làm cho
người phạm tội có điều kiện bỏ trốn, xóa bỏ dấu vết của hành
vi phạm tội, tẩu tán tài sản…
Việc lạm dụng lý do này cũng sẽ gây khó khăn trong công
tác điều tra, xác minh, xâm phạm nghiêm trọng đến quyền,
lợi ích hợp pháp của người dân; ảnh hưởng an ninh, trật tự
xã hội cũng như hình ảnh, uy tín của cơ quan nhà nước và sự
nghiêm minh của pháp luật.
Thực tế, dịch bệnh hoặc thiên tai chỉ có sự tác động trực
tiếp, nghiêm trọng đến một số địa phương cụ thể. Do đó, để
tránh việc lợi dụng lý do bất khả kháng để ra quyết định tạm
đình chỉ việc giải quyết, kéo dài thời gian xử lý không đúng
quy định, cần sớm có những hướng dẫn chi tiết.
Cụ thể, khi áp dụng quy định tại điểm c khoản 1 Điều
148; điểm d khoản 1 Điều 229 và điểm d khoản 1 Điều 247
BLTTHS về trường hợp tạm đình chỉ giải quyết tố giác, tin
báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố; tạm đình chỉ điều tra;
tạm đình chỉ vụ án “vì lý do bất khả kháng do thiên tai, dịch
bệnh”, cần:
i) Quy định rõ về mức độ ảnh hưởng của dịch bệnh như thế
nào thì CQĐT được ra quyết định tạm đình chỉ. Có thể dựa
vào cấp độ dịch mà Nghị quyết 128 của Chính phủ đã đề ra.
ii) Quy định cụ thể về thời gian tạm đình chỉ, các trường
hợp được phép gia hạn thời gian tạm đình chỉ vì lý do bất
khả kháng do thiên tai, dịch bệnh; khôi phục tạm đình chỉ
giải quyết khi dịch bệnh được kiểm soát…
Luật sư
TRẦN CAO ĐẠI KỲ QUÂN
Khi dịchCOVID-19
được coi là lýdo
bất khảkháng
PHI HÙNG- CHÂNLUẬN
N
gười cựu chiến binh Nguyễn
Ngọc Lợi ở Cổ Nhuế, Hà Nội
cuối cùng đã tìm được an ủi
khi ĐH Y - Dược thuộc ĐH Thái
Nguyên chấp thuận bồi thường gần
3,2 tỉ đồng sau hơn 32 năm khiếu nại.
Chấp thuận bồi thường
3,19 tỉ đồng
Ông Nguyễn Ngọc Lợi là nhân vật
trong vụ khiếu nại xuyên thế kỷ mà
Pháp Luật TP.HCM
đề cập hồi đầu
năm. Mới đây, ngày 9-11, tại Trường
ĐHY- Dược thuộc ĐHThái Nguyên,
ông và hiệu trưởng cơ sở đào tạo này
đã ký biên bản ghi nhớ, thống nhất với
phương án mà ĐH Y - Dược đưa ra,
bồi thường cho ông Lợi 3,19 tỉ đồng.
Trong số này, trường sẽ đại diện cho
ông Lợi đóng các khoản phí BHXH,
tổng giá trị hơn 607 triệu đồng, cho
mấy chục năm vì sự tắc trách của các
đơn vị, cơ quan trước đây mà ông
Lợi không thể tham gia theo chế độ.
Cũng từ số tiền được bồi hoàn, ông
Lợi sẽ trích ra hơn 93,8 triệu đồng
để đóng phí BHXH từ phần nghĩa vụ
của người lao động. Với hai khoản
phí này, ông Lợi sẽ được phục hồi
chế độ hưu trí tính theo năm công
tác trước đây.
Trừ đi các khoản chi phí trên,
BS - cựu chiến binh Nguyễn Ngọc
Lợi sẽ nhận về phần còn lại là hơn
2,49 tỉ đồng.
Cũng theo biên bản ghi nhớ này, từ
Thái Nguyên, ĐHY - Dược cam kết
sẽ bàn giao 17 tài liệu liên quan đến
hồ sơ học tập, các giấy tờ cá nhân từ
thời ông Lợi theo học mà lẽ ra trước
đây ông phải được nhận để làm hồ
sơ công tác, xin việc…
Với thỏa thuận này, ông Lợi cam
kết chấm dứt việc khiếu nại, khiếu
kiện và cũng không gửi đơn đến các
cơ quan báo chí nữa.
Trả lời
Pháp Luật TP.HCM
qua điện
thoại, ông cho biết không muốn nhắc
lại câu chuyện buồn nữa.
32 năm ròng đi khiếu nại
Ông Lợi là cựu chiến binh từ thời
kháng chiến chống Mỹ. Năm 1976,
đang thuộc biên chế quản lý của Ủy
ban Thống nhất, ông được cử đi học
hoàn thiện chương trình phổ thông
rồi theo học tại Phân hiệu ĐHYkhoa
miền núi. Đây là tiền thân của ĐHY
Bắc Thái, nay là ĐHY - Dược thuộc
ĐH Thái Nguyên.
