8
Đô thị -
ThứHai 29-11-2021
Băn khoăn giao các tỉnh
làmcao tốc Bắc - Nam
Chuyên gia nhận định cao tốc Bắc - Nam là dự án quan trọng quốc gia,
đòi hỏi chủ đầu tư phải có kinh nghiệm, kiến thức về quản trị và năng lực
tổ chức.
Người dân TP.HCM nhận bằng lái xe
ngay sau khi sát hạch
Sáng 28-11, tại Trung tâm Sát hạch lái xe Củ Chi
(thuộc Trường Trung cấp giao thông Tiến Bộ), Sở
GTVT TP.HCM tổ chức thí điểm cấp giấy phép lái xe
(GPLX) ngay sau khi có kết quả sát hạch.
Theo Sở GTVT, nhằm tạo điều kiện cho người dân
có GPLX quá hạn sử dụng phải dự sát hạch lại, sở đã
nghiên cứu và đề xuất giải pháp rút ngắn thời gian trả
kết quả GPLX. Sở GTVT chuẩn bị cơ sở vật chất, hạ
tầng và xây dựng quy trình cấp GPLX tại trung tâm
sát hạch để in và trả GPLX cho người dân ngay trong
ngày.
Theo ghi nhận của PV, tại Trung tâm Sát hạch lái xe
Củ Chi, trước khi vào trung tâm, thí sinh phải đáp ứng
điều kiện an toàn như đo thân nhiệt, thẻ xanh COVID...
Trong ngày đầu thí điểm, quá trình kiểm tra lý thuyết
và thực hành diễn ra nhanh chóng.
Cầm GPLX trên tay, anh Nguyễn Đức Tỵ (ngụ Bình
Thuận) cho biết: “Tôi không nghĩ được nhận bằng lái
nhanh đến vậy. Hình thức cho người dân nhận bằng
trong ngày rất tốt, tiện cả đôi đường. Sau khi thi xong
thì biết ngay kết quả đạt hay không, tôi chờ thêm 2-3
tiếng nữa thì đã có bằng lái” - anh Tỵ mừng rỡ.
Tương tự, anh Võ Phúc Hậu (ngụ huyện Hóc Môn,
TP.HCM) chia sẻ: “Thi xong có bằng lái liền tôi mừng
lắm. Theo quy định, sau khi thi 10 ngày mới có bằng,
phải trực tiếp đến lấy và không nhờ ai được. Bây giờ
chờ thêm xíu nữa có bằng liền đỡ mất công đi lại, đỡ
tốn thời gian”.
Ông Bùi Hòa An, Phó Giám đốc Sở GTVT TP.HCM,
cho biết: Chương trình thí điểm có ý nghĩa rất thiết
thực, giúp các tài xế thi và lấy bằng lái xe sau 2 tiếng
thay vì 10 ngày như trước đây. Trong vòng 1 tiếng có
thể cấp bằng lái cho khoảng 30 người.
“Sau ba tháng thí điểm, Sở GTVT sẽ đánh giá kết
quả thực hiện và triển khai cho các trung tâm còn lại
trên toàn TP nếu đủ điều kiện về nhân lực, vật lực và
tài lực...” - ông An thông tin.
THU TRINH
Xây dựng đường dây 220 kV
nhập khẩu điện từ Lào về Việt Nam
Ngày 28-11, tại xã Na Ngoi, huyện miền núi Kỳ Sơn
(Nghệ An), Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) và Ban
quản lý dự án Điện 1 đã tổ chức lễ triển khai thi công
công trình đường dây 220 kV Nậm Mô (Lào) - Tương
Dương (Nghệ An, Việt Nam).
Dự án công trình đường dây 220 kV Nậm Mô -
Tương Dương là đường dây mạch kép từ biên giới Việt
Nam - Lào đến trạm biến áp 220 kV Tương Dương.
Đường dây có chiều dài 74,4 km với tổng mức đầu
tư 588 tỉ đồng do EVN làm chủ đầu tư, Ban quản lý dự
án Điện 1 là đơn vị được giao quản lý dự án và tư vấn
giám sát.
Đường dây có vai trò truyền tải điện năng nhập khẩu
từ cụm Nhà máy thủy điện Nậm Mô (Lào) về Việt Nam
nhằm thực hiện cam kết song phương về quan hệ hợp
tác giữa Chính phủ Việt Nam và CHDCND Lào trong
lĩnh vực phát triển năng lượng.
