12
Đời sống xã hội -
ThứSáu19-11-2021
QUỲNHTRANG
C
ho đến hết ngày 16-11, Việt
Nam đã có 23.270 người tử
vong vì COVID-19, trong đó
TP.HCM có 17.263 người, chiếm
74% tỉ lệ tử vong của cả nước. Có lẽ
chưa bao giờ TP.HCM tang thương
như vậy… Và tối nay (19-11), cả
nước sẽ có một buổi lễ tưởng niệm
chung, ấm lòng người đi, chia sớt
nỗi đau với người ở lại.
Lễ tưởng niệm đồng bào tử vong
và cán bộ, chiến sĩ hy sinh trong đại
dịch COVID-19 do Ủy ban Trung
ương MTTQ Việt Nam, Thành ủy
TP.HCM đứng ra làm đầu mối tổ
chức. Ban Tổ chức kỷ niệm các
ngày lễ lớn TP.HCM phối hợp với
các sở, ngành, đơn vị liên quan
phối hợp thực hiện.
Cùng nhìn lại hơn
200 ngày đau thương
Theo kế hoạch, lễ tưởng niệm
đồng bào tử vong trong đại dịch
COVID-19 sẽ bắt đầu vào 20 giờ
tối nay (19-11) với cầu truyền hình
trực tiếp từ Hội trường Thống Nhất
(TP.HCM) đến Công viên Thống
Nhất (Hà Nội).
Hội trường Thống Nhất của
TP.HCM sẽ là điểm cầu chính với
sự thamdự của khoảng 1.000 người,
trong đó có khoảng 50 thân nhân
của đồng bào mất vì COVID-19.
Điểm cầu Hà Nội sẽ có sự tham dự
của khoảng 300 người.
Ngoài hai điểm cầu, tại 22 quận,
huyện và TP Thủ Đức ở TP.HCM
cũng đồng loạt tổ chức lễ tưởng
niệm để bà con, thân nhân tưởng
niệm tại địa phương với số lượng
mỗi nơi không quá 100 người.
Lễ tưởng niệm qua cầu truyền
hình sẽ bắt đầu từ 20 giờ. Ở đó,
những hình ảnh đau thương, giành
giật sống còn của đồng bào suốt
hơn 200 ngày (hơn sáu tháng qua)
được tái hiện trong phóng sự 15
phút mang tên
Cuộc chiến sinh tử
(VTV và HTV cùng thực hiện).
Ngay sau đó sẽ là lời chia buồn từ
Ủy banMTTQViệt Nam ở đầu cầu
TP.HCMgửi đến đồng bào cả nước.
Từ đó nghi thức dâng hương, thả
hoa đăng tưởng niệm hơn 23.200
đồng bào tử vong vì COVID-19 sẽ
diễn ra. Đúng 20 giờ 30, tất cả nhà
thờ, nhà nguyện, chùa, tự viện…sẽ
tùy nghi thức tôn giáo để đổ chuông
tử, chuông u minh…
Tại TP.HCM, đúng 20 giờ 30,
ban truyền thông của Tổng Giáo
phận Sài Gòn sẽ trực tuyến giờ
cầu nguyện cho đồng bào đã qua
đời vì đại dịch từ Giáo xứ Chợ
Đũi (nhà thờ Huyện Sĩ). Cùng
đó, tất cả giáo xứ, nhà nguyện…
sẽ cùng đổ chuông sầu báo người
mất. Riêng nhà thờ Chính tòa Đức
Bà Sài Gòn từ 20 giờ sẽ diễn ra
giờ chầu cầu nguyện cho đồng bào
đã qua đời và cho đại dịch sớm
chấm dứt. Hiện nhà thờ Chính
tòa Đức Bà đang trong quá trình
Các cán bộ, chiến sĩ lực lượng vũ trang
TP.HCMvà người dân huyện Bình
Chánh dâng hương tưởng nhớ trước
khi gửi hài cốt về với gia đình nạn
nhânmất vì COVID -19 hồi tháng 8.
Ảnh: NGUYỆTNHI
HộitrườngThốngNhấttrướcngàydiễnralễtưởngniệmđồngbàomấtvìCOVID-19.
Ảnh: DUY TẠCH
Tiêu điểm
23.476
là tổng số ca tử vong tại Việt Nam
cho đến ngày 18-11.
