008-2022 - page 11

11
Kinh tế -
ThứHai 10-1-2022
Ngân hàng đồng loạt áp dụng
phí 0 đồng
Ngân hàng Nhà nước đã có công văn yêu
cầucác tổchức tíndụng, chi nhánhngânhàng
nước ngoài áp dụng chính sách miễn, giảm
phí dịch vụ áp dụng trên giao dịch ATM, POS
xử lý qua Công ty cổ phần Thanh toán quốc
giaViệt Nam(NAPAS) và phí giaodịch chuyển
khoản liên ngân hàng 24/7. Mục tiêu để thúc
đẩy thanh toán trực tuyến và gópphần hỗ trợ
người dân bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19.
Sau chỉ đạo này, NAPAS đã công bố lần
giảm phí thứ hai trong năm 2021 với mức
giảm 50%-75% phí dịch vụ chuyển mạch và
bù trừ so với mức phí hiện hành. Bên cạnh đó,
số liệu thống kêbanđầu cho thấy tổng số tiền
mà các ngân hàngmiễn, giảmphí cho khách
hàng đã lên tới hàng ngàn tỉ đồng.
Tuy nhiên, nhiều khách hàng kỳ vọng bên
cạnh việc miễn, giảm phí các ngân hàng cần
cung cấp các sản phẩm ngoài cho vay chất
lượng hơn, tiện lợi hơn và an toàn hơn.
Giảm hàng ngàn tỉ đồng phí
THÙY LINH
N
ếu trước đây các ngân
hàng chạy đua tăng phí
khiến khách hàng bức
xúc thì thời gian gần đây
hàng loạt đơn vị tham gia
cuộc đua miễn, giảm phí.
Thậm chí, nhiều ngân hàng
mạnh tay áp dụng chính sách
phí 0 đồng.
Người dùng hưởng lợi
ChịTốAnh,một kháchhàng
tại quận 9, TP.HCM, chia sẻ:
Trước đây, phí duy trì dịch
vụ của Vietcombank ở mức
10.000 đồng và phí quản lý
một tài khoản ngân hàng số
là 2.000 đồng/tháng. Nhưng
giờ đây ngân hàng này miễn
100%đối với các loại phí này.
Tương tự, trước đây, muốn
được áp dụng chính sáchmiễn
phí khi chuyển tiền trong nội
bộ cũng như chuyển sang
ngân hàng khác thì chủ tài
khoản phải đăng ký gói phí
dịch vụ ngân hàng điện tử
với mức phí từ 22.000 đồng/
tháng. Thế nhưng giờ đây,
toàn bộ những loại phí này
đều được miễn.
“Với thói quen thanh toán
gần như tất cả dịch vụ mua
sắm thông qua chuyển khoản
thì việc được hưởng chính sách
miễn phí như hiện tại giúp tôi
tiết kiệm được không ít trong
lúc thu nhập giảm sút do ảnh
hưởng của dịch COVID-19.
Đây cũng là cách để khách
hàng gắn bó hơn với ngân
hàng” - chị Oanh bày tỏ.
Thực tế, nhiều khách hàng
như chị Oanh hưởng lợi khi
các ngân hàng đồng loạt miễn,
giảm phí dịch vụ. Đặc biệt,
mới đây bốn ngân hàng quốc
doanh lớn công bố ngừng thu
phí chuyển tiền online và phí
duy trì dịch vụ ngân hàng số
từ đầu năm 2022 cho tất cả
khách hàng cá nhân. Điều này
khiến cuộc đua miễn phí dịch
vụ ngày càng sôi động hơn.
C ụ t h ể , “ ô n g l ớ n ”
Vietcombank miễn toàn bộ
phí chuyển tiền và phí duy
trì tài khoản trên kênh ngân
hàng số. Ngoài ra, ngân hàng
này cũng miễn phí quản lý
tài khoản lẫn phí duy trì
dịch vụ. Không đứng ngoài
cuộc, VietinBank không
thu một đồng nào đối với
các giao dịch chuyển khoản
trong và ngoài hệ thống qua
VietinBank iPay; miễn phí
duy trì tài khoản, miễn phí
duy trì dịch vụ iPay...
