8
Đô thị -
ThứBa16-11-2021
Mang lại diện mạo đẹp cho các tuyến đường TP
Tại hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện đề án ngầmhóa lưới điện kết hợp
ngầm hóa cáp viễn thông trên địa bàn TP.HCM giai đoạn 2011-2020, Phó
Chủ tịch UBNDTP.HCMVõ Văn Hoan đã đánh giá cao sự phối hợp đồng bộ
giữa ngầmhóa lưới điện, cáp viễn thông với việc chỉnh trang, cải tạo vỉa hè.
Công tác ngầm hóa lưới điện không chỉ giúp giảm sự cố, giảmmất điện
cho khách hàng, nâng cao độ an toàn tin cậy cung cấp điện, mà còn góp
phần mang lại diện mạo sạch đẹp cho hàng trăm tuyến đường của TP.
Đồng thời góp phần cải thiện đáng kểmôi trường sống cho người dân, tạo
điều kiện thuận lợi để thu hút du lịch, đầu tư và phát triển kinh tế - xã hội.
MINHĐAN
T
P.HCM bước vào giai đoạn bình
thường mới, Tổng công ty Điện
lực TP.HCM (EVNHCMC) tiếp
tục khẩn trương triển khai công tác
ngầm hóa theo kế hoạch đã đề ra.
Trân trọng đóng góp
của người dân
Anh Nguyễn Hữu Nhân (đường
Trần Quốc Thảo, quận 3) cho biết:
Trước đây, dây điện và dây viễn thông
treo trên trụ ở đường này nhiều như
mạng nhện, nhìn vừa không đẹp mắt
vừa thiếu an toàn.
“Từ khi dây điện và các dây viễn
thông được đi ngầm, trụ điện được
nhổ bỏ thì thông thoáng hơn rất nhiều.
Không còn các bình điện treo trên trụ
mà được gắn gọn trong các hộp (trụ
thép) đặt ở vỉa hè, vừa an toàn vừamỹ
quan. Hộp điện gần trước cổngUBND
quận 3 còn được trang trí, ban đêmđèn
sáng lên rất đẹp” - anh Nhân cho biết.
Nói về công tác ngầm hóa, ông
LuânQuốcHưng, PhóTổng giámđốc
EVNHCMC, cho biết: Bên cạnh sự
quyết liệt của Ban chỉ đạo ngầm hóa
lưới điện kết hợp ngầm hóa cáp viễn
thông TP.HCM thì sự chung tay của
các sở, ngành, sự nỗ lực của đơn vị
quản lý hạ tầng, đặc biệt là sự đồng
thuận, thống nhất cao của người dân
là những yếu tố quan trọng góp phần
làm nên thành công của công tác này.
“EVNHCMC rất trân trọng và
ghi nhận những đóng góp, chia sẻ
của người dân. Họ đã không ngại
những bất tiện khi đơn vị thi công
đào hào đặt cáp. Phần lớn các hộ
dân đã đồng thuận cho đặt các thiết
bị điện trên vỉa hè phía trước nhà để
đảm bảo việc cung cấp điện tin cậy,
an toàn” - ông Hưng chia sẻ.
Theo kế hoạch của UBND TP,
đến năm 2025, tỉ lệ ngầm hóa lưới
điện trung thế toàn TP đạt 50%-60%
(các quận 1, 3, 5 đạt tỉ lệ 100%;
các quận nội thành khác đạt 80%-
90%); tỉ lệ ngầm hóa lưới điện hạ
thế đạt 35%-40% (khu vực trung
tâm TP đạt 80%-90%). Đặc biệt,
ngành điện sẽ tập trung ngầm hóa
Yếu tố làmnên thành
công trong ngầmhóa
lưới điện TP.HCM
Tổng công ty Điện lực TP.HCMcho biết để hoàn thành công tác
ngầmhóa lưới điện thì rất cần sự thấu hiểu, đồng thuận và ủng hộ
của người dân.
địa bàn TP Thủ Đức với mục tiêu
hoàn tất tại 100% tuyến đường,
trục đường chính.
Cần thêm sự đồng thuận
rộng rãi của người dân
Ông Luân Quốc Hưng cho biết
một trong những khó khăn lớn mà
ngành điện đang gặp trong công tác
ngầm hóa là có vài trường hợp hộ
dân chưa đồng thuận để ngành điện
tái bố trí thiết bị điện đặt ở vỉa hè,
trên phần đất công cộng phía trước,
nằm giữa hai nhà.
