5
Thời sự -
ThứHai 15-11-2021
LÊ THOA
S
auhơnmộtthángTP.HCM
nới lỏng giãn cách xã
hội (từ ngày 1-10), tình
hình trật tự an toàn giao
thông (ATGT) trên địa bàn
TP cơ bản được giữ vững ổn
định, không xảy ra tình trạng
thanh thiếu niên tụ tập chạy
xe gây rối trật tự công cộng.
Thượng tá Đoàn Văn Quới,
Phó Trưởng phòng CSGT
(PC08) Công an TP.HCM,
vừa thông tin với
Pháp Luật
TP.HCM
như trên.
Tai nạn tăng, không
có ùn tắc giao thông
Theo Thượng tá Quới, sau
khi nới lỏng giãn cách, lưu
lượng xe tham gia giao thông
tăng cao. Tuy nhiên, lực lượng
CSGT đã chủ động điều tiết,
không để xảy ra hiện tượng
ùn tắc giao thông.
Cũng bởi lưu lượng xe
tăng lên, người tham gia giao
thông chưa quen với việc điều
khiển xe do lâu ngày không
sử dụng dẫn đến việc tai nạn
giao thông (TNGT) tăng cao.
Cụ thể, trên địa bàn TP xảy ra
176 vụTNGT (kể cả va chạm)
làm chết 52 người, bị thương
82 người. So với tháng liền kề
tăng 123 vụ (tăng 232%), tăng
39 người chết (300%) và tăng
CSGT TP.HCM tăng cường xử lý
đường dây làm giả giấy tờ xe
kích thích khác. “Việc chấp
hành tốt các quy định khi
tham gia giao thông sẽ góp
phần đảm bảo ATGT không
chỉ cho bản thân mà còn cho
những người khác, đồng thời
góp phần đảm bảo trật tự
ATGT và kéo giảm TNGT
trên địa bàn TP” - Thượng
tá Quới thông tin.
Hóa trang, mật phục đảm bảo
an toàn trước thềm năm mới
Về kế hoạch giữ gìn an ninh, trật tự ATGT trước tết,
ThượngtáĐoànVănQuới,PhóTrưởngphòngCSGT(PC08)
Công an TP.HCM, cho hay hiện PC08 vẫn chưa nhận chỉ
đạo của Chính phủ, UBND TP về việc tổ chức các lễ hội,
sự kiện vui chơi, giải trí cho người dân. Tuy nhiên, đây là
nhiệm vụ thường xuyên hằng năm của lực lượng CSGT.
Thượng tá Quới khẳng định trong khoảng thời gian
cận kề tết Dương lịch, tết Nguyên đán, lực lượng CSGT
sẽ tập trung kiểm tra, xử lý các vi phạm về nồng độ cồn,
không chấp hành hiệu lệnh đèn tín hiệu giao thông,
chạy quá tốc độ quy định...
Ngoài ra, lực lượng CSGT cũng tăng cường biện pháp
nghiệp vụ, sử dụng hệ thống camera giám sát, tin báo
cung cấp từ người dân…Từđó, hạn chế để các đối tượng
có điều kiện tụ tập, điều khiển xe lưu thông thành đoàn,
gây rối trật tự và đua xe trái phép.
“Chúng tôi xây dựng phương án bố trí lực lượng kết
hợpgiữa công khai, hóa trang, mật phục để phòngngừa,
đấu tranh có hiệu quả ngay từ banđầu, đảmbảo an toàn
cho người dân vui chơi, giải trí, thamgia các sự kiện, lễ hội”
- Thượng tá Quới khẳng định.
