11
Kinh tế -
ThứHai 29-11-2021
Doanh nhân hái quả ngọt
nhờ dám thay đổi
Ông Nguyễn Thái Phiên tin rằng đại dịch
COVID-19 không hạ gục được cộng đồng DN
Việt, vì vậy“mặt trời”sẽchiếusáng tất cảngành
nghề sauđại dịch.Tuy vậy, ông lưuýmột trong
những “cái bẫy” lớn nhất là khi ban lãnh đạo
DN thỏamãn với những gì mình đã làmđược.
“DNphải duy trì sựkhát khao, chiếnđấu của
từng người trong bộ máy. Cái bẫy lớn nhất
vẫn là sự thỏa mãn, đó là sợi dây kéo mình
lại nhiều nhất” - ông nói.
Cái bẫy lớn nhất là sự thỏa mãn
THUHÀ
T
ừ đầu tháng 10 vừa qua,
TP.HCM và nhiều địa
phương đã nới lỏng giãn
cách, giúp các doanh nghiệp
(DN) tái khởi động sản xuất,
kinh doanh. Trong bối cảnh
phục hồi hậu đại dịch, các
DN đang nỗ lực thay đổi,
tái cấu trúc để thích ứng với
bối cảnh bình thường mới.
Buộc phải thay đổi
Nhiều chủ DN thừa nhận
thay đổi ra sao để tìm cơ hội
phục hồi trong bối cảnh bình
thường mới là một bài toán
khônghềđơngiản, nhất làtrong
điều kiện đã cạn kiệt dòng tiền
và bị bào mòn sức chống chịu
giữadịchbệnhCOVID-19.Tuy
vậy, thách thức luôn song hành
cùng cơ hội, nhờ quyết liệt tái
cấu trúc nên nhiều công ty đã
hái quả ngọt.
Ông Lê Trí Thông, Tổng
giám đốc Công ty cổ phần
Vàng bạc đá quý Phú Nhuận
(PNJ), nhận xét rằng rất nhiều
công ty nghĩ thay đổi, tái cấu
trúc sẽ gặp nhiều khó khăn nên
buông xuôi hoặc vội chuyển
hướng chiến lược. Trong khi
chiến lược quan trọng nhất
là “suy nghĩ không cũ cho
những vấn đề không mới”.
“Ví dụ, phải coi chuyển
đổi số là con đường tối quan
trọng trong cuộc đua tái tạo
sau dịch COVID-19. Thêm
vào đó, những đơn vị nào
chuyển đổi công nghệ sớm
thì sẽ đón được “nhiều ánh
sáng mặt trời” và hái quả
ngọt nhiều hơn” - ông Thông
nhấn mạnh.
Tự nhận mình là người lạc
quan nhưng theo ông Hoàng
Nam Tiến, Chủ tịch FPT
Telecom, ảnh hưởng của dịch
COVID-19 lên cộng đồngDN
Việt khá nặng nề. Để vượt
qua khó khăn, ông và đội ngũ
công ty phải làm việc nhiều
hơn, giải quyết nhiều bài toán
khó khăn hơn thay vì chuyển
sang trạng thái ngủ đông như
nhiều đơn vị khác.
Chủ tịch FPTTelecomnhấn
mạnh: “Mỗi công ty phải xây
dựngđượchệsinhtháichomình,
khôngchỉbánlẻ,sảnxuấtmàcả
phânphối, viễn thông, tài chính.
Người dẫn đầu công ty phải có
tư duy doanh nhân đặc biệt và
phải có lòng tin sắt đá là mình
sẽ làm được mọi việc. Ai ứng
dụng công nghệ tốt hơn, người
đó sẽ chắc thắng”.
Thực tế, ngay cả tập đoàn
lớn như Thế Giới Di Động
(MWG) cũng phải tái tạo
sau dịch. Để ứng phó với gần
2.000 cửa hàng thuộc chuỗi
ĐiệnMáy Xanh và chuỗi cửa
hàngMWGtạmđóngcửatrong
quý III, công ty này đã đưa ra
chính sách cắt giảm triệt để
chi phí hoạt động. Đáng chú
ý, trong tháng 9 vừa qua, dù
sở hữu hai website được truy
cập nhiều nhưng tập đoàn vẫn
quyết định đưa cửa hàng lên
các sàn thương mại điện tử.
