3
Tiêu điểm
Thời sự -
ThứHai 10-1-2022
Chuyển mạnh
sang xuất khẩu
chính ngạch
BộNN&PTNT,BộCôngThương
xâydựngchươngtrình,kếhoạch
tổng thể từ khâuquy hoạch, kế
hoạch sản xuất, tuân thủ tiêu
chuẩn, quy chuẩn chất lượng,
mẫu mã, truy xuất nguồn gốc;
nâng cao năng lực, chất lượng
dịchvụ logistics; xácđịnh rõcác
thị trường tiêu thụ để bảo đảm
hànghóanôngnghiệpđápứng
đủ điều kiện, tiêu chuẩn xuất
khẩu chính ngạch.
Phải làm bài bản, căn cơ
để chuyển từ xuất khẩu tiểu
ngạch là chủ yếu sang xuất
khẩu chính ngạch.
Phó Thủ tướng
LÊ VĂN THÀNH
chỉ đạo tại cuộc họp trực tuyến
chiều 8-1
toán tiểungạch
thức vận chuyển, giảmdần sự
phụ thuộc vào thị trường TQ
cũng như sự phụ thuộc vào
hình thức xuất khẩu tiểungạch.
Các giải pháp quan trọng
nhất bao gồm: Giảm sản xuất
tự phát, tăng sản xuất theo tín
hiệu thị trường và theo đơn
đặt hàng; nâng cao và kiểm
soát chặt chẽ chất lượng nông
sản, thủy sản, đáp ứng sự trông
đợi của người tiêu dùng trong
nước và ngoài nước. Các
bộ, ngành, địa phương cần
phổ biến và hướng dẫn các
hộ dân về phương thức sản
xuất, nuôi trồng, đóng gói,
chế biến... để đáp ứng tiêu
chuẩn của từng nước, từng
khu vực nhập khẩu. Đồng
thời đẩy mạnh việc đăng ký
vùng trồng cũng như công
tác truy xuất nguồn gốc để
tạo điều kiện cho xuất khẩu
chính ngạch và giảm thời gian
thông quan hàng hóa.
UBNDcáctỉnhsảnxuấtnông
sản lớn tìm hiểu, học tập kinh
nghiệmcủacác tỉnhBắcGiang,
HảiDươngvềxâydựngmôhình
kết nối sớm tiêu thụ nông sản
sang TQ để chủ động áp dụng
tại tỉnhmình. Việc này vừa hỗ
trợ tiêu thụ nông sản cho dân
vừa giúp giảm bớt tình trạng
ùn ứ tại các tỉnh biên giới khi
vào vụ thu hoạch, từng bước
nâng cao chất lượng, năng lực
cạnh tranh các sản phẩm của
địa phương.
. Xin cám ơn ông.•
Ông
HOÀNG TRỌNG THỦY
,
chuyên gia nông nghiệp:
Không quy hoạch, nông sản
vẫn còn tình trạng ế thừa
Trong Đại hội Đảng lần
thứ 18 của Trung Quốc
(TQ) có đặt ra các vấn đề
liên quan đến thương mại
và xuất nhập khẩu nông
sản. Phía bạn xác định chất
lượng nông sản nhập khẩu
phải đảm bảo dinh dưỡng,
quyền lợi của người tiêu dùng
TQ. Do đó, các tiêu chuẩn nhập khẩu nông sản
đều được nâng lên với tất cả thị trường trên thế
giới, trong đó có Việt Nam (VN).
TQ cũng xác định tiếp tục chấn hưng nền nông
nghiệp, áp dụng khoa học kỹ thuật để đảm bảo
kinh tế nông nghiệp phát triển, đảm bảo đời
sống nông dân...
Tất cả điều này ảnh hưởng rất lớn đến xuất
khẩu nông sản của VN.
Trước nay, nông sản VN vẫn coi thị trường
TQ là dễ tính, bán qua tiểu ngạch nhưng gần
đây TQ đã hạn chế tối đa nhập khẩu tiểu ngạch,
tiến tới chấm dứt tiểu ngạch vì xuất khẩu chính
ngạch mới đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng nông
sản thực phẩm cho người tiêu dùng, bảo vệ nền
sản xuất nông nghiệp TQ...
