13
Đời sống xã hội -
ThứSáu19-11-2021
Lễ tưởng niệm đồng bào tử vong và cán bộ,
chiến sĩ hy sinh trong đại dịch sẽ được tổ chức
vào tối 19-11 tại Hội trường Thống Nhất, TP
Thủ Đức, các quận, huyện của TP.HCM và đầu
cầu Hà Nội.
Đại diện thân nhân, gia đình đồng bào tử
vong và cán bộ, chiến sĩ hy sinh trong đại dịch
sẽ được mời đến tham dự lễ tưởng niệm.
“Ở cõi khác, chồng tôi chắc sẽ
ấm lòng”
Chị Võ Thị Ngọc Hà (sinh năm 1983, ngụ
phường Tân Thới Nhất, quận 12) có chồng
mất do COVID-19 hồi tháng 8. Chồng của chị
Hà công tác tại Ban bảo vệ dân phố khu phố
7, phường Tân Thới Nhất, quận 12. Trong quá
trình công tác, anh không may nhiễm bệnh rồi
qua đời. Anh mất đi để lại hai con thơ còn tuổi
ăn tuổi học.
Gần 100 ngày chồng mất, nỗi đau ngày nào
trong lòng chị Hà dần nguôi ngoai. Mới đây,
khi nhận được thư của UBND quận 12 mời
tham dự lễ tưởng niệm, chị Hà lại thấy lòng bồi
hồi. Chị nói không biết buổi lễ diễn ra như thế
nào, cảm xúc của chị sẽ ra sao. Có lẽ, sau bao
ngày khóc cạn nước mắt, chị sẽ lại khóc òa.
Chị nói trước khi đi, chị sẽ thắp nhang mời
vong linh của anh cùng đến lễ tưởng niệm. Chị
tin ở cõi khác anh sẽ thấy ấm lòng.
Chị Hà kể thời gian đầu chồng mất, chị
suy sụp, khóc rất nhiều. Các con của chị
cũng hụt hẫng. Nhìn các con héo hon, chị
nghĩ cứ khóc như vậy cũng không giải quyết
được gì, người mất cũng đâu thể sống lại.
Vậy là chị cố gắng mạnh mẽ để lo cho các
con. Được chị động viên, các con cũng nguôi
ngoai, tập trung học tập.
Cuộc sống của ba mẹ con đã ổn định hơn
khi nhận được sự giúp đỡ của chính quyền địa
phương, mạnh thường quân. Chị cũng bắt đầu
lại với công việc buôn bán quần áo. Giờ đây,
chị đã tự tin một mình nuôi con khôn lớn.
Chín ngày mất cả cha lẫn mẹ do dịch
COVID-19, bốn chị em Phạm Yến Nhi (20
tuổi, ngụ phường Tân Thới Nhất, quận 12) chỉ
biết sống dựa vào nhau dưới sự hỗ trợ của họ
hàng và địa phương.
Nhi là chị lớn nên thay cha mẹ lo lắng cho
các em. Nhi đang chờ dịch ổn định để mở lại
cửa hàng buôn bán quần áo. Ngoài tiền hỗ trợ
từ địa phương và các mạnh thường quân, Nhi
hy vọng thu nhập của cửa hàng sẽ đủ lo cho
các em.
Biết tin TP tổ chức lễ tưởng niệm, Nhi nói:
“Nhắc đến cha mẹ, em lại thấy nghẹn ngào.
Nhưng em tự nhủ phải vượt qua biến cố để lo
cho các em. Được TP tổ chức lễ tưởng niệm,
em nghĩ cha mẹ sẽ thấy ấm lòng. Cha mẹ mất
không được tổ chức tang lễ ấm cúng thì bây
giờ được quây quần về lễ tưởng niệm chung”.
Việc đã xảy ra, có buồn cũng
không thể thay đổi
Chị Nguyễn Thị Tuyết Lan (sinh năm 1975,
ngụ phường Bến Nghé, quận 1) sẽ đại diện
gia đình tham dự lễ tưởng niệm tại Hội trường
Thống Nhất. Gia đình chị Lan có bốn người
mất trong đại dịch, trong đó có chồng chị,
anh Vũ Quốc Cường, chủ quán cơm từ thiện
Cường béo, đã nhiễm bệnh trong quá trình hỗ
trợ người dân mùa dịch.
Được mời tham gia lễ tưởng niệm, chị Lan
xúc động: “Tôi cảm thấy an ủi khi sự ra đi của
chồng tôi và gia đình đã được TP ghi nhận
bằng lễ tưởng niệm. Sự tận lực hỗ trợ cho
cộng đồng của vợ chồng tôi trong mùa dịch
đã không phí hoài. Chắc chắn anh Cường sẽ
cảm nhận được sự trân trọng này và an vui
nơi cõi mới”.