Nói về quyết định này, ông
Đoàn Văn Hiểu Em, Tổng
giám đốc MWG, lý giải: “Dù
đang sở hữu các website bán
hàng mạnh nhưng với chúng
tôi, như thế vẫn chưa đủ bao
phủ hết lượng khách hàng tiềm
năng còn rất lớn. Vì vậy, việc
hợp tác với đơn vị khác là cơ
hội để chúng tôi tiếp cận đến
nhiều khách hàng hơn nữa”.
Con đường mới
hậu đại dịch
So sánh mỗi công ty như
một xe đua công thức 1 trên
đường đua, ông Nguyễn Thái
Phiên, Phó Tổng giám đốc
đầu tư và tài chính Tập đoàn
NovaGroup, cho rằng tại mỗi
khúc cua, tài xế phải tự tìm
kiếm cơ hội để bứt phá. Ông
dẫn chứng tập đoàn của ông
đang tiếp tục tái cấu trúc trong
bối cảnh bình thường mới.
Đầu tiên, tập đoàn chuyển
đổi công nghệ để thay đổi
những tập quán làm việc cũ,
cắt bỏ những phần thừa để nhẹ
bớt và tiến nhanh hơn. Thứ
hai, cố gắng cộng sinh với
các DN nhỏ hơn. Đối với nhà
thầu, nhà cung cấp thì thiết lập
mối quan hệ bền chặt hơn để
giảm bớt quy trình. Ngoài ra,
DN cũng cần “liều vaccine”
là tiềm lực tài chính, cơ cấu
doanh thu, cơ cấu lợi nhuận
để bền vững hơn.
“Tuy nhiên, ngoài chuyện
tái cấu trúc, các DN cần thận
trọng trước những “cái bẫy”
trên con đường sản xuất, kinh
doanh, đó là ôm đồm nhiều
thứ và rời xa giá trị cốt lõi
của mình là phục vụ khách
hàng” - ông Sơn lưu ý.
Trong khi đó, Chủ tịch FPT
TelecomHoàngNamTiến cho
rằng có bốn yếu tố trọng điểm
để nhà sản xuất, kinh doanh có
thể chuyển mình sau đại dịch.
Thứ nhất, cần chuyển từ quản
trị DN qua chỉ huy DN. Bởi
hiện tại các DNViệt không có
thời gian chờ nhiều nữa nên
cần có các mệnh lệnh, chỉ đạo
hệ thống thay đổi ngay.
Thứ hai, DN nào ứng dụng
công nghệ sẽ nhanh chóng trở
thành DN xanh để ứng phó
với dịch. Thứ ba là tăng năng
suất lao động, nghĩa là từ quản
lý đến nhân viên phải tiếp tục
chiếnđấucùngnhauđểđạtđược
mụctiêuchung.Cuốicùngcũng
là quan trọng nhất, người lãnh
đạo phải là người biết nhìn xa
trôngrộng,cónănglựcnhìnthấy
tương lai và lèo lái con thuyền
DN đi đúng đường.
Mỗi công ty phải
xây dựng được hệ
sinh thái cho mình,
không chỉ bán lẻ,
sản xuất mà cả
phân phối, viễn
thông, tài chính.
Đại diện một công ty khác
mách nước rằng dịch vụ khách
hàng chính là giải pháp cho
các DN hậu đại dịch. “Chúng
ta không chỉ bán sản phẩmmà
bán cả trải nghiệmmua hàng.
Ví dụ, với ngành hàng trang
sức, hình thứcmua bán online
không thể thay thế được hình
thức mua bán offline, vì trải
nghiệm khách hàng rất đặc
biệt. Nó cá nhân hóa được
khách hàng” - vị đại diện
công ty cho biết.
