12
Đời sống xã hội -
ThứHai 29-11-2021
BÁCHAN
X
ác nhận với
Pháp Luật
TP.HCM
chiều 28-11,
vị đại diện Trung tâm
Kiểm soát bệnh tật tỉnh Bắc
Giang cho hay một nam sinh
trong sự cố tiêm chủng xảy
ra ngày 24-11 đã tử vong,
ba học sinh (HS) còn lại đã
có hai em xuất viện, một
em vẫn đang điều trị tại BV
Bạch Mai.
Nam sinh 16 tuổi
tử vong sau tiêm
HS qua đời là nam sinh 16
tuổi, HS Trường THPT Sơn
Động số 2. Ngay sau khi có
dấu hiệu khó thở, nôn ói, nam
sinh được đưa đến BV Bạch
Mai, các bác sĩ đã cho chạy
ECMO (hệ thống tim, phổi
nhân tạo) với mục đích cải
thiện chức năng tim, phổi,
kiểm soát để tình trạng bệnh
không nặng thêm.
“Các bác sĩ đã cố gắng hết
sức để cứu chữa” - ông Đào
Xuân Cơ, Phó Giám đốc BV
Bạch Mai, nói.
Trước đó, ngày 24-11, tại
Trường Phổ thông dân tộc
nội trú Sơn Động và Trường
THPT Sơn Động số 2, có bốn
HS ở huyện Sơn Động tiêm
mũi 1 vaccine Pfize, sau tiêm
có triệu chứng phản vệ. Trong
đó có hai em bị choáng váng,
khó thở, đau tức ngực, buồn
nôn, da tái, nhịp tim chậm,
chỉ số SpO2 (độ bão hòa ôxy
máu) dưới 90%.
Trung tâmY tế huyện Sơn
Động đã sơ cứu, hai em bị
nhẹ, điều trị tại Trung tâmY
tế huyện Sơn Động, còn hai
em được đưa đến BV Bạch
các HS. Hiện trên địa bàn
chưa có thêm trường hợp
nào bị sốc phản vệ mức độ
nặng, có một số trường hợp
bị choáng hoặc chỉ sốc phản
vệ mức độ 1.
Cũng trong tuần trước,
trong quá trình tiêm vaccine
tại huyện Nông Cống, Thanh
Hóa đã xuất hiện một nhóm
người lớn bị sốc phản vệ
phải nhập viện. Cụ thể, có
10 trường hợp phản ứng
nặng sau tiêm, tất cả được
xử trí cấp cứu, điều trị theo
phương án xử trí và theo
phác đồ quy định của Bộ Y
tế. Đến nay, có bốn trường
hợp tử vong. Nguyên nhân
các trường hợp tử vong được
kết luận là do sốc phản vệ
sau tiêm vaccine Vero Cell
ngừa COVID-19.
Sau sự cố này, SởY tế tỉnh
Thanh Hóa đã đề nghị Ban
chỉ đạo phòng chống dịch
COVID-19 tỉnh tạm dừng
tiêm vaccine Vero Cell lô
B2021103398 trên phạm vi
toàn tỉnh, trong khi chờ Bộ
Y tế quyết định việc xử trí
đối với số vaccine Vero Cell
thuộc lô nêu trên, đồng thời
lấy mẫu gửi Viện Kiểm định
vaccine và sinh phẩm y tế để
kiểm định.•
Hiểu đúng về sốc phản vệ
sau tiêm vaccine
Đến nay, đã có 24 tỉnh, TP
triển khai tiêm vaccine ngừa
COVID-19 cho trẻ em.Trước đó,
có 23 tỉnh, TP gồmTP.HCM, Đà
Nẵng,KhánhHòa,HàNam,Ninh
Bình, Quảng Ninh, Lạng Sơn,
LàoCai, Điện Biên, Bà Rịa-Vũng
Tàu, Đồng Nai, Tiền Giang, Tây
Ninh, SócTrăng, AnGiang,Vĩnh
Long, ĐồngTháp, BìnhDương,
Kiên Giang, Cà Mau, Bạc Liêu,
Hậu Giang và Hà Nội triển khai
tiêmvaccinnechotrẻ12-17tuổi.
Tiêu điểm
Mai cấp cứu. 700 HS tiêm
vaccine cùng ngày với bốn em
này đều có sức khỏe ổn định.
TỉnhBắcGiang tiêmvaccine
cho HS 12-18 tuổi từ ngày
12-11, số lượng dự kiến là
173.977 em. Công tác tiêm
chủng cho nhóm HS 15-18
tuổi đã gần hoàn thành, hầu
như không ghi nhận sự cố.
Kết luận năm trường
hợp tử vong đều
do sốc phản vệ
Theo bà Nguyễn Thị Thu
Hương, Phó Giám đốc Sở Y
tế tỉnh Bắc Giang, sau khi
xảy ra sự cố tiêm chủng,
hội đồng chuyên môn đã
họp để đánh giá sự cố. Bước
đầu xác định bốn HS bị sốc
phản vệ sau khi tiêm vaccine
ngừa COVID-19 là do cơ
địa. Quá trình tiêm vaccine,
cán bộ tiêm chủng tuân thủ
đúng quy trình của Bộ Y tế.
Trong tuần tới, Sở Y tế tỉnh
Bắc Giang sẽ họp hội đồng
chuyên môn để đánh giá sự
cố tiêm chủng này.
Được biết trên địa bàn vẫn
triển khai tiêm vaccine cho
“Các bác sĩ đã cố
gắng hết sức để cứu
chữa.”
Ông
Đào Xuân Cơ,
Phó
Giám đốc BV Bạch Mai
Sau nămngày
điều trị tại
BVBạchMai,
một trong
bốn học sinh
tại Bắc Giang
gặp sự cố khi
tiêm chủng
vaccine ngừa
COVID-19
đã tử vong.