Công trình dự kiến sẽ được triển khai thi công trong
chín tháng và hoàn thành đưa vào vận hành trong tháng
8-2022, đồng bộ với cụm dự án Nhà máy thủy điện
Nậm Mô (Lào).
ĐẮC LAM
SởGTVT TP.HCMđã chính thức thí điểmcấp bằng lái xe
ngay sau khi có kết quả sát hạch. Ảnh: THUTRINH
Tuyến cao tốc Hạ Long - VânĐồn do tỉnh làmchủ đầu tư. Ảnh: V.LONG
Bộ GTVT cho rằng
các tỉnh chưa có kinh
nghiệm trong việc
đầu tư công trình
giao thông có quy mô
lớn, phức tạp.
Giao cho địa phương quản lý
có cần sửa luật?
Một chuyên gia giao thông cho biết theo quy định của pháp
luật hiệnhành, BộGTVT là cơquannhànước có thẩmquyền triển
khai các dự án đường bộ cao tốc. Trường hợp Bộ GTVT không
đủ năng lực triển khai mới giao lại cho các tỉnh đủ năng lực.
Hơn nữa theo Luật Giao thông đường bộ, hệ thống quốc lộ
do Bộ GTVT tổ chức, quản lý bảo trì; hệ thống tỉnh lộ do các địa
phương quản lý và bảo trì. Nếu Chính phủ muốn giao thẳng
về địa phương triển khai thì tới đây có cần sửa luật không? Vì
chính sách này mới đề cập đến nhiệm vụ đầu tư, chưa đề cập
đến trách nhiệm tổ chức nào sẽ thực hiện quản lý, bảo trì sau
khi dự án hoàn thành.
VIẾT LONG
C
hính phủ vừa trình Quốc
hội báo cáo nghiên cứu
tiền khả thi dự án xây
dựng đường bộ cao tốc Bắc -
Nam giai đoạn 2 (2021-2025).
Đáng chú ý, Chính phủ đề
nghị Quốc hội giao Chính
phủ quyết định việc để UBND
các tỉnh, thành làm chủ đầu
tư các dự án thành phần của
cao tốc này. Đây được xem là
đề xuất mới nhất của Chính
phủ từ trước đến nay đối với
các dự án quan trọng quốc
gia, sử dụng vốn nhà nước.
Từ chính sách
thí điểm…
Chủ trương giao các tỉnh
làm cơ quan nhà nước có thẩm
quyền xây dựng đường bộ
cao tốc được Chính phủ triển
khai từ năm 2018, với các dự
án đối tác công tư (PPP), loại
hợp đồng BOT.
Quảng Ninh là địa phương
đầu tiên được Chính phủ cho
phép thí điểm làm chủ đầu tư
đường bộ cao tốc. Tính đến
nay, tỉnh này đầu tư thành
công ba dự án gồm: Cao tốc
Hạ Long - Vân Đồn (59,6
km), Vân Đồn - Móng Cái
(80,2 km), cầu Bạch Đằng và
đường dẫn (5,4 km).
Theo tỉnh Quảng Ninh,
để làm được các dự án trên,
trong quá trình thực hiện địa
phương phải linh hoạt đề xuất
các cơ chế chính sách. Chẳng
hạn như dùng ngân sách địa
phương để đầu tư các đoạn,
tuyến cùng với nhà đầu tư
nhằm đảm bảo khả năng thu
hồi vốn cho doanh nghiệp.
Cạnh đó, Bộ GTVT và địa
phương thành lập ban chỉ đạo
thực hiện dự án, sau đó giao
nhiệm vụ cho các cơ quan
chuyên môn của bộ thực hiện
công tác giám sát chất lượng,
tiến độ thi công công trình.
Với thành công trên, Bộ
GTVT cho biết đến nay Thủ
tướng đã giao thêm cho Lạng
Sơn làm chủ đầu tư hai tuyến
đường cao tốc dài 115 km, tổng
vốn đầu tư khoảng 19.500 tỉ
đồng; Tiền Giang đầu tư một
tuyến dài 51 km, tổng vốn
đầu tư khoảng 12.700 tỉ đồng.