Đồng ý với nhận định trên,
Tổng giám đốc PNJ Lê Trí
Thông cho rằng trong thời
buổi công nghệ, chắc chắn
tỉ trọng mua sắm online sẽ
tăng, hành vi khách hàng
cũng khác và biến động liên
tục. Như vậy, DN phải làm
sao thay đổi cho kịp, mà vẫn
theo đuổi cốt lõi phục vụ,
mang đến giá trị cho khách
hàng. Mặt khác, không phải
ngành nào cũng 100% online
được mà phải cân bằng giữa
online và offline.•
Ngoài chuyện tái cấu trúc, các doanh nghiệp cần thận trọng trước những “cái bẫy” trên con đường sản xuất,
kinh doanh, đó là ômđồmnhiều thứ và rời xa giá trị cốt lõi của chính công tymình.
Từ ngày 3-12, người tiêu dùng có thể
mua hàng giảm giá 100%
Bộ Công Thương vừa chính thức phát động chương
trình tuần lễ thương mại điện tử và ngày mua sắm trực
tuyến Online Friday 2021. Đây là chương trình mua sắm
lớn nhất trong năm nay, bắt đầu từ 0 giờ ngày 3-12 đến
hết 12 giờ ngày 5-12-2021. Chương trình nhằm kích cầu
tiêu dùng, hỗ trợ doanh nghiệp sau thời gian gặp khó khăn
do ảnh hưởng bởi dịch bệnh.
Ngày hội mua sắm năm nay thu hút đông đảo các doanh
nghiệp thương mại điện tử, các nhà bán hàng lớn như
Shopee, Tiki, Sendo, Voso, Lazada... Đặc biệt có sự tham
gia của nhiều công ty sản xuất cùng các nhà phân phối
hàng chính hãng để triển khai các chương trình giảm giá
sâu độc quyền có thể lên đến 100%.
Chương trình này bắt đầu thực hiện từ năm 2014,
với tổng doanh số bán hàng của các doanh nghiệp
tham gia đạt mức trên 160 tỉ đồng. Đến năm 2020,
chương chình đã thu hút được hơn 3.000 doanh nghiệp
tham gia với hơn 247.112 mặt hàng, sản phẩm chính
hãng được đăng ký.
TU
Vốn ngoại đổ vào Việt Nam năm nay
có thể đạt 30 tỉ USD
Số liệu mới nhất từ Cục Đầu tư nước ngoài thuộc Bộ
KH&Đ cho thấy tính đến ngày 20-11 vừa qua, tổng vốn
đăng ký cấp mới, điều chỉnh và góp vốn mua cổ phần của
nhà đầu tư nước ngoài đạt 26,46 tỉ USD, tăng nhẹ 0,1% so
với cùng kỳ năm trước.
Đáng chú ý, vốn đăng ký mới và vốn tăng thêm tiếp
tục duy trì mức tăng ấn tượng so với cùng kỳ. Theo đó,
trong 11 tháng đầu năm có 1.577 dự án mới được cấp
giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, với tổng vốn đăng ký
đạt gần 14,1 tỉ USD, tăng 3,76% so với cùng kỳ năm
ngoái. Ngoài ra, có 877 lượt dự án đăng ký điều chỉnh
vốn đầu tư, với tổng vốn đăng ký tăng thêm đạt trên 8 tỉ
USD, tăng 26,7%.
Trong bối cảnh tỉ lệ người tiêm vaccine tăng cao, nền
kinh tế dần quay lại trạng thái bình thường mới, giải ngân
tăng… thì kết thúc năm nay nguồn vốn đầu tư nước ngoài
có thể đạt 30 tỉ USD. Đây là kết quả khá tích cực trong
bối cảnh dịch gây khó khăn không ít cho công tác thu hút
đầu tư nước ngoài.
Trong 11 tháng đầu năm đã có 100 quốc gia và vùng
lãnh thổ có đầu tư tại Việt Nam.
PM
Tiêu điểm
Bán hàng 3D
Các DN gỗ thuộc Hội Mỹ
nghệ và chế biến gỗ TP.HCM
đã ápdụng cách làmmới trong
bán hàng thông qua triển khai
triển lãmtrực tuyến3D. Qua đó
đã giúp DN tiếp cận được rất
nhiều khách hàng, đặc biệt là
các khách hàng quốc tế.
Một sàn thươngmại điện tử ứng dụng robot vào sắp xếp, vận chuyển…hàng hóa nhằmtiết giảm
chi phí. Ảnh: TRÚCĐOÀN