Riêng tại TP.HCM, có 17.331 người
tử vong.Trong đó, namchiếm41,5%
vànữchiếm58,5%. Lứa tuổi từ50 tuổi
trở lên tử vong chiếm 86,5% tổng số
người tử vong, trên 65 tuổi chiếm
52,8%. Có 38 trẻ em, 62 phụ nữ có
thai mất vì COVID-19.
Tổng số ca nhiễm tạiViệt Namđến
nay là 1.065.469.
Tổngsốcađượcđiềutrịkhỏi:881.593.
Tổng số liều vaccine đã được tiêm
là 103.573.065 liều, trong đó tiêm
mũi 1 là 65.772.961 liều, tiêm mũi 2
là 37.800.104 liều.
Cùng vượt qua thương đau
trùng tu nên không thể đổ chuông
(nhà thờ đã ngưng đổ chuông từ
ngày 18-1-2020).
Chuông tử, chuông u minh,
hoa đăng… tiễn người
Từ trước đến nay, đây là lần đầu
tiên tất cả giáo xứ (hơn 200 nhà
thờ), nhà nguyện Tổng Giáo phận
Sài Gòn đổ chuông sầu đến cộng
đồng. Theo lệ thường, khi đức giám
mục tổng giáo phận mất mới có
việc đồng đổ chuông tử.
Góc nhìn
Nhìn lại để bước tiếp
20 giờ 30 đêm nay, các chùa,
nhà thờ tại TP.HCM sẽ cùng
đổ chuông và thắp nến để vọng
tưởng hơn hai vạn đồng bào đã
nằm xuống chỉ trong vỏn vẹn
sáu tháng cao điểm dịch. 200
ngày đêm mà TP có một ngày
tưởng niệm, một TP hào sảng,
kiên cường và đầy kiêu hãnh đã
phải mang dấu tích bi thương.
200 ngày qua, TP chúng ta
đã ra sao? Có lẽ những ai có
mặt ở TP suốt 200 ngày qua đã
trải qua rất nhiều cảm xúc lẫn
lộn từ chờ đợi, hy vọng, thất
vọng và lại chờ đợi, hy vọng…
Nhưng trên hết, chưa bao giờ
ở TP.HCM có nhiều mất mát về
người, suy sụp về tinh thần, tổn
hại vật chất như vậy.
Trong 200 ngày qua, TP.HCM
có hơn 1.500 trẻ em mồ côi; 62
phụ nữ mang thai qua đời… Cả
TP hơn 17.200 người tử vong
vì COVID-19. Riêng Giáo xứ
Bình An (quận 8) bỗng trở thành
giáo xứ đau thương nhất khi
chỉ trong một tháng (từ ngày
10-7 đến 10-8) đã có 41 tín hữu
qua đời. Hàng loạt nhà hài cốt
của các giáo xứ, chùa vẫn còn
những tro cốt, bài vị người thân
chưa kịp nhận…
200 ngày mọi dịch vụ đóng
dần, từng khu phố phong tỏa,
từng mái nhà giăng dây… Phố
xá mấy mươi ngày vắng ngắt
chỉ có tiếng còi xe cứu thương,
tiếng loa kêu xét nghiệm toàn
dân… Hàng ngàn khu trọ rã rời,
hàng trăm ngàn người rời bỏ TP
về quê nương náu...
TP chúng ta trải qua 200 ngày
tang thương như thế bởi nhiều
lý do... Sau khi TP gỡ giãn cách
xã hội, bao nhiêu người chỉ
mong gặp lại nhau để thấy nhau
còn khỏe mạnh, bình an. Mỗi
TP.HCM, Việt Nam,
những ngày không thể
nào quên, những điều
chưa bao giờ xảy ra và
cầu nguyện cho những
tang thương không bao
giờ trở lại.
Cả nước và nặng nề hơn cả là TP.HCMđã trải qua những ngày tang thương nhất trong nhiều nămqua.
Việt Namđãmất hơn 23.200 đồng bào. Chưa bao giờ người nằmxuống vì dịch bệnh lại nhiều như thế…
Chị PhạmThị Xuân Trường ( quận Tân Bình) không giấu nổi nướcmắt
trong buổi đại lễ cầu siêu do Ban trị sựGiáo hội Phật giáo Việt Nam
TP.HCMtổ chức. “Mẹmất, dù bất ngờ và hụt hẫng nhưng tôi vàmọi
người buộc phải chấp nhận, tôi mongmẹ có thể được an lòng, cả nhà
ai cũng nhớ vềmẹ”, chị rưng rưng. Ảnh: NGUYỆT NHI