267-2021 - page 5

5
Trong khi F1 ở
TP.HCM và nhiều
tỉnh có thể làm việc,
đi lại theo Nghị
quyết 128 thì F1 ở
Hà Nội và một số
tỉnh, thành có cùng
điều kiện lại phải
cách ly tập trung.
Thời sự -
ThứSáu19-11-2021
ĐỖTHIỆN
L
iên quan đến việc vẫn
tiếp tục cách ly F1 tại khu
tập trung, chỉ thí điểm ở
vài quận, một đại diện CDC
Hà Nội cho rằng: Hiện số cơ
sở cách ly tập trung của Hà
Nội vẫn có thể đảm đương
được 60.000-70.000 trường
hợp F1. Vì vậy, khi nào số
lượng F1 tăng vượt quá khả
năng thì mới tính phương
án cách ly F1 và điều trị F0
không triệu chứng tại nhà.
Có vẻ đây cũng là quan
điểm của nhiều địa phương
khác mà không xem xét các
yếu tố tỉ lệ tiêm vaccine, hệ
thống y tế, thuốc điều trị…
Lãng phí bài học từ
TP.HCM và các tỉnh
Trước hết, cần nhấn mạnh
là việc thực hiện Nghị quyết
128 về thích ứng an toàn, linh
hoạt và kiểm soát hiệu quả
dịch COVID-19 sẽ dựa vào
bốn trụ cột: (i) Tiêm chủng
vaccine; (ii) hệ thống y tế
điều trị F0; (iii) thuốc chữa
COVID-19; và (iv) công nghệ
để thúc đẩy chính sách được
thực hiện kịp thời, hiệu quả.
Cần nhấn mạnh rằng Nghị
quyết 128 là kết quả của một
quá trình từ thay đổi tư duy
đến chiến lược hành động.
Nghị quyết 128 ra đời sau
khi TP.HCM trải qua giai
đoạn cực kỳ khó khăn với tỉ
lệ nhiễm, tử vong cao chưa
từng có và lãnh đạo từ trung
ương đến địa phương đã rút ra
cao nhưng số ca trở nặng, tử
vong đã giảm nhanh chóng.
Các hoạt động sản xuất, chuỗi
cung ứng, dịch vụ đã dần
được hồi sinh. Điều đó một
mặt thúc đẩy kinh tế phục
hồi, mặt khác giảm tải cho hệ
thống an sinh khi người dân
có thể đi làm, có thu nhập và
giải tỏa các áp lực tinh thần
sau thời gian dài giãn cách.
Trong khi đó, theo thống
kê của Cổng thông tin tiêm
chủng COVID-19, đến nay tỉ
lệ tiêm vaccine đối với người
từ 18 tuổi trở lên ở TPHà Nội
đã đạt ở mức cao, với hầu hết
đã tiêmmũi 1 và trên 80% đã
tiêmmũi 2. Phần lớn địa bàn
TPHà Nội dịch đang ở cấp độ
Đừng chờ quá tải mới ngừng
cách ly tập trung F1
nhiều bài học, quan sát, đánh
giá, ngheWHO khuyến nghị
và sự góp ý của chuyên gia,
nhà khoa học…Trước khi có
Nghị quyết 128, TP.HCM đã
rất thận trọng thí điểm các
giải pháp thích ứng an toàn,
linh hoạt và kiểm soát hiệu
quả dịch COVID-19 ở cấp
độ từ phường, xã đến quận,
huyện và mở rộng dần trên
toàn địa bàn TP.
Như vậy có thể thấy các giải
pháp được đưa ra trong Nghị
quyết 128 đã được thí điểm từ
trước, chí ít là ở TP.HCM và
đến nay thì Đồng Nai, Bình
Dương… cũng đã áp dụng,
cho những kết quả ban đầu
lạc quan, dù ca nhiễmvẫn còn
2 (màu vàng). Hà Nội cũng đã
chủ động xây dựng hệ thống
y tế cơ sở, trạm y tế lưu động
cũng như giường bệnh ICU.
