267-2021 - page 16

16
Quốc tế -
ThứSáu19-11-2021
Tiêu điểm
ĐĂNGKHOA
T
rong rất nhiều hệ lụy
phát sinh từ đại dịch
COVID-19 thì một vấn
đề được quan tâm hàng đầu
là chi phí chữa trị. Từ đầu đại
dịch đến nay, chính sách của
phần lớn các nước là miễn
phí hoặc hỗ trợ chi phí chữa
trị. Tuy nhiên, cách làm này
tới đây sẽ có thay đổi.
Singapore sẽ thu tiền
người không chịu
tiêm chủng
Từđầudịchchođếnthờiđiểm
này chính phủ Singapore vẫn
choàng toàn bộ chi phí chữa
trị cho công dân, thường trú
nhân, người có thẻ cư trú dài
hạn, trừ những người dương
tính với bệnh hoặc khởi phát
các triệu chứng bệnh trong
vòng 14 ngày kể từ khi nhập
cảnh vào Singapore.
Tuy nhiên, từ ngày 8-12 tới,
Singapore đi vào thực hiệnquy
định chỉ choàng chi phí chữa
trị cho những bệnh nhân đã
được tiêm chủng hay không
đủ điều kiện sức khỏe để tiêm
và bị nhiễm. Người nào cơ thể
đủ điều kiện tiếp nhận vaccine
nhưngkhôngchịuđitiêmchủng
để rồi bị nhiễmphải nhập viện
điều trị thì phải tự chịu chi phí,
theo báo
The Strait Times
.
Đến trước ngày31-12, chính
phủ sẽ vẫn choàng chi phí
chữa trị cho các bệnh nhân là
người đã được tiêm một mũi
vaccine, để họ có thêm thời
gian đi tiêm mũi thứ hai. Sau
thời gian này, nếu họ vẫn chưa
hoàn tất mũi hai và bị nhiễm
Chữa COVID-19: Ai đượcmiễnphí,
ai phải chịu tiền?
Với đại dịch COVID-19, chính sách của phần lớn các nước làmiễn phí hoặc hỗ trợ chi phí chữa trị,
tuy nhiên cách làmnày tới đây sẽ có thay đổi.
COVID-19 để
lại những vết
sẹo sâu với nền
kinh tế ẤnĐộ
và cả những
khoản nợ
chồng chất với
rất nhiều gia
đình nước này.
Ảnh: REUTERS
Một trong những nước chịu tổn thương nặng nề từ đại
dịch COVID-19 là Ấn Độ. Tính đến thời điểm này, đất
nước 1,4 tỉ dân này đã ghi nhận gần 35 triệu ca nhiễm,
trong đó khoảng 465.000 người đã chết, những con số
nhiều thứ hai thế giới - sau Mỹ. COVID-19 đã để lại
những vết sẹo sâu với nền kinh tế Ấn Độ và cả những
khoản nợ chồng chất với rất nhiều gia đình tại nước này,
theo hãng tin
Reuters
.
Anh Vishal Meghwa, 24 tuổi, mất mẹ trong đợt dịch
nặng thứ hai giữa năm nay. Anh cho biết hơn một tháng
sau khi mẹ mất, trong đầu anh vẫn còn nguyên vẹn hình
ảnh mẹ anh vật vã cố gắng từng hơi thở trong khi anh điên
cuồng tìm đến bạn bè vay tiền chữa trị cho bà.
Anh Meghwa liên hệ được một giường cho mẹ tại một
bệnh viện công. Tuy nhiên, anh phải mua tất cả mọi thứ
cần cho việc chữa trị của mẹ - từ thuốc cho đến bình ôxy
ở các nhà thuốc với giá thường cao gấp đôi bình thường.
Mẹ anh không qua khỏi. Bên cạnh nỗi đau mất mẹ, anh
Meghwa chẳng những hết sạch khoản tiền tiết kiệm từ
công việc thợ sơn mà còn gánh thêm rất nhiều khoản nợ.
