7
Pháp luật
&
cuộc sống -
ThứHai 10-1-2022
Hội Công chứngviên
TP.HCMkịp thời cảnh
báogiảngười, giảgiấy tờ
Sở Tư pháp đề nghị Hội Công chứng viên
TP.HCMcần tăng cường ứng dụng công nghệ
thông tin, công chứng điện tử.
Ngày 9-1, Hội Công chứng viên (CCV) TP.HCM tổ chức Đại
hội nhiệm kỳ IVnăm 2021-2024, hơn 315 CCV trên toàn TP dự
hội nghị.
Phát biểu tại hội nghị, ông Phan Thanh Tùng, Phó Giám đốc
Sở Tư pháp TP.HCM, nhận định số lượng CCVngày càng tăng
nhưng chất lượng chưa đồng đều, hội cần chú ý đến việc đào tạo,
bồi dưỡng hội viên có năng lực, nhiệt huyết tham gia công tác
hội, thực hiện nghiêm túc quy tắc đạo đức công chứng khi hành
nghề.
Hội CCV cần phối
hợp chặt chẽ cùng Sở
Tư pháp và các cơ
quan nhà nước trong
công tác quản lý nhà
nước về công chứng
và thực hiện tốt chính
sách về hoạt động
công chứng. Hội cần
đẩy mạnh ứng dụng
công nghệ thông tin
trong lĩnh vực công
chứng. “Công chứng
điện tử góp phần
nâng cao hiệu quả,
chất lượng hoạt động
công chứng, tiết kiệm
chi phí, công sức và
là xu hướng chung
trong hoạt động công
chứng trên thế giới mà chúng ta cần bắt kịp” - ông Tùng nói.
Trước đó, báo cáo tổng kết hoạt động nhiệm kỳ III, ông
Nguyễn Trí Hòa, Phó Chủ tịch Hội CCV, cho hay: Hội đã tham
gia góp ý kiến cho CCV cũng như có những ý kiến phản hồi đến
các cơ quan tổ chức có thẩm quyền khi văn bản công chứng xảy
ra tranh chấp.
Hội cũng kịp thời tổ chức lớp bồi dưỡng nghiệp vụ nhận diện
giấy tờ giả, tăng cường thông tin nội bộ về tình trạng giả mạo,
trao đổi nghiệp vụ qua nhómZalo để kịp thời chia sẻ nhiều thông
tin về tình trạng giả người, giả giấy tờ và những thông tin cần
thiết khác để cảnh báo. “Từ các nhómZalo, chúng tôi nắm bắt
được tình trạng giấy tờ giả. Qua đó, tổ chức công chứng kịp thời
xử lý và phối hợp với cơ quan công an điều tra làm rõ” - ông
Hòa nói. Tuy nhiên, trong các tranh chấp của người yêu cầu công
chứng với CCV, tổ chức hành nghề công chứng, nhiều tổ chức
công chứng phải bồi thường hoặc phải tham gia tố tụng nhưng
hội viên và tổ chức hành nghề chưa chủ động thông tin đến hội
để chủ động xem xét, hỗ trợ nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp
pháp, chính đáng của hội viên.
Ông Hòa cũng nhìn nhận còn tình trạng “thuê” CCVngoại tỉnh
để đạt điểm cao khi thành lập văn phòng công chứng nhưng thực
tế những CCVnày không có mặt, không thực chất hành nghề tại
nơi đăng ký, tạo thành hiện tượng “hội viên ảo”.
Tình trạng giả mạo chủ thể, giả mạo giấy tờ trong hoạt động
công chứng ngày càng tinh vi, công khai hơn những năm trước;
để lại nhiều hệ lụy, gây nên tâm lý hoang mang, bất an cho CCV
khi hành nghề...
Trong năm 2022, Hội CCVTP.HCM sẽ đẩy mạnh tham gia ý
kiến trong việc đánh giá hồ sơ thành lập văn phòng công chứng,
tham gia trong việc thanh tra, kiểm tra các tổ chức hành nghề
công chứng, có ý kiến bảo vệ CCV liên quan đến các kết luận
kiểm tra, thanh tra để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của hội
viên.