Chị Lan kể chỉ trong một tháng, nhà chị lần
lượt mất đi bốn người thân do COVID-19:
mẹ, dì, em gái và chồng. Chị và các con cũng
nhiễm bệnh nhưng may mắn đã khỏe mạnh.
Hiện tại, ngoài lo cho bốn đứa con, chị Lan
còn giúp em rể chăm lo cho đứa cháu mới sinh
đã mồ côi mẹ do đại dịch.
Vừa khỏi bệnh, chị Lan đã tiếp tục các hoạt
động thiện nguyện mà anh Cường đang làm dở
dang. Chị nói giúp đỡ mọi người cũng là cách
xoa dịu nỗi đau của riêng mình. Việc đã xảy ra
thì có buồn cũng không thể thay đổi.
Chị Lan tâm sự:
“Mưa gió tôi cũng đi,
ổ dịch nào cũng đến…
để hỗ trợ bà con. Tôi
đi phát quà cho bà con
khó khăn suốt mùa
dịch, cho đến giờ vẫn
tiếp tục”.
Chị Lan không vận
động tiền của người khác mà tiền mua quà lại
chính là số tiền mà cộng đồng, chính quyền
địa phương đã hỗ trợ cho gia đình khi biết tin
anh Cường mất. Chị nói cả nhà mình bệnh
vào khu cách ly thì cũng ăn cơm từ thiện. Cho
nên nhận tiền từ cộng đồng là chị lấy làm từ
thiện hết. Tiền nhà có bao nhiêu chị cũng gộp
vào lo quà cho người nghèo.
“Làm vậy cũng đỡ buồn lắm, công chuyện
nhiều đâu có thời gian nhớ đến chuyện mất
mát của gia đình” - chị Lan bày tỏ.
Được tham gia lễ tưởng niệm chung, chị
Lan sẽ không chỉ cầu nguyện cho người
thân mà còn hồi hướng cho những vong
linh đã mất do dịch bệnh. Chị nói bản thân
rất cảm phục, thương tiếc các chiến sĩ, cán
bộ, mạnh thường quân đã hy sinh trong đại
dịch. Cho nên nước mắt, tấm lòng trong lễ
tưởng niệm sẽ dành cho tất cả chứ không
chỉ cho riêng ai.
NGỌC LÀI
Giúp người khác để xoa dịu
chínhmình
Người thâncủađồngbào tửvong và cánbộ, chiến sĩ hy sinh trongđại dịchCOVID-19
sẽ cố gắng bước qua đau thương, hướng đến tương lai.
Chị Nguyễn Thị Tuyết Lan tiếp tục hoạt động thiện
nguyện còn dang dở của chồng. Ảnh: NGỌC LÀI
Nước mắt, tấm
lòng trong lễ
tưởng niệm sẽ
dành cho tất cả
chứ không chỉ
cho riêng ai.
Ấm lòng người đi, chia sớt với người ở lại
Buổi lễ với mong ước làm ấm lòng người đi, chia sớt phần nào nỗi đau với
người ở lại. Qua tưởng niệm lần này, nhắc nhở chúng ta rằng chuyện thiên
tai, dịch bệnh có thể xảy ra bất cứ lúc nào, nhắc nhở những gì mà chúng ta đã
trải qua từ trận đại dịch vừa qua để có sự chuẩn bị tốt hơn nhằm đối diện với
những hoàn cảnh như vậy trong thời gian tới. Từ đó, làm sao giảm thiểu thấp
nhất những thiệt hại.
TP.HCM là tâmdịch, chịu ảnh hưởng nhiều nhất nên vừa quaTP đã chủ động
chuẩn bị việc tổ chức lễ tưởng niệm. Do đó, TP có báo cáo với trung ương, được
trung ương chủ trương giao cho Ủy ban MTTQ Việt Nam phối hợp với TP tổ
chức lễ tưởng niệm này như là một lễ tưởng niệm cấp quốc gia, mà địa điểm
là tại TP.HCM và có thể nối cầu với các địa phương khác. Buổi lễ này không chỉ
tưởng niệm, chia sẻ với đồng bào, gia đình có người thân mất vì COVID-19 ở
TP.HCM mà còn ở cả nước.
Ông
PHANVĂN MÃI
,
Chủ tịch UBND TP.HCM
Mong muốn góp phần cho một lễ tưởng niệm
thật trang trọng
Đây là lần đầu tiên các phương tiện đường thủy cùng hụ còi tưởng niệm
đồng bào mất vì đại dịch. Thật sự chưa bao giờ đồng bào TP.HCM và Việt Nam
đau thương như vậy nên tất cả chủ tàu, phương tiện đều mong muốn làm sao
để góp phần cho một lễ tưởng niệm thật trang trọng, thiêng liêng.