Ngân hàng BIDV cũng
thông báo miễn toàn bộ phí
cho khách hàng khi giao
dịch trên ứng dụng ngân
hàng số gồm phí chuyển tiền
trong và ngoài hệ thống; phí
duy trì dịch vụ; phí quản lý
một tài khoản; phí tin nhắn
OTT… Agribank miễn phí
chuyển tiền trực tuyến và
một số loại phí khác cho
tất cả khách hàng sử dụng
kênh ngân hàng số.
Trước đó, nhiều ngân hàng
cũng đã áp dụng chính sách
phí 0 đồng cho hàng loạt loại
dịch vụ và sản phẩm khác
nhau.Đơn cửNgânhàngQuân
đội (MB) miễn phí 100% đối
với các loại dịch vụ như phí
quản lý tài khoản, phí chuyển
tiền liên ngân hàng, phí rút
tiền không cần thẻ tại ATM,
phí mở tài khoản số đẹp tứ
quý và phí thông báo biến
động số dư.
Lợi nhiều mặt
Bà Nguyễn Thị Phượng,
PhóTổng giámđốcAgribank,
giải thích khi ngân hàng áp
dụng chính sách miễn 100%
phí đối với dịch vụ thanh toán
khiến doanh thu năm 2021
giảm khoảng 1.600-1.700
tỉ đồng. Nhưng đổi lại ngân
hàng tiết giảm cả ngàn tỉ đồng
gồm chi phí dự trữ tiền mặt,
chi phí đầu tư lắp đặt máy
ATM cũng như chi phí vận
chuyển lưu thông tiền mặt
cho đến lương cho nhân sự,
kiểm đếm.
Bêncạnhđó,theobàPhượng,
chính sách miễn phí chuyển
tiền online là định hướng dài
hạn của ngân hàng để giảm
thanh toán không dùng tiền
mặt. Đây là bước đi được
nhiều hơn mất với ngân hàng.
Đại diện một ngân hàng
khác cũng cho rằng chấp nhận
chịu lỗ hàng trăm tỉ từ việc
miễn, giảm phí chuyển tiền
online cho khách. Tuy vậy,
chính sách miễn phí phù hợp
với xu thế chuyển đổi số đang
diễn ra mạnh mẽ, đồng thời
mang lại lợi ích cho khách
hàng cũng như giúp bản thân
các ngân hàng giảm được chi
phí in ấn, lưu thông tiền mặt.
Đặc biệt, chính sách miễn,
giảm phí còn giúp các ngân
hàng huy động thêm nguồn
vốn giá rẻ từ tiền gửi không
kỳ hạn (CASA) và có thể dùng
số tiền đó để cho vay. Ông
Nguyễn Quốc Hùng, Tổng
thư ký Hiệp hội Ngân hàng
Việt Nam, nhìn nhận từ lâu
một số ngân hàng có tầmnhìn
dài hạn đã chấp nhận dùng lợi
nhuận để bù đắp chi phí đầu
tư, chi phí khấu hao các loại
thiết bị, máy móc và không
thu phí chuyển tiền liên ngân
hàng. Kết quả là những ngân
hàng này đã thu hút được một
lượng tiền gửi không kỳ hạn
vô cùng lớn.
Cả bốn ngân hàng
lớn vừa đồng loạt
công bố chính sách
0 đồng đối với hàng
loạt loại phí dịch vụ.
“Trong ngắn hạn, việcmiễn
một loạt phí dịch vụ chắc chắn
sẽ khiến ngân hàng hụt đi một
phần doanh thu. Nhưng nhìn
lâu dài, tôi cho rằng chính
sách này không ảnh hưởng
gì đến doanh thu của ngân
hàng, thậm chí nó còn có lợi
hơn do chênh lệch lãi suất
đầu vào đầu ra rất lớn” - ông
Hùng nói.
Bằng chứng là trước đây
tiền gửi không kỳ hạn tại các
ngân hàng chiếm tỉ lệ rất thấp,
chỉ khoảng 5%-10% nhưng
đến nay đã có ngân hàng đạt
tỉ lệ tiền gửi không kỳ hạn lên
tới 30%-40% tổng lượng tiền
huy động. Đáng chú ý, ngân
hàng được hưởng chênh lệch
lãi suất tiền gửi không kỳ hạn
so với lãi suất huy động kỳ
hạnngắn2,8%-5,8%/năm, còn
nếu so với lãi suất cho vay thì
mức chênh này có thể lên tới
7%-10%/năm. “Chính vì vậy,
ngân hàng nào càng thu hút
tiền gửi không kỳ hạn nhiều
thì càng có nhiều dư địa để
giảm lãi suất cho vay” - ông
Hùng nhấn mạnh.•
Việc miễn, giảmphí không chỉ hỗ trợ người dân, doanh nghiệp trong giai đoạn khó khăn do ảnh hưởng
của dịch COVID-19mà cònmang lại lợi ích không nhỏ cho chính các ngân hàng.