Theo bà NguyễnThị Thu Hương, Phó Giám
đốc SởY tế tỉnh Bắc Giang, nam sinh tử vong
sau tiêmvaccinengừaCOVID-19mới đây là sự
cố hết sức đau lòng đối với gia đình HS cũng
như địa phương. Sự việc ít nhiều cũng ảnh
hưởng đến tâm lý các cháu, gia đình, ngay
cả lực lượng y tế.
“Rất trăn trở nhưng vì nhiệm vụ chúng tôi
vẫn phải làm. Chúng tôi sẽ đề nghị các lực
lượng đẩy mạnh thêm công tác sơ cấp cứu
tiêm, tuyên truyền để người dân hiểu” - bà
Hương chia sẻ. Bà cũng chohay công tác tiêm
chủng vaccine ngừa COVID-19 vẫn được tiếp
tục triển khai trên địa bàn.
Về nguyên nhân tử vong ban đầu của nam
sinh, lãnh đạo SởY tế tỉnh Bắc Giang cho biết
do phản ứng quá mẫn của cá thể đối với
vaccine. Tuy vậy, nguyên nhân chính thức
vẫn phải chờ thông tin từ BV Bạch Mai cũng
như Bộ Y tế công bố.
“Rất trăn trở nhưng vì nhiệm vụ vẫn phải làm”
TP.HCM: Trạmy tế lưuđộngphải tiếp cậnF0 trongvòng24giờ
Phó Chủ tịch UBND TP.HCM Dương Anh Đức vừa ký
Quyết định 4028 về việc ban hành quy chế phối hợp quản
lý, tổ chức chăm sóc F0 tại nhà và tại cơ sở thu dung, điều
trị COVID-19 trên địa bàn quận, huyện, TP Thủ Đức.
Theo đó, UBND TP quy định cụ thể trách nhiệm và
quyền hạn của Sở Y tế, UBND cấp huyện, xã, trung tâm
kiểm soát bệnh tật TP (HCDC), trung tâm y tế cấp huyện,
cơ sở quản lý người nhiễm COVID-19 tại nhà gồm trạm
y tế xã, trạm y tế lưu động và tổ chăm sóc người nhiễm
COVID-19 tại cộng đồng cùng với một số đơn vị khác.
Cụ thể, trạm y tế xã phải sẵn sàng tiếp nhận, cập nhật
danh sách F0 trên địa bàn xã từ nhiều nguồn khác nhau;
phối hợp lập hồ sơ điều trị tại nhà cho các trường hợp F0
được chăm sóc tại nhà do trạm y tế xã và các trạm y tế lưu
động đảm trách.
Đồng thời chịu trách nhiệm phân bổ số lượng F0 đến
các trạm y tế lưu động, thường xuyên liên lạc với tổ chăm
sóc người nhiễm COVID-19 tại cộng đồng để hỗ trợ và
đảm bảo hoạt động chăm sóc F0 theo đúng quy định.
Trạm y tế xã cũng rà soát, cập nhật danh sách, số điện
thoại liên lạc của các hộ gia đình có người thuộc nhóm
nguy cơ (người cao tuổi, có bệnh nền, béo phì, đang mang
thai...) để có kế hoạch bảo vệ, chăm sóc phù hợp. Trong
đó chú ý tiêm vét vaccine tại nhà đối với người không thể
đến điểm tiêm được, cách ly tập trung người F0 thuộc các
hộ gia đình này...
Đặc biệt phải công bố số điện thoại của trạm y tế xã và
các trạm y tế lưu động trên cùng địa bàn để người dân biết
và gọi khi cần hỗ trợ.
Đối với trạm y tế lưu động phải có một bác sĩ, 1-2 điều
dưỡng do Sở Y tế điều động và ít nhất ba nhân sự (không
phải y tế) do địa phương điều động. Mỗi trạm y tế lưu
động quản lý 50-100 hộ có F0.
“Trong vòng 24 giờ sau khi nhận được danh sách F0 từ
trạm y tế xã, trạm y tế lưu động phải tiếp cận hộ gia đình
có F0 để đánh giá các điều kiện cách ly tại nhà” - UBND
TP khẳng định và chỉ đạo trạm y tế lưu động theo dõi F0
mỗi ngày, luôn sẵn sàng tư vấn và khám chữa bệnh tại nhà
cho F0.
Khi F0 có dấu hiệu chuyển nặng thì cơ sở quản lý người
nhiễm COVID-19 chịu trách nhiệm hướng dẫn, xử trí cấp
cứu cho người bệnh; đồng thời liên hệ tổ phản ứng nhanh
cấp xã, huyện để được hỗ trợ xử trí cấp cứu và chuyển
người bệnh đến bệnh viện gần nhất…
Theo quy chế của UBND TP.HCM, Sở Y tế phải công
khai số điện thoại đường dây nóng chuyên tiếp nhận
phản ánh của người dân về chăm sóc và quản lý F0 trên
địa bàn. Bên cạnh việc cung ứng đầy đủ thuốc điều trị
cho F0 tại nhà và khu cách ly tập trung thì Sở Y tế phải
xác định ngưỡng năng lực chăm sóc và điều trị F0 tại
nhà, kịp thời tham mưu cho TP có giải pháp phù hợp khi
F0 sắp vượt ngưỡng.
LÊ THOA
UBNDTP.HCMquy định trong 24 giờ, trạmy tế phải tiếp cận gia
đình có F0. Ảnh: HOÀNGGIANG
Học sinh TP.HCMkhámsàng lọc trước khi tiêmngừa vaccine ngừa COVID-19. Ảnh: NGUYỆTNHI