Ông
NGUYỄN NGỌC TUẤN
,
Giám đốc Cảng vụ Đường thủy nội địa TP.HCM
Chương trình lễ tưởng niệm đồng bào tử vong và
cán bộ, chiến sĩ hy sinh trong đại dịch COVID-19
- 20 giờ: Bắt đầu chương trình cầu truyền hình lễ tưởng niệm.
- Phát phóng sự
Cuộc chiến sinh tử
(VTV, HTV thực hiện, 15 phút).
- Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam gửi lời chia buồn.
- Nghi thức tưởng niệm, dâng hương tất cả nơi từ Hà Nội đến TP.HCM. Tại
đầu cầu TP.HCM, ông Võ Văn Thưởng, Thường trực Ban bí thư, sẽ dâng hương
ở Hội trường Thống Nhất.
- Nghi thức thả hoa đăng ở chùa Pháp Hoa, Quan Âm tu viện, cầu Mống
(TP.HCM); chùa Trấn Quốc (Hà Nội).
- Đổ chuông, thỉnh chuông, kéo còi hụ…
- Phát phóng sự
Vượt lên đau thương
(VTV thực hiện, 3 phút).
Cũng như thế, 20 giờ 30, tất cả chùa,
tự viện cả nước đồng loạt thỉnh chuông,
thắp nến, dâng hương, tưởng niệm,
cầu siêu cho các vong linh tử vong do
COVID-19. Các chùa sẽ thỉnh chuông
u minh (đại hồng chung), cử chuông
trống Bát Nhã tưởng niệm người tử
vong vì dịch bệnh. Riêng dọc kênh
Nhiêu Lộc đoạn từ chùa Pháp Hoa
(quận 3) đến Quan Âm tu viện (quận
Phú Nhuận) sẽ có lễ hoa đăng tưởng
niệm người đã qua đời.
Cùng với các nghi thức thỉnh chuông,
đổ chuông của các tôn giáo, đúng 20
giờ 30, tất cả tàu thuyền, sà lan... đang
neo đậu tại các cảng ở TP.HCM sẽ kéo
còi tưởng niệm.
Hơn 50 phương tiện đường thủy
dọc tám cảng, bến trong khu vực dọc
sông Sài Gòn, kênh Tẻ - Bạch Đằng,
kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè, kênh
Bến Nghé - Tàu Hủ, bến Lan Anh…
sẽ cùng kéo còi.
Và tối nay, mỗi người dân, mỗi
mái nhà, dù có mất mát người thân
hay không, cũng đã và đang ít nhiều
bị ảnh hưởng bởi đại dịch; vì thế
TP cũng kêu gọi người dân tắt đèn
và thắp nến tại các nơi công cộng,
đường đi bộ, công viên, khu dân cư,
căn hộ, khách sạn, văn phòng, nhà
dân... Đó không chỉ dành cho người
đã mất mà còn an lòng cho người
đang sống và cho mỗi gia đình đang
hứng chịu tang thương…
TP.HCM, Việt Nam, những ngày
không thể nào quên, những điều
chưa bao giờ xảy ra và cầu nguyện
cho những tang thương không bao
giờ trở lại.•
gia đình, mỗi mái nhà không mất
người thân, bè bạn… trong suốt
mùa hè qua đã là may mắn.
Hôm nay, người dân toàn TP
tưởng niệm hơn 17.200 người,
cả nước tưởng niệm hơn 23.200
người nằm xuống vì dịch bệnh;
và cũng hôm nay sau 200 ngày,
tất cả hoạt động giải trí chiếu
phim, sân khấu, biểu diễn nghệ
thuật, thư viện… sẽ mở cửa lại.
Chúng ta sẽ phải bước tiếp,
sống tiếp; vết thương không muốn
cũng phải đành gác lại dù đôi khi
có những khoảng trống không thể
bù đắp; như câu hát của cố nhạc
sĩ Trịnh Công Sơn
“mỗi
vết thương lành một nỗi vui,
mắt cười mênh mông giữa đôi
bàn tay…”
.
20 giờ 30 hôm nay sẽ là thời
khắc mà bất cứ ai trên đất nước
này cũng có thể tự nguyện thả
lòng mình trong ít phút giây
để nghĩ về đồng bào của mình,
những người đã nằm xuống vì
cơn đại dịch; cũng là giây phút
để mỗi người chúng ta nghĩ về
chính cuộc đời mình, để thêm yêu
cuộc sống này hơn, yêu người
hơn và sống tốt hơn…
QUỲNH TRANG