Cận tết, chợ bán đặc sản ở TP.HCM
vẫn vắng khách
Tết Nguyên đán 2022 đang cận kề nhưng chợ bà Hoa
(quận Tân Bình, TP.HCM), nơi chuyên bán các món đặc
sản của Đà
Nẵng, Quảng
Nam, Quảng
Ngãi… khá
vắng vẻ. Các
tiểu thương
chưa dám
nhập hàng
về nhiều vì
lượng khách
đến mua giảm
khoảng 50% so với năm trước do e ngại dịch COVID-19.
Theo ghi nhận của PV, nhiều mặt hàng đặc sản tết tại đây
được bày biện bắt mắt trên kệ hàng như bánh thuẫn, mứt
gừng, kẹo mè xửng, bánh in, bánh ít, bánh tổ… Hiện giá
bánh thuẫn khoảng 30.000 đồng/chục; đường phèn, đường
phổi dao động từ 30.000 đồng; mứt gừng 140.000 đồng/kg.
Bà Phạm Thị Thanh Hiến, tiểu thương tại chợ Bà Hoa,
nói: “Mong cho dịch bệnh mau chấm dứt để tiểu thương
yên tâm kinh doanh buôn bán” - bà Hiến nói.
T.RINH - H.THƠ
Cá nhân tiếp tục đổ tiền mạnh
vào chứng khoán
Số liệu mới nhất từ Trung tâm Lưu ký chứng khoán Việt
Nam (VSD) cho thấy lượng tài khoản chứng khoán của
nhà đầu tư cá nhân trong nước mở mới tiếp tục đạt kỷ lục.
Theo đó, trong tháng 12-2021, có 226.580 tài khoản được
mở mới. Đây là tháng thứ hai số lượng tài khoản mở mới
đạt mức kỷ lục trên 200.000 đơn vị/tháng.
Như vậy, tính cả năm 2021, cá nhân mở mới hơn 1,53
triệu tài khoản, gấp gần bốn lần so với cả năm 2020 và lớn
hơn cả năm năm trước cộng lại.
Công ty Chứng khoán BVSC nhân định năm 2022, dư
địa thu hút nguồn vốn từ nhà đầu tư cá nhân vẫn rất lớn.
Xu hướng thị trường còn tốt, dòng tiền nhà đầu tư cá
nhân sẽ vẫn tiếp tục tìm kiếm cơ hội trên thị trường chứng
khoán.
Tuy nhiên, nhiều chuyên gia cảnh báo đã xuất hiện
nguồn vốn mang yếu tố đầu cơ tạo ra thanh khoản lớn,
đẩy không ít cổ phiếu vượt xa giá trị thực, chứa đựng rủi
ro lớn với nhà đầu tư.
PM
Họ đã nói
Việc các ngân hàng liên tiếp
tung ra các chương trìnhmiễn
phídịchvụkhôngchỉgiúpngân
hàng xây dựng được một hệ
thống dữ liệu khách hàng mà
còn khuyến khích người tiêu
dùng sử dụng dịch vụ thanh
toán nhiều hơn. Qua đó ngân
hàngcóthểkhaithácđượcnhiều
tiềm năng hơn như bán chéo
các sản phẩm bảo hiểm, cho
vay mua ô tô, cho vay du học...
TS
CẤNVĂN LỰC,
chuyên gia
tài chính ngân hàng
Kháchhànghưởng lợi khi cácngânhàngđồng loạtmiễn, giảmphí dịchvụ trênkênhngânhàng số.
Ảnh: TL
Nhữngđặc sản tếtmiền Trungđược tiểu thương
chào bán. Ảnh: T.TRINH
1...,2,3,4,5,6,7,8,9,10 12,13,14,15,16
Powered by FlippingBook