3
Chiều 15-11, Ban chỉ đạo phòng chống dịch COVID-19
TP.HCM đã tổ chức họp báo thông tin về tình hình
dịch trên địa bàn. Theo Phó Giám đốc Sở Y tế TP.HCM
Nguyễn Hữu Hưng, TP.HCM đang ở cấp độ dịch là cấp 2.
Ở cấp quận, huyện có 10/22 địa phương đạt cấp độ 1,
giảm ba địa phương so với tuần trước; 11/22 địa phương
đạt cấp độ 2, tăng bốn địa phương so với tuần trước.
TP.HCM chỉ còn một địa phương ở cấp độ 3 là huyện Cần
Giờ.
Trong nhiều tuần qua, một số quận, huyện có ghi nhận
số F0 gia tăng, chủ yếu ở các quận, huyện vùng ven là
người đi làm ở khu chế xuất, khu công nghiệp.
Về sự thận trọng của TP.HCM trong mở cửa, ông Phạm
Đức Hải, Phó Trưởng Ban chỉ đạo phòng chống dịch
COVID-19 TP.HCM, cho rằng nguyên tắc của TP.HCM là
an toàn tới đâu mở cửa tới đó, mở cửa thì phải an toàn. Do
vậy, TP.HCM cân nhắc vào tình hình phòng chống dịch để
có giải pháp phù hợp.
Theo ông Hải, trong tuần qua số ca mắc COVID-19 mới
của TP tăng so với tuần trước đó, số ca nhập viện cũng
ngày càng cao hơn ca xuất viện và số ca tử vong ngày
14-11 là 45 ca. “Những chỉ số này là những điều mà ban chỉ
đạo thấy rằng cần phải tính toán để khi nào cần phải mở cái
này, cho phép cái kia hoạt động trở lại” - ông Hải nói.
Liên quan đề xuất cho tất cả hàng quán trên toàn địa
bàn được phục vụ thức uống có cồn, ông Lê Huỳnh Minh
Tú, Phó Giám đốc Sở Công Thương TP.HCM, cho biết là
đang thí điểm bán rượu bia tại TP Thủ Đức và quận 7 đến
hết ngày 15-11 và sở đang cùng hai địa phương này sơ
kết, báo cáo UBND TP.
Ông cho hay là TP đang lấy ý kiến sở, ngành về dự thảo
triển khai Nghị quyết 128. “Không phải địa phương ở tất
cả cấp độ dịch đều cho phép sử dụng đồ uống có cồn ở
các hàng quán” - ông Tú khẳng định và cho rằng Sở Công
Thương đề xuất như trên nhằm phục vụ người dân trong
điều kiện bình thường mới, không cổ súy cho việc sử
dụng, lạm dụng rượu bia, đồ uống có cồn.
Từ nay đến cuối năm có nhiều lễ hội, TP.HCM sẽ căn
cứ cấp độ dịch, công suất phục vụ của khu vực tổ chức để
có quy định số lượt người tham gia...
TÁ LÂM
Thời sự -
ThứBa16-11-2021
HUY TRƯỜNG
C
ác tỉnh ở Tây Nguyên
đang tính đến phương
án cách ly F1 tại nhà vì
các khu cách ly (KCL) tập
trung đang quá tải và nhiều
tỉnh ở Tây Nguyên cũng lên
các phương án để tránh lây
nhiễm chéo trong các KCL
tập trung.
Gia Lai: Dịch cấp
độ 2 vẫn đưa F1
vào KCL tập trung
Trong ngày 15-11, cơ quan
chức năng tỉnh Gia Lai đã
lấy mẫu xét nghiệm cho
3.299 người, ghi nhận 40
trường hợp dương tính với
COVID-19. Trên địa bàn tỉnh
này, ghi nhận 2.439 trường
hợp dương tính, có năm ca
tử vong. Trong đó, 1.266 ca
đi từ vùng dịch về (1.140 ca
dương tính mới và 126 ca
tái dương tính).
“Hiện ngành chức năng
đang xây dựng phương án,
nếu mức độ dịch cao, trên
5.000 ca bệnh thì mới tiến
hành cách ly F1 tại nhà. Hiện
nay, năng lực của tỉnh Gia
Lai vẫn triển khai được việc
cách ly tập trung F1. Quan
trọng là không để xảy ra tình
trạng lây nhiễm chéo trong
KCL” - một lãnh đạo Sở Y
tế tỉnh Gia Lai thông tin.