Là cán bộ đi học, mang theo tinh
thần thẳng thắn, ông Lợi bị nhà trường
gây khó dễ, không cho tốt nghiệp,
Cựu binh 32 năm
khiếu nại được hứa
bồi thường gần 3,2 tỉ
Sau 32 nămkhiếu nại, cuối cùng cựu binhNguyễnNgọc Lợi cũng
được ĐHY - Dược thuộc ĐHThái Nguyên chấp thuận bồi thường
gần 3,2 tỉ đồng.
ÔngNguyễnNgọc Lợi, người đi khiếu nại suốt 32 nămqua. Ảnh: CHÂN LUẬN
ĐH Y - Dược cam kết sẽ
bàn giao 17 tài liệu liên
quan đến hồ sơ học tập,
các giấy tờ cá nhân từ thời
ông Lợi theo học mà lẽ ra
trước đây ông phải được
nhận để làm hồ sơ công
tác, xin việc…
buộc ông phải khiếu nại. Năm 1988,
Bộ Y tế thanh tra, yêu cầu ĐHYBắc
Thái bảo lưu kết quả tốt nghiệp năm
1983 và chi trả năm năm tiền lương.
Sự việc sau đó lại có những phức
tạp mới. Hồ sơ của ông Lợi được ĐH
Y Bắc Thái chuyển về Sở Y tế Vĩnh
Phúc. Còn ông Lợi thì về Hà Nội, đi
học tim mạch ở Viện Tim mạch học
Việt Nam. Thời đấy, không có giấy
tờ, hồ sơ thì công việc, chế độ vô
cùng khó khăn, ông buộc phải nhờ
đến sự bảo lãnh của Văn phòng Hội
đồng Bộ trưởng.
Năm 1997, ông lập gia đình bằng
kết hôn chui. Con ra đời, đi học gặp
đủ khó khăn do cha không có giấy tờ
tùy thân, không thể đăng ký hộ khẩu.
Năm 2013, nhờ vào quan hệ từ thời
đi B với nguyênThủ tướng PhạmVăn
Khải, cũng là người quen biết ở Ủy
ban Thống nhất Chính phủ, ông Lợi
tiếp tục hành trình khiếu nại. Bút
phê của ông Khải gửi cho Phó Thủ
tướng Nguyễn Xuân Phúc lúc ấy đã
giúp ông Lợi và gia đình có hộ khẩu
ở phường Cổ Nhuế, quận Bắc Từ
Liêm, Hà Nội.
Ông Lợi tiếp tục hành trình đòi
quyền lợi của mình. Ông gõ cửa các
đơn vị có liên quan sau này, như SởY
tế Phú Thọ, Bộ Y tế, Bộ GD&ĐT…
Tất cả đều nhận đơn của ông nhưng
không giải quyết.
Tổ kiểm tra chỉ mất
15 ngày
Phải đến tháng 10-2020, Phó Thủ
tướng Trương Hòa Bình lúc ấy giao
Thanh tra Chính phủ chủ trì thì mọi
việc mới được xem xét thấu đáo. Tổ
kiểm tra của Thanh tra Chính phủ chỉ
mất 15 ngày rà soát xong các vấn đề
mà ông Lợi khiếu nại.
Tháng 12-2020, Thanh tra Chính
phủ báo cáo kết quả xác minh lên Thủ
tướng, theo đó việc giải quyết của
ĐHY - Dược thuộc ĐHThái Nguyên
cũng như các cơ quan chức năng là
thiếu trách nhiệm, chưa khách quan
và chưa chính xác. Vì vậy, Thanh tra
Chính phủ đề nghị Thủ tướng giao
các cơ quan liên quan khôi phục, bàn
giao toàn bộ hồ sơ, giấy tờ cho ông
Lợi để có cơ sở khôi phục các chế
độ, hưởng các chính sách theo đúng
quy định pháp luật qua các thời kỳ…
Trên cơ sở này, Thủ tướng đã giao
Bộ GD&ĐT chỉ đạo ĐH Y - Dược
thuộc ĐH Thái Nguyên khôi phục
và bàn giao tài liệu cá nhân của ông
Lợi để thực hiện các thủ tục chính
sách; đóng các loại phí BHXH và bồi
thường thu nhập chính đáng mà ông
Lợi bị mất từ năm được công nhận tốt
nghiệp đến thời điểm nghỉ hưu theo
diễn biến mức lương, ngạch bậc công
chức, viên chức qua các thời kỳ…
Kết thúc 32 nămkhiếu nại củamình,
ĐH Y - Dược đã mời ông Nguyễn
Ngọc Lợi đến trao đổi để đi đến biên
bản ghi nhớ ngày 9-11.•
1,2,3,4,5,6 8,9,10,11,12,13,14,15,16
Powered by FlippingBook