Tình hình này không khác
biệt so với TP.HCM và nhiều
nơi khác. Vì vậy, việc Hà Nội
thí điểm cách ly F1 tại nhà,
vốn là việc TP.HCM đã làm
từ tháng 6-2021 và nhiều địa
phương khác cũng thực hiện
sau đó, là hoàn toàn không
cần thiết.
Tính nhất quán ở đâu?
Theo đại diện CDC Hà
Nội (và có thể của nhiều địa
phương khác), chỉ khi nào
hết chỗ cách ly thì mới tính
phương án cách ly F1 tại nhà.
Việc quyết tâm cách ly tập trung F1 cho thấy nhiều địa phương vẫn cố gắng theo đuổi “zero COVID”,
trái với tinh thầnNghị quyết 128.
NhânviênytếtưvấnchămsócsứckhỏechoF0ởTP.HCMđangcáchlyđiềutrịtạinhàẢnh:NGUYỆTNHI
Việc này có thể dẫn đến
nhiều hệ lụy: Cách ly tập trung
một cách không cần thiết sẽ
tạo gánh nặng lên ngân sách,
nhân lực trong khi nguồn lực
đó có thể dùng vào nhiều việc
khác như: Hỗ trợ người dân
túi an sinh, túi thuốc điều trị;
đầu tư vào mô hình y tế cơ
sở chăm sóc F0 cộng đồng;
phát triển hạ tầng công nghệ
để chống dịch.
Bên cạnh đó, nguy cơ lây
chéo trong khu cách ly tập
trung luôn được giới chức
y tế cảnh báo. Ở các khu dã
chiến, việc tiếpxúc đôngngười
trong không gian hẹp, sinh
hoạt chung khiến rủi ro lây
nhiễm chéo tăng cao. Bài học
này từng diễn ra ở TP.HCM
trước đây.
Quan trọng hơn, các khu
cách ly tập trung sẽ bào mòn
sức khỏe của lực lượng tuyến
đầu, nhất là các y bác sĩ, điều
dưỡng, dân quân… Nhiều
nhân viên y tế từng phục vụ
tại các khu cách ly tập trung
ở TP.HCM trước đây chia sẻ:
Người đến cách ly khi dịch
bùng phát ngày càng đông, từ
trẻ em đến người già, từ khỏe
mạnh đến bệnh nền, cả phụ
nữ có thai… Vì cách ly nên
mọi việc từ chuẩn bị thức ăn,
nước uống cũng như nhiều
nhu cầu khác đều dồn lên lực
lượng tuyến đầu. Trong khi
công việc chuyên môn chăm
sóc, điều trị, cấp cứu không
nhiều (vì khu F1 chủ yếu là
khỏe mạnh) thì họ phải vắt
sức phục vụ chuyện ăn ở.
Lẽ ra, các y bác sĩ cần được
bổ sung cho các trạm y tế,
trung tâm y tế các phường/xã,
quận/huyện; các tổ y tế cộng
đồng để “đánh chặn” - giúp
F0 không trở nặng.
Trong bối cảnh định nghĩa
về F1 còn quá mơ hồ, Nghị
quyết 128 không xem F1 là
tiêu chí đánh giá, thì cách lyF1
sẽ gây ức chế cho người dân.
Trong bối cảnh F0 rất nhiều
thì F1 sẽ càng gấp nhiều lần.
Cách ly F1 sẽ khiến đứt gãy
nguồn lao động, ảnh hưởng
hoạt động sản xuất và chuỗi
cung ứng, phục hồi dịch vụ…
Quan trọng hơn hết, khi
F1 ở TP.HCM và nhiều tỉnh
có thể làm việc, đi lại theo
Nghị quyết 128 và hướng
dẫn của Bộ Y tế, thì F1 ở Hà
Nội và một số tỉnh, thành có
cùng điều kiện với TP.HCM
lại phải cách ly tập trung. Sự
không thống nhất này đặt ra
một câu hỏi lớn đối với Chính
phủ trong việc nhất quán thực
hiện chủ trương thích ứng an
toàn, linh hoạt và kiểm soát
hiệu quả dịch COVID-19 từ
trung ương đến địa phương.•
TP.HCMcó thể tiếpnhận, điều trị 120.000F0 cùng thời điểm
TP.HCM lý giải việc tạmdừngmassage, vũ trường, quán bar.