Gia Lai có 1.842 người là
F1 đang cách ly tập trung tại
23 cơ sở trên địa bàn tỉnh
và 272 người đang thực hiện
cách ly tập trung tại sáu
khách sạn trên địa bàn TP
Pleiku. Những người hoàn
thành cách ly tập trung về
địa phương đăng ký và tiếp
tục theo dõi sức khỏe tại
nhà/nơi cư trú.
lấy mẫu RT-PCR tối thiểu
hai lần trong quá trình cách
ly. Sau 14 ngày nếu âm tính
thì kết thúc việc cách ly tập
trung, chuyển sang tự theo
dõi sức khỏe tại nơi lưu trú
trong 14 ngày tiếp theo,
không tụ tập đông người,
thực hiện nghiêm 5K...
Đối với F2 thì tổ chức cách
ly F2 tại nhà trong khi chờ kết
quả xét nghiệm RT-PCR của
F1: Nếu kết quả xét nghiệm
RT-PCR lần 1 của F1 dương
tính với SARS-CoV-2 thì
chuyển cấp cách ly F2 lên
thành F1. Nếu kết quả xét
nghiệm RT-PCR lần 1 của
F1 và của F2 (nếu có) đều
âm tính với SARS-CoV-2,
trên cơ sở đánh giá nguy
cơ, dịch tễ để xác định F2
được kết thúc việc cách ly
tại nhà và tiếp tục tự theo
dõi sức khỏe tại nhà trong
14 ngày, nếu xuất hiện triệu
chứng nghi ngờ mắc bệnh
người là F1, F2 thì cách ly
theo quy định của Bộ Y tế.
Người từ tỉnh khác về thì tùy
vào mức độ vùng dịch, mức
độ tiêm vaccine và một số
biện pháp khác để cho cách
ly tại nhà hoặc cách ly tập
trung. Đối với F1 tiếp xúc
với F0 tại địa phương thì đưa
đi cách ly tập trung.
“Dự kiến trong tháng 12,
nếu tình hình dịch căng thẳng
thì có thể thực hiện cách ly
F1 tại nhà” - lãnh đạo CDC
Lâm Đồng nói.
Lâm Đồng có tỉ lệ tiêm
vaccine mũi 1 gần đạt 100%,
mũi 2 hơn 86%và địa phương
này nguy cơ dịch cấp độ 2.
Đưa toàn bộ F1 vào
KCL là không cần thiết
Theo Công văn 8399 của
Bộ Y tế, căn cứ tình hình
dịch và điều kiện thực tế
tại địa phương, UBND cấp
tỉnh chỉ đạo việc triển khai
thực hiện đảm bảo yêu cầu
phòng chống dịch, tạo điều
kiện tối đa cho người dân,
đồng thời không tạo áp lực,
quá tải và có nguy cơ gây
lây nhiễm chéo trong các cơ
sở cách ly tập trung.
Công văn này cũng nêu
cụ thể các trường hợp về
từ vùng dịch, đã tiêm đủ
liều vaccine thì được cách
ly tại nhà.
Trước đó, trong Công
văn 6386 ngày 14-7, Bộ Y
tế cũng đã hướng dẫn tạm
thời cách ly y tế tại nhà với
F1, trong đó Bộ Y tế đề nghị
UBND cấp tỉnh nghiên cứu
triển khai thí điểm cách ly
F1 tại nhà.
Đặc biệt, trong Nghị quyết
128 của Chính phủ nêu rõ:
Trường hợp Bộ Y tế hướng
dẫn cách ly tại nhà nhưng
địa phương có địa điểm cách
ly tập trung đảm bảo an toàn
và được cá nhân người thuộc
diện cách ly đồng ý thì có
thể tổ chức cách ly tập trung
thay vì cách ly tại nhà.
Thực tế ở Tây Nguyên có
nhiều trường hợp người dân
là F1 mong muốn được cách
ly tại nhà nhưng không được
đáp ứng dù đã được tiêm
vaccine phòng COVID-19.