Cụ thể, khi thực hiện ngầm hóa,
toàn bộ trụ và dây điện hiện hữu sẽ
được thu hồi. Các thiết bị trước đây
lắp đặt trên trụ điện như trạm biến
áp, thiết bị đóng cắt trung thế, tủ điện
hạ thế sẽ được tái bố trí ngay tại vị
trí trụ điện cũ dưới dạng các trạm trụ
thép. Trước khi tái bố trí, ngành điện
sẽ phối hợp với UBND các quận,
huyện, TPThủ Đức, các phường, xã
tổ chức tham vấn cộng đồng.
“Tham vấn cộng đồng là việc các
ngành cùng UBND địa phương tổ
chức buổi tiếp xúc trực tiếp với hộ
dân và doanh nghiệp trong khu vực
để vận động, giải thích ý nghĩa, lợi
ích mà công tác ngầm hóa mang lại.
Mục đích nhằm đạt được sự đồng
thuận của người dân trước khi tiến
hành thi công và tái bố trí các trạm,
tủ phân phối điện trên vỉa hè. Phần
đông người dân đều rất đồng tình”
- ông Hưng cho hay.
Tuy nhiên, vẫn còn vài hộ gia đình
vì nhiều lý do khác nhau đã không
đồng thuận. Thậmchí, có hộ khi tham
vấn cộng đồng đã đồng ý nhưng đến
khi thi công thì không cho thực hiện,
dẫn đến kéo dài thời gian tham vấn,
gây khó khăn cho công tác ngầmhóa.
“Trong tình huống không có sự
đồng thuận của người dân, ngành
điện buộc phải tiếp tục giữ lại trụ
điện hiện hữu để việc cung cấp điện
cho cả khu vực không bị gián đoạn.
Công trình không thể hoàn thiện
như thiết kế, mục đích nâng cao mỹ
quan đô thị cũng không được trọn
vẹn” - ông Hưng cho biết.
Việc giữ các tủ điện, trạm trụ thép
sạch đẹp sau ngầm hóa cũng đang là
vấn đề “nhức nhối”. Nhiều công trình
vừa hoàn thành đã rất nhanh bị vẽ
bẩn hay dán quảng cáo tự phát xung
quanh vỏ tủ điện, làm mất mỹ quan
đường phố. Cùng với việc kiến nghị
cơ quan chức năng tăng cường tuyên
truyền, vận động người dân chung
tay giữ gìn mỹ quan đô thị, trong đó
có việc chống vẽ bậy, dán quảng cáo
không đúng chỗ, EVNHCMC cũng
đang thí điểm triển khai ốp hộp đèn
LED phục vụ tuyên truyền, quảng
cáo xung quanh các trạm điện, tủ
điện. Giải pháp này đang mang lại
kết quả rất khả quan vì giúp nâng
cao tính thẩm mỹ cho các tủ điện,
làm đường phố ngày càng sạch đẹp.
Để hoàn thành kế hoạch UBND
TP giao, EVNHCMC kiến nghị Ban
chỉ đạo ngầm hóa tăng cường chỉ đạo
các cơ quan quản lý hạ tầng và các
quận, huyện tích cực phối hợp và
hỗ trợ giải quyết sớm các khó khăn,
vướng mắc trong quá trình thực hiện
các dự án ngầm hóa.
“Chúng tôi rất mong nhận được sự
ủng hộ, thông hiểu, đồng thuận của
người dân trong công tác ngầm hóa.
Tất cả vì mục tiêu chung là đảm bảo
cung cấp điện và các dịch vụ viễn
thông an toàn, ổn định, chung tay cải
thiện mỹ quan đô thị cho TP” - ông
Hưng chia sẻ.•
Nhiều công trình vừa hoàn thành đã rất nhanh bị vẽ bẩn, dán quảng cáo xung quanh vỏ tủ điện. Ảnh: MĐ
Tỉ lệ ngầm hóa lưới điện
trung thế toàn TP hiện
đạt xấp xỉ 46%; lưới điện
và cáp viễn thông khu vực
trung tâm có tỉ lệ ngầm
hóa lưới trung thế đạt
trên 99%...