Theođánhgiá củaBộGTVT,
việc giao cho các tỉnh làm chủ
đầu tư dự án có ưu điểm đó là
gắn liền trách nhiệm của các
cấp ủy Đảng, chính quyền địa
phương trong việc thúc đẩy
triển khai hoàn thành dự án.
Địa phương sẽ chủ động hơn
trong việc gắn kết với các quy
hoạch, phát triển kinh tế - xã
hội, góp phần chia sẻ gánh
nặng với ngân sách trung ương.
Cạnh đó, địa phương cũng
chủ động hơn trong việc đưa
ra chính sách ưu đãi, khuyến
khích nhà đầu tư về bất động
sản, dịch vụ; kết nối các mạng
lưới giao thông phù hợp với
quy hoạch phát triển của địa
phương.
Ngoài ra, địa phương làm
chủ đầu tư sẽ quyết liệt hơn
trong công tác thu hồi đất và
tái định cư, quản lý và kiểm
soát tốt nguồn vật liệu cho dự
án... Đây được xem là các nút
thắt lớn nhất ảnh hưởng đến
tiến độ các dự án trong thời
gian qua.
Cần hết sức cẩn trọng
Về mặt hạn chế, Bộ GTVT
cho rằng các tỉnh chưa có kinh
nghiệm trong việc đầu tư công
trình có quy mô lớn, phức tạp.
Đặc biệt, đội ngũ cán bộ về
thi công, đầu tư, quản lý dự
án còn hạn chế.
Ngoài ra, một số địa phương
gặp khó về ngân sách, không
thể cân đối vốn để bố trí cho
các dự án đường bộ cao tốc
nhằm đảm bảo việc thu hồi
vốn cho nhà đầu tư.
PGS-TSTrầnChủng, nguyên
Cục trưởngCụcGiámđịnh nhà
nước về chất lượng công trình
xây dựng (BộXây dựng), cũng
cho rằng thời gian qua, Chính
phủ giao cho các địa phương
làm chủ đầu tư các dự án PPP
là phù hợp, vì vẫn có doanh
nghiệp dự án (nhà đầu tư) trực
tiếp quản lý, triển khai.
Ông Chủng cho rằng địa
phương làm chủ đầu tư dự
án 100% vốn nhà nước thì
không ổn. Vì đường bộ cao
tốc Bắc - Nam là dự án quan
trọng quốc gia, đòi hỏi kinh
nghiệm, kiến thức, năng lực tổ
chức và quản trị phải tốt. Đặc
biệt, đường cao tốc đòi hỏi kỹ
thuật kiểm soát ngặt nghèo từ
thiết kế đến thi công... nên phải
có sự quản lý thống nhất trên
toàn quốc, với một ban quản
lý dự án chuyên nghiệp.
“Chúng ta không thể giao về
các tỉnh, rồi mỗi nơi thành lập
một ban quản lý dự án triển khai
đầu tư. Cao tốc là loại đường
đặc biệt, không thể mỗi tỉnh
làm một kiểu được…” - ông
Chủng nói.
Ông Chủng nhìn nhận giao
dự án cao tốc cho địa phương
sẽ giúp chủ động về giải phóng
mặt bằng, nguồn nguyên vật
liệu. Tuynhiên, chất lượngcông
trình phụ thuộc vào năng lực
quản lý của mỗi tỉnh. Trường
hợp địa phương không có năng
lực, lại phải đi thuê ban quản
lý dự án, như vậy rất bất cập.
PSG-TSNgôTríLong,chuyên
gia kinh tế, cũng cho rằngmong
muốn củaChính phủ trong việc
giao cho các địa phương làm
chủ đầu tư là để các tỉnh cùng
“xắn tay” vào. Từ đó giúp giải
ngân nhanh nguồn vốn đầu tư
công, đẩy nhanh tiến độ.
“Tuy nhiên, tôi lo lắng nhất
là hiện nay nhiều địa phương
chưa có kinh nghiệm để làm
dự án trọng điểm quốc gia.
Nếu không đảm bảo chất
lượng sẽ rất nguy hiểm cho
việc vận hành, khai thác sau
này… Do đó, Chính phủ cần
thận trọng khi giao địa phương
làm chủ đầu tư dự án” - ông
Long góp ý.•