Những tháng cuối năm2021, CSGT TP.HCMsẽ chú trọng công tác phòng chống tội phạm, trong đó xử lý
nghiêmnhững đường dây, ổ nhómmua bán, làmgiả các loại giấy tờ xe…
Tăng cường xử lý
đường dây làm giả
giấy tờ xe
Thượng tá Đoàn Văn Quới
cho biết trong quá trình kiểm
soát vi phạm giao thông, lực
lượngCSGTTPđã kết hợpvới
công tác đảm bảo, giữ gìn an
ninh trật tự và phòng chống
tội phạm. Bởi theo Thượng tá
Quới, tội phạm luôn lợi dụng
sơ hở, sự chủ quan của người
dân để hoạt động phạm tội,
đặc biệt là tội phạm về cướp
giật, trộm cắp tài sản.
Vừa qua, Công an TPđã có
thông báo về việc tăng cường
các biện pháp đảm bảo trật tự
ATGT trong những tháng cuối
năm2021 với nhiều nội dung.
Trong đó đặc biệt chú trọng
nâng cao hiệu quả công tác
phòng chống tội phạm hoạt
động trên các tuyến đường
giao thông công cộng.
Do vậy, Phòng PC08 sẽ
tăng cường kiểm soát các xe
hoạt động vận tải, kịp thời
phát hiện vi phạm liên quan
việc vận chuyển hàng hóa
không đúng quy định. Đồng
thời phát huy hiệu quả của Tổ
công tác 363, thông qua tuần
tra, kiểm soát, đấu tranh hiệu
quả với tội phạm hoạt động
trên tuyến giao thông đường
bộ, vận chuyển ma túy, hàng
lậu, gian lận thương mại…
Đáng chú ý, Thượng tá
Đoàn Văn Quới thông tin đợt
này CSGT TP.HCM sẽ phối
hợp nắm tình hình, dùng biện
pháp nghiệp vụ kịp thời phát
hiện, điều tra, xử lý nghiêm
các đường dây, ổ nhóm mua
bán, làm giả các loại giấy tờ
như giấy đăng ký xe, giấy
phép lái xe, chứng chỉ chuyên
môn, giấy khám sức khỏe...•
70 người bị thương (583%).
Phó trưởng phòng CSGT
cho biết Phòng PC08 đã dự
báo được tình hình trên và
chủ động đề ra các kế hoạch,
phương án cụ thể… khi TP
bắt đầu mở cửa. Từ đó chỉ
đạo các đội, trạm tập trung
xử lý nghiêm các vi phạm là
nguyên nhân dẫn đến TNGT.
Đặc biệt PC08 đã thành
lập các tổ kiểm tra hành
chính ban đêm. “Các tổ này
được duy trì thường xuyên,
liên tục để kiểm tra nồng độ
cồn, xử lý kiên quyết người
điều khiển xe sử dụng rượu,
bia” - Thượng tá Quới nói và
cho biết hơn một tháng sau
khi TPnới lỏng giãn cách, lực
lượng CSGTTP đã xử lý hơn
350 trường hợp vi phạm quy
định về nồng độ cồn.
Vị lãnh đạo Phòng CSGT
TP.HCM khuyến cáo người
dân khi tham gia giao thông
phải thực hiện tốt các quy
định về giao thông, đặc biệt
là không lái xe sau khi sử
dụng rượu, bia và các chất
Lãnh đạo CSGT
TP.HCM khẳng
định sau khi nới
lỏng giãn cách, lưu
lượng xe tham gia
giao thông tăng cao
nhưng không xảy ra
hiện tượng ùn tắc.
Tiêu điểm
42.766
trường hợp vi phạm liên quan
đến giao thông đã bị lực lượng
CSGT TP.HCM xử lý trong một
tháng sau nới lỏng giãn cách.
Trong đó có 33.075 trườnghợp
thựchiệnquyếtđịnhvànộpvào
khobạchơn40tỉđồng.Tạmgiữ
2.222 xe, tước quyền sử dụng
giấy phép lái xe đối với 2.818
trường hợp.