TRÚC PHƯƠNG - THÀNH ĐẠT
Ban chấp hànhHội Công chứng viên nhiệmkỳ IV năm2021-2024.
Ảnh: THÀNHĐẠT
Bà Ngô Minh Hồng
tái đắc cử chủ tịch
Hội Công chứng viên
TP.HCM
Đại hội Hội CCVTP.HCMnhiệmkỳ IV
năm 2021-2024 đã bầu bà Ngô Minh
Hồng, Chủ tịchHội CCVTP.HCMnhiệm
kỳ III, tiếp tục giữ chức chủ tịch hội.
Ông Hoàng Xuân Hoan, ông Đỗ
Hà Hồng, ông Nguyễn Trí Hòa và ông
NguyễnMạnhCường, PhóChủ tịchHội
CCV TP.HCM nhiệm kỳ III, tiếp tục giữ
chứcphóchủtịchhộitrongnhiệmkỳIV.
Đại hội cũng bầu ra 15 CCV vào Ban
chấphànhhộivà19đạibiểuchínhthức,
hai đại biểu dự khuyết sẽ thamdự Đại
hội Hiệp hội CCV toàn quốc lần hai.
ĐỨCMINH
T
rong hai ngày 9 và 10-1, TAND
Tối cao tổ chức Hội nghị triển
khai công tác tòa án năm 2022
dưới sự chủ trì của Chánh án TAND
Tối cao Nguyễn Hòa Bình.
Hội nghị tổ chức bằng hình thức tập
trung kết hợp trực tuyến, kết nối đến
gần 800 điểm cầu trong toàn quốc.
Xử lý nghiêm các vụ án
tham nhũng
PhóChánh ánTANDTối caoNguyễn
Trí Tuệ đánh giá năm 2021, tòa án đã
nỗ lực hoàn thành cơ bản nhiệm vụ
được giao. Từ ngày 1-10-2020 đến 30-
9-2021, các tòa đã thụ lý gần 537.600
vụ việc, giải quyết được 436.660 vụ
việc (đạt tỉ lệ hơn 81%). Giảm gần
108.000 số vụ việc giải quyết do ảnh
hưởng của dịch COVID-19.
Cũng theo phó chánh án TAND Tối
cao, tỉ lệ án, quyết định bị hủy, sửa do
nguyên nhân chủ quan là 0,81% (giảm
0,25%), đáp ứng yêu cầu Quốc hội đề
ra. Tòa án các cấp đã xử lý nghiêm các
vụ án tham nhũng, như vụ án Đinh La
Thăng,TrịnhXuânThanhvà đồngphạm
xảy ra tại dự án Ethanol Phú Thọ, vụ
án xảy ra tại Công ty Nhật Cường…
Đã đưa ra xét xử 136 vụ với 177 bị
cáo liên quan đến phòng chống dịch
COVID-19, góp phần tích cực vào
công tác phòng chống dịch bệnh.
Đặc biệt, đối với án hành chính,
các tòa thụ lý hơn 10.700 vụ; đã giải
quyết gần 5.700 vụ (đạt tỉ lệ hơn 53%).
TAND Tối cao đã chỉ đạo các tòa chú
trọng tổ chức đối thoại giữa người
khởi kiện và người bị kiện; nghiên
cứu, thí điểm việc tổ chức đối thoại
trực tuyến…
Ông Nguyễn Trí Tuệ khẳng định
trong năm 2021 không có vụ án để quá
thời hạn luật định do nguyên nhân chủ
quan; không có bản án, quyết định hành
chính phải giải thích hoặc kháng nghị
do tuyên không rõ ràng, gây khó cho
việc thi hành. Các tòa đã ban hành 107
quyết định buộc thi hành án.
“Năm2021, tổng số đơn đề nghị giám
đốc thẩm, tái thẩm mà TAND Tối cao
và các TAND Cấp cao nhận là 14.371
đơn, đã giải quyết được 7.969 đơn, đạt
55,5%. Việc kháng nghị, xét xử giám
đốc thẩm, tái thẩm được thực hiện thận
trọng, có căn cứ, đúng pháp luật” - ông
Tuệ nói.