“Tôi chưa bao giờ nghĩ mình sẽ lâm vào cảnh này.
Nhiều khoản nợ phải trả, không có việc làm, lại không
còn mẹ bên cạnh” - anh Meghwa nói với
Reuters
.
Có thể nói anh Meghwa là điển hình của hàng chục
ngàn người dân Ấn Độ đang phải chịu đựng gánh nặng
nhân ba - mất người thân, mất việc làm và nợ nần chồng
chất sau đợt dịch nặng vừa qua.
Hai tuần trước khi mẹ anh Meghwa qua đời, cô Renu
Singhal cũng mất đi người chồng. Tiền tiết kiệm đi theo
chi phí chữa trị và làm đám tang cho chồng, không có thời
gian than khóc, cô Singhal 45 tuổi đối mặt ngay với gánh
nặng kinh tế trước mắt, đó là tiền thuê nhà mỗi tháng cùng
hàng loạt hóa đơn, tiền học của con gái.
Các lần giãn cách, phong tỏa lặp đi lặp lại đã làm cho
tình trạng mất việc tồi tệ hơn. Không còn công việc thợ
sơn, anh Meghwa chuyển sang làm bốc vác và chỉ kiếm
được 300 rupee (hơn 90.000 đồng)/ngày, không ngừng lo
lắng về khoản nợ 60.000 rupee (hơn 18,2 triệu đồng) anh
đã vay để chữa trị cho mẹ.
Theo Trung tâm Nghiên cứu Pew (Mỹ), rất nhiều hộ gia
đình ở Ấn Độ đã phải tiêu đến đồng tiết kiệm cuối cùng,
phải thích nghi bằng cách ăn ít lại, bán đồ đạc trong nhà,
rồi cả mượn nợ. Theo Pew, suy thoái kinh tế - hệ lụy từ
các đợt phong tỏa đã làm tăng số người ở Ấn Độ sống ở
mức 2 USD (khoảng 46.000 đồng)/ngày trở xuống thêm
75 triệu người.
THIÊN ÂN
COVID-19ẤnĐộ:Người thânrađi, nợnầnở lại
Đưa bệnh nhân COVID-19 nhập viện ở Singapore. Ảnh: THE STRAIT TIMES
Ngườilựachọnkhôngchủng
ngừa để rồi bị nhiễm và nguy
kịch phải nhập viện chăm sóc
đặc biệt có thể sẽ phải trả hóa
đơnlênđến25.000đôSingapore
(hơn418triệuđồng).Sốtiềnnày
nếuđượcchínhphủhỗtrợcộng
với được bảo hiểmchoàng bớt
thìsẽgiảmđirấtđángkể,xuống
còn 2.000-4.000 đô Singapore
(33,5-67 triệu đồng), theo BộY
tế Singapore.
Cơ thể đủ điều kiện
tiếp nhận vaccine
nhưng không chịu
đi tiêm chủng để rồi
bị nhiễm phải nhập
viện thì phải tự chịu
chi phí.
phải nhập viện thì tự chịu chi
phí chữa trị.
Singapore ra quy định này
trong bối cảnh đa số bệnh nhân
COVID-19 nguy kịch và nhập
việnởnướcnày thời gianqua là
người chưa được tiêmvaccine.
Thực tế này vừa làm tăng số
người mất mạng vì dịch, vừa
tăng áp lực lên hệ thống y tế.
Trong cuộc họp báo thông
báo quy định này ngày 8-11,
Bộ trưởngYtế SingaporeOng
Ye Kung nói đây là “tín hiệu
quan trọng” gửi đến những
ai vẫn còn chưa chịu đi tiêm
ngừa dù cơ thể đủ điều kiện
tiếp nhận vaccine.
Chính phủ Singapore sẽ
vẫn duy trì chính sách chi trả
chi phí chữa trị COVID-19
cho các công dân, thường trú
nhân, người có thẻ cư trú dài
hạn có tiêm vaccine mà vẫn
nhiễm phải nhập viện đến khi
tình hình dịch ổn định hơn.