CSGT TP.HCMcho biết sau khi nới lỏng giãn cách xã hội, tình hình giao thông ổn định, không xảy ra
tình trạng ùn tắc. Ảnh: NGUYỆTNHI
Chiều 14-11, Khu du lịch Đại Nam (Bình Dương) tổ chức
buổi giao lưu có sự tham gia của gần 1.000 người. Nhân
vật chính của buổi giao lưu là vợ chồng bà Nguyễn Phương
Hằng, TS luật Đặng Anh Quân và ba YouTuber.
Chủ đề buổi giao lưu là “Người thật, việc thật và sự thật”.
Cũng như mọi buổi giao lưu khác, nội dung tập trung “bóc
phốt”, chửi bới nghệ sĩ, các nhà báo và những người từng lên
án việc bà Hằng livestream xúc phạm cơ quan, tổ chức, cá
nhân. Trong cuộc giao lưu, nhiều lần bà gọi nghệ sĩ, nhà báo
là “thằng, con”.
Theo ghi nhận, buổi giao lưu bắt đầu từ 14 giờ cùng ngày,
với sự có mặt của hàng trămYouTuber và gần 1.000 người
dân đứng san sát nhau, không đảm bảo yêu cầu phòng chống
dịch. Trong khi đó, tỉnh Bình Dương vẫn là một trong những
địa phương có số ca nhiễm cao, tình hình dịch bệnh diễn biến
phức tạp, chưa cho phép tập trung số lượng người đông như
tại buổi giao lưu này.
Buổi giao lưu được quay phim và phát trực tiếp trên nhiều
kênh ở các nền tảng mạng xã hội như YouTube, TikTok và
Facebook.
Trong suốt gần 5 tiếng đồng hồ, bà Nguyễn Phương Hằng,
ông Huỳnh Uy Dũng (Dùng “lò vôi”) cùng bốn vị khách mời
giao lưu với khán giả về các nội dung liên quan đến việc bà
Nguyễn Phương Hằng tố cáo các nghệ sĩ “ăn chặn” tiền từ
thiện và một số nội dung tố cáo các cá nhân khác.
Đáng chú ý, tại buổi giao lưu, một khách mời chính thức
là “Long Ngô” giao lưu trên sân khấu, nói rằng lực lượng
“đánh phá” Nguyễn Phương Hằng có “báo chí, truyền thông
phản động” và “báo chí của Cộng sản chung với phản động
để đánh chị Nguyễn Phương Hằng…”.
Theo ghi nhận, ngay khi bắt đầu buổi giao lưu tại Đại
Nam, đã có lực lượng công an có mặt tại đây để đảm bảo an
ninh trật tự và nắm tình hình.
Về sự kiện trên, đại diện Công an tỉnh Bình Dương cho
hay: Việc Khu du lịch Đại Nam tổ chức buổi giao lưu có
nhiều người tham dự, phía công an đã nắm được. “Hiện tại,
lực lượng công an vẫn đang theo dõi, nắm tình hình về các
nội dung trong buổi giao lưu này” - vị đại diện công an nói.
Còn về nội dung tại buổi giao lưu, trong đó có vị khách nói
báo chí chung với phản động, vị đại diện công an cho biết là
“chưa nắm và đang chờ báo cáo lại”.
Trao đổi với
Pháp Luật TP.HCM
, đại diện Sở TT&TT tỉnh
Bình Dương cho hay đã biết vụ việc và đang phối hợp với
công an nắm tình hình. Đơn vị này cũng cho biết đây không
phải là buổi họp báo nên không quản lý được. “Chúng tôi sẽ
ghi nhận toàn bộ nội dung trong buổi giao lưu này và báo cáo
lãnh đạo UBND tỉnh vào ngày mai” - vị này nói.
Được biết, trước đó trên các tài khoản mạng xã hội cá
nhân, bà Nguyễn Phương Hằng thông báo đến mọi người
sẽ có buổi giao lưu tại phố đi bộ của Khu du lịch Đại Nam.
PHƯƠNG PHƯƠNG
ĐạiNamtập trunggần1.000người, livestreamnói báo chí chungvới phảnđộng