Tăng cường công khai,
minh bạch và giám sát
Bên cạnhnhữngkết quả đạt được, Phó
Chánh án Nguyễn Trí Tuệ cũng chỉ rõ
những hạn chế, thiếu sót trong nămqua.
Năm2022, tăng giám
sát của nhân dân
đối với tòa
TANDTối cao đề ra sáu nhómgiải pháp tập trung thực hiện
trong năm2022, trong đó có tăng cường công khai, minh bạch
và sự giám sát của nhân dân đối với tòa.
Chánh án TANDTối caoNguyễnHòa Bình chủ trì Hội nghị triển khai công tác tòa án
năm2022. Ảnh: CTV
Yêu cầu giải quyết đúng thời hạn luật định 100%
Tại hội nghị, Phó Chánh ánTANDTối cao DươngVănThăng trình bày dự thảo
Chỉ thị của chánh án TAND Tối cao về việc thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm
công tác tòa án năm 2022.
Đáng chú ý, theo dự thảo, chánh án TANDTối cao yêu cầu tòa án các cấp bảo
đảm 100% các vụ việc được giải quyết trong thời hạn luật định. Trong đó giải
quyết, xét xử đạt từ 90% trở lên đối với các vụ án hình sự; đạt từ 85% trở lên đối
với các vụ việc dân sự; đạt từ 65% trở lên đối với các vụ án hành chính; đạt từ
99% trở lên đối với các đề nghị xemxét, áp dụng các biện pháp xử lý hành chính
tại tòa án; đạt từ 60% trở lên đối với các đơn đề nghị giámđốc thẩm, tái thẩm…
Theo dự thảo chỉ thị của
chánh án TAND Tối cao
về các nhiệm vụ trọng tâm
công tác tòa án năm 2022,
tòa án các cấp bảo đảm
100% các vụ việc được
giải quyết đúng thời hạn
luật định.
Cụ thể, tỉ lệ giải quyết các loại vụ
việc và tỉ lệ giải quyết đơn đề nghị
giám đốc thẩm, tái thẩm chưa đạt chỉ
tiêu của tòa án đề ra. Tỉ lệ bản án,
quyết định hành chính bị hủy, sửa do
nguyên nhân chủ quan của tòa vẫn
còn cao. Còn để quá hạn giải quyết
nhiều vụ việc do nguyên nhân chủ
quan của tòa; chưa khắc phục triệt
để việc tuyên không rõ…
Cạnh đó, tổ chức bộ máy chưa thực
sự tinh gọn, cơ cấu đội ngũ công chức
TAND các cấp còn thiếu. Điều kiện
cơ sở vật chất, trang thiết bị, phương
tiện làm việc ở nhiều đơn vị, đặc
biệt là cấp huyện còn khó khăn. Một
số công chức tòa án chưa chấp hành
nghiêm kỷ luật công vụ dẫn đến bị
xử lý kỷ luật…
Ông Tuệ lý giải rằng dịch bệnh diễn
biến phức tạp, gây khó khăn cho tòa
khi thực hiện nhiệmvụ. Mỗi năm trung
bình thụ lý hơn 600.000 vụ việc, trong
khi số lượng biên chế chưa đủ để đáp
ứng yêu cầu nhiệm vụ. Ngoài ra, cơ sở
vật chất, trang thiết bị làm việc chưa
đáp ứng được yêu cầu; chế độ, chính
sách đãi ngộ chưa tương xứng...
Để nâng cao hiệu quả hoạt động,
TAND Tối cao đề ra sáu nhóm giải
pháp cần tập trung thực hiện trong
thời gian tới.
Cụ thể gồm các nhóm giải pháp
về lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành các
tòa; xây dựng, hoàn thiện thể chế; tổ
chức, cán bộ; tăng cường công khai,
minh bạch và sự giám sát của nhân
dân đối với tòa; đẩy mạnh ứng dụng
công nghệ thông tin vào hoạt động
của tòa; phối hợp chặt chẽ với các
cơ quan tiến hành tố tụng, tổ chức có
liên quan trong quá trình thực hiện
các mặt công tác của tòa.•