Chiều 18-11, Ban chỉ đạo phòng chống dịch COVID-19
TP.HCM đã tổ chức họp báo cung cấp thông tin về tình
hình dịch trên địa bàn.
Tại buổi họp báo, ông Phạm Đức Hải, Phó Trưởng Ban
chỉ đạo phòng chống dịch COVID-19, giải thích nguyên
nhân TP.HCM thay đổi quyết định, tạm dừng dịch vụ
karaoke, massage, vũ trường, spa, quán bar sau hai ngày
cho mở lại.
Theo ông Hải, TP.HCM luôn tạo điều kiện tốt nhất cho
người dân, tất cả chính sách đưa ra đều nhằm phục vụ tốt
nhất cho người dân nhưng dịch còn diễn biến phức tạp,
TP.HCM chỉ thực sự mở cửa các dịch vụ khi an toàn trên
nguyên tắc “an toàn đến đâu, mở cửa đến đó”.
Theo ông Hải, hiện nay số ca mắc COVID-19 mới mỗi
ngày vẫn còn cao, có ngày hơn 1.400 ca. Trong khi đó,
số bệnh nhân nặng đang thở máy vẫn ở mức cao và ngày
càng tăng. Cụ thể, ngày 14-11 là 258 ca, 15-11 có 274 ca,
16-11 có 284 ca và ngày 17-11 tăng lên 302 ca.
Cùng với đó, số ca nhập viện những ngày gần đây luôn
cao hơn số ca xuất viện. Cụ thể ngày 14-11 là 1.150 ca
nhập viện nhưng chỉ có 713 ca xuất viện, ngày 15-11 có
1.325 ca nhập viện nhưng chỉ có
948 ca xuất viện, ngày 16-11 có
1.421 ca nhập viện nhưng chỉ có
838 ca xuất viện và ngày 17-11 có
1.447 bệnh nhân nhập viện nhưng
chỉ có 1.076 bệnh nhân xuất viện.
Số ca tử vong do COVID-19
chưa giảm, thậm chí có tăng. Ngày
17-11, TP.HCM có 42 ca tử vong.
“Đây là những số liệu thực sự đáng
lo ngại” - ông Hải nói và cho biết
trên thực tế hiện vẫn còn nhiều
người dân chủ quan, lơ là, không
thực hiện nghiêm khuyến cáo 5K
của Bộ Y tế, ra đường không đeo
khẩu trang, tụ tập đông người,
không giữ khoảng cách.
Do vậy, ông Hải cho biết lãnh
đạo TP.HCM đã quyết định tạm
dừng các hoạt động trên. “TP.HCM mong người dân,
doanh nghiệp đồng cảm, chia sẻ với quyết định rất khó
khăn này. Chúng ta vì mục đích
chung là bảo vệ tính mạng, sức
khỏe người dân và bảo vệ kết quả
phòng chống dịch thời gian qua” -
ông Hải nói.
Tại họp báo, đại diện Sở Y tế
TP.HCM cho biết mục tiêu chung
của TP là phải duy trì được thành
quả chống dịch thời gian qua, đồng
thời kéo giảm ca nhập viện, tử
vong và củng cố lại hệ thống y tế.
Hiện nay, Sở Y tế TP.HCM
đang cùng với các sở, ngành xây
dựng kịch bản cụ thể cho các tình
huống dịch bệnh. Theo tính toán,
TP.HCM có trên 9.100 bác sĩ, hơn
19.000 điều dưỡng và khả năng
TP có thể tiếp nhận, điều trị trên
120.000 F0 cùng thời điểm. Vì
vậy, TP.HCM đã xây dựng bảy kịch bản chữa trị, chăm
sóc cho từng F0, F1...
TÁ LÂM
Ông PhạmĐức Hải, Phó Trưởng Ban chỉ đạo
phòng chống dịch COVID-19 tại TP.HCM, trả lời
ở cuộc họp báo. Ảnh: TL
1,2,3,4 6,7,8,9,10,11,12,13,14,15,...16
Powered by FlippingBook