Úc tranh cãi có nên
làm theo
Sau khi Singapore thông
báo quy định này, ở Úc xuất
hiện nhiều ý kiến tranh luận
có nên làm tương tự, tức chấm
dứt choàng chi phí chữa trị
COVID-19 cho những người
lần lữa không chịu tiêm
chủng. Phần lớn bệnh nhân
COVID-19 nguy kịch phải
nhập viện ở hai bang lớn
nhất Úc - New South Wales
và Victoria - đều là người
chưa tiếp nhận tiêm chủng.
Trong những người ủng hộ
cách làm này có cựu Ngoại
trưởng Bob Carr. Ông kêu gọi
Úc làm theo Singapore, với
lý lẽ là người dân Úc không
nên bị buộc phải choàng gánh
tiền bạc cho “sự ngu ngốc cố
ý” của những người từ chối
tiêm chủng.
Nhà kinh tế học y tế Luke
Slawomirski cũng ủng hộ
việc buộc các bệnh nhân
chưa được tiêm chủng phải
tự trả tiền chữa trị. Ông đề
xuất nên buộc những người
cơ thể đủ điều kiện tiếp nhận
vaccine mà không chịu đi
tiêm chủng phải đóng thêm
một khoản thuế hằng năm.
Theo ông, điều này sẽ bảo
đảm cho những người “từ
chối tham gia vào cuộc can
thiệp sức khỏe cộng đồng
chính thống dựa trên bằng
chứng” - tức không chịu đi
tiêm vaccine - vẫn sẽ được
tiếp cận dịch vụ chăm sóc
y tế, miễn họ bù đắp gánh
nặng tài chính cho chính phủ.
Nên hay không thu tiền người từ chối chủng ngừa?
Phảnđối điềunày,TSStephenDuckett -một chuyêngia chính
sách y tế ở tổ chức tư vấn chính sách côngGrattan Institute (Úc)
viết trên trang tin
The Conversation
(Úc):“Nếu chúng ta loại trừ
người chưa tiêm phòng… ngày mai, chúng ta có thể loại trừ
người hút thuốc, ngày hôm sau tới loại trừ người uống rượu,
hoặc người không ra ngoài chạy bộ, hoặc chưamua bảo hiểmy
tế cá nhân…Hệ thống y tế cần cho tất cảmọi người, không chỉ
chonhữngngườimà chúng taưngý với những lựa chọncủahọ”.
Bác bỏ lập luậnnày, nhà kinh tếhọc y tế Slawomirski cho rằng
không thể so sánh như vậy, vì hành động đi tiêm chủng có thể
đánhgiá đượcmột cáchđơngiản, khác với các hànhđộng khác
như hút thuốc hay có chế độ ăn uống nghèo nàn “khó định
lượng một cách khách quan và khó có khả năng thay đổi với
từng cá nhân”. Theo ông, trong tình hình đại dịch thế này, tình
trạng tiêm chủng có thể được sử dụng như một yếu tố để căn
cứ vào đó mà tính phí chữa trị.
Tuy nhiên, cũng có ý kiến
khác. TS Stephen Duckett -
một chuyên gia chính sách
y tế ở tổ chức tư vấn chính
sách công Grattan Institute
(Úc) cho rằng ý tưởng thu
tiền bệnh nhân COVID-19
chưa tiêm chủng là quá đáng.
Đến thời điểm này, Thủ
tướng Úc Scott Morrison vẫn
chưa đồng ý thôi để chính
phủ choàng chi phí chữa trị
COVID-19 cho người không
chịu đi tiêm vaccine. Ông nói
ông rất mongmuốn người dân
đi tiêm vaccine nhưng không
muốn thực hiện các tiếp cận
rắn như vậy với những người
không đi chủng ngừa.•
1...,6,7,8,9,10,11,12,13,14,15 16
Powered by FlippingBook