Vì vậy, việc đưa tất cả F1
vào KCL tập trung và đến giờ
mới tính việc thí điểm cách
ly F1 tại nhà là quá chậm,
gây căng thẳng cho người
dân, chưa theo quan điểm
sống chung với COVID-19
của Chính phủ.•
Xét nghiệmCOVID-19 cho người dân ở TP BuônMa Thuột. Ảnh: H.TRƯỜNG
Những người là F1 cách ly
tập trung không phân biệt đã
tiêm hay chưa tiêm vaccine
và theo công bố của cơ quan
chức năng, Gia Lai đang là
vùng dịch cấp độ 2.
LâmĐồng: F1 vào KCL,
F2 cách ly tại nhà
Tại Lâm Đồng, tình hình
dịch bệnh COVID-19 cũng
đang phức tạp và tỉnh này
thực hiện việc cách ly nghiêm
ngặt với F1, F2.
Theo đó, với F1 thì tổ chức
cách ly ngay tất cả người tiếp
xúc gần tại cơ sở cách ly tập
trung ít nhất 14 ngày kể từ
ngày tiếp xúc lần cuối với
ca bệnh xác định. Trường
hợp là trẻ em nếu đảm bảo
theo quy định thì thực hiện
cách ly theo đúng hướng dẫn
của Sở Y tế về việc cách ly
phòng chống dịch đối với
trẻ em.
Trong lúc cách ly, tổ chức
phải thông báo ngay cho cơ
quan y tế và tổ COVID-19
cộng đồng.
Việc theo dõi sức khỏe tại
nhà (đối với trường hợp F2
được kết thúc việc cách ly
tại nhà và các trường hợp
đi về từ các tỉnh mà thuộc
diện tự theo dõi sức khỏe
tại nhà) thì phải có cam kết
thực hiện việc tự theo dõi sức
khỏe tại nhà, nơi lưu trú...
Hạn chế tiếp xúc với người
xung quanh, không đến nơi
đông người, thực hiện 5K
và các biện pháp phòng hộ
cá nhân khác.
Khi ra ngoài phải báo cho
chính quyền, y tế địa phương
biết và chỉ được ra ngoài khi
được sự đồng ý của chính
quyền địa phương; khi ra
ngoài phải ghi chép lại thời
gian và lịch trình đi lại.
Trao đổi với
Pháp Luật
TP.HCM,
một lãnh đạo CDC
Lâm Đồng cho biết đối với
Với F2, khi đi ra
ngoài phải báo và
được sự cho phép
của chính quyền, khi
ra ngoài phải ghi
chép lại thời gian và
lịch trình đi lại.
Tây Nguyên: Nhiều nơi vẫn cách ly
tập trung F1, gây quá tải
Trong khi nhiều nơi cho F0 điều trị tại nhà thì một số tỉnh ở Tây Nguyên cách ly cả người F1, F2
mà không phân biệt người đã tiêmhay chưa tiêmvaccine.
Dịch tại TP.HCMở cấpđộ 2, CầnGiờ làvùng cam
TP.HCM đang điều trị cho hơn 47.000
FO tại nhà
HiệnTP.HCMđang điều trị tại nhà cho hơn 47.000/64.000
F0, chiếm tỉ lệ 73%. Vì vậy, trong thời gian tới, ngành y tế
đang có tính toán về việc tăng cường trạm y tế lưu động tại
quận, huyện để chăm sóc F0 tại nhà. Khu cách ly tập trung
tại quận, huyện cũng đang được tái lập trở lại.
Đến nay, ngành y tế đã tăng cường 70 trạmcho các quận,
huyện có số F0 tăng.
TP Buôn Ma Thuột quá tải các KCL và đang thí điểm cách
ly F1 tại nhà. Địa phương này đã tiêm vaccine mũi 1 cho
gần 100% người dân trên địa bàn, đang chờ vaccine để
tiêm phủ mũi 2.
“Hiện nay, TP đang tiến hành thí điểm cách ly F1 tại nhà,
bởi KCL của TP đã gần như quá tải. Nếu nhà F1 có đủ điều
kiện thì sẽ đảm bảo tốt hơn, đồng thời giảm tải ở khu vực
cách ly tập trung, giảmtình trạng lây nhiễmchéo”-một lãnh
đạo Trung tâmY tế TP Buôn Ma Thuột cho biết.