Lýdongười dân chưa“xuống tiền’”muavé tàu tết 2022
Dịp tết NhâmDần 2022, ngành đường sắt chỉ mở bán năm tuyến tàu phục vụ người dân và sẽ tăng cường tàu nếu bán hết vé.
Sáng 15-11, ngành đường sắt chính thức mở bán vé tàu
tết Nhâm Dần 2022 theo cả hình thức online và trực tiếp.
Tuy nhiên, số lượng vé tàu bán ra ngày đầu chưa nhiều.
Người dân vẫn lưỡng lự mua vé tết
Theo ghi nhận của PV, sáng 15-11, dù ngành đường sắt đã
bố trí các lực lượng từ nhân viên hướng dẫn, nhân viên kiểm
soát khai báo y tế và sáu người túc trực bán vé tàu nhưng
lượng khách đến mua vé trực tiếp chỉ lác đác vài người.
Chị Phan Thị Hồng Nhung (quê Quảng Ngãi) chia sẻ chị
cũng đã cố gắng tích cóp tiền mỗi năm để mua vé cho cả
gia đình (năm người) về quê. Dù mang tâm lý phập phồng
sợ dịch không được về nhưng chị vẫn muốn được về quê
thăm gia đình, các con được vui chơi ngày tết.
“Lưỡng lự mua vé nhưng vẫn hy vọng được về quê cùng
gia đình chứ hồi vé tàu thì chờ lâu mới được nhận lại tiền.
Hơn nữa, đợt tết này chỉ có mấy chuyến tàu thôi, không như
mọi năm nên tôi cũng tranh thủ mua” - chị Nhung nói.
Chị cũng cho biết thêm đợt dịch vừa qua, đồng hương của
chị cũng đã về nhiều nên đợt này không còn mấy ai. Còn
một số đồng nghiệp trong công ty cũng ngại dịch, lại cũng
không còn chi phí sau khi nghỉ đợt dịch dài ngày.
Nhiều nguyên nhân khiến vé tết còn “ế”
Trao đổi với
Pháp Luật TP.HCM
, ông Nguyễn Ánh Luyện,
Phó Giám đốc Chi nhánh Công ty CPVận tải đường sắt Sài
Gòn, cho biết năm nay có nhiều lý do khiến người dân ít đến
mua vé. Nguyên nhân chủ yếu là ngành đường sắt đã tung ra
các hình thức bán vé nhiều và dễ dàng, thuận tiện cho người
dân, đơn cử như qua online, các app, các loại ví điện tử…
“Cạnh đó, sinh viên năm nay học online, còn công nhân
mấy tháng dịch vừa qua cũng về quê gần hết, một số thì
mới quay lại TP để làm việc nên có khả năng họ không về
quê dịp tết này. Mà đường sắt chủ yếu bán vé cho lượng
hành khách này là nhiều” - ông Luyện phân tích.
Ngoài ra, ông Luyện cũng cho biết dịch COVID-19 chưa
thực sự ổn định khiến người dân có tâm lý lo ngại. Đồng
thời, hiện nay Bộ GTVT cũng mới cho chạy bốn chuyến tàu
Bắc - Nam trong dịp tết Nhâm Dần 2022 và một số chuyến
tàu địa phương chứ chưa cho chạy nhiều.
“Đợt vé tết năm ngoái, một số người dân đã bảo lưu tiền
vé và đã được ngành đường sắt ưu tiên phục vụ lựa chọn vé
trong những ngày trước. Do đó, người dân chưa vội đi lấy
vé sớm mà có thể đến bất cứ ngày nào từ khoảng thời gian
15 đến 22-11” - ông Luyện nói.
Ngành đường sắt cũng cho biết các chương trình đổi, trả
vé cho hành khách như năm ngoái với hình thức bảo lưu
hoặc nhận tiền mặt sau 90 ngày vẫn được giữ nguyên như
dịp tết năm 2021.
Riêng về kế hoạch chạy tàu, ngành đường sắt cũng sẵn
sàng cho các tình huống như quá ít khách thì sẽ bớt tàu
hoặc bớt toa tàu để giảm chi phí. Còn nếu bán hết năm đoàn
tàu mà Bộ GTVT cho phép thì kiến nghị xem xét cấp phép
chạy thêm tàu để phục vụ người dân.
THY NHUNG