Đợt ùn ứ nghiêm trọng với nông sản tại cửa
khẩu biên giới phía Bắc năm 2021 phản ánh vấn
đề cơ bản của nông sản VN. Đó là chất lượng, tổ
chức sản xuất, đàm phán mở cửa thị trường với
TQ và yếu tố nữa là thị trường TQ dễ thay đổi,
hay thay đổi. Chúng ta không thể nói thị trường
TQ khó tính, đó chỉ là sự bao biện về khuyết
điểm của mình. Khi đã chấp nhận luật chơi, anh
muốn bán hàng thì phải tuân thủ.
Thời gian tới, thị trường TQ vẫn là thị trường
chiến lược của nông sản VN nhưng để đáp ứng
được thị trường này, vấn đề chiến lược lâu dài
là chúng ta phải quy hoạch được vùng nguyên
liệu sản xuất. Vùng sản xuất đó ứng với một thị
trường hoặc một cụm thị trường.
Nghĩa là phải có nghiên cứu bài bản về thị
trường TQ xem thị trường này thế nào, thói quen
người tiêu dùng ra sao, sự thay đổi của thói quen
Chín loại trái cây xuất khẩu chính ngạch sang Trung Quốc
Trung Quốc chấn hưng nền nông nghiệp và nâng tiêu chuẩn nông sản nhập khẩu
nênmuốn bán hàng, chúng ta phải tuân thủ.
Muốn tăngđường chínhngạch
phải tuân thủ luật chơi
TheoôngLêVănThiệt, PhóCục
trưởng Cục Bảo vệ thực vật (Bộ
NN&PTNT), trước đây TQ là thị
trường dễ tính nhưng từ ngày
1-1-2019 thì họ yêu cầu phải có
mã số vùng trồng, mã số nhà
đóng gói với các loại quả được
xuất chính ngạch sang TQ. Họ
kiểmsoát chặt chẽhànghóaqua
biên giới, đặc biệt là hình thức
biên mậu, tiểu ngạch.
Hiện nông sảnVNmới có chín
loại trái cây được phép xuất khẩu
chính ngạch sang TQ gồm xoài,
nhãn, chuối, vải, dưa hấu, chôm
chôm,mít, thanh long,măngcụt.
Sảnphẩmthạchđenmớiđượcký
nghị định thưvào tháng12-2020.
Các mặt hàng sầu riêng, khoai
lang đang tiếp tục đàm phán.
Thời gianđàmphánđối với các
sản phẩm kéo dài và chịu sự tác
động của dịch COVID-19 khiến
chuyên gia không thể sang VN
để kiểm tra vùng trồng.
Về quản lý mã số vùng trồng,
tính đến naymới cấp được 1.991
mã số vùng trồng (55,4%) cho
các loại trái cây được xuất khẩu
chính ngạch vào TQ . Đối với các
thị trườngkhó tính, docóchuyên
giakiểmdịchthựcvậtcủaMỹ,Nhật
Bản, HànQuốc... ở tạiVNnênmọi
vi phạmxảy rađềuđược chúng ta
xử lý triệt để. Hàng hóa nông sản
của chúng ta xuất khẩu sang các
thị trường khó tính rất ít vi phạm.
Riêng thị trường TQ thì vi
phạm quy định rất nhiều, như
vi phạm quy định về kiểm dịch
thực vật ở phía TQ, vi phạm về
dư lượng thuốc bảo vệ thực vật
và vi phạm hồ sơ kèm theo lô
hàng.Thậmchí còn có tình trạng
mạo danhmã số vùng trồng, sử
dụng khôngđúngmã sốđể xuất
khẩu làm ảnh hưởng đến uy tín
của hàng VN.
này trong một vài năm tới ra sao. Từ đó có kế
hoạch về đầu tư, công nghệ chế biến. Với các
thị trường khác cũng tương tự như vậy.
Nếu không quy hoạch được, nông sản vẫn còn
tình trạng ế thừa và khi thị trường có sự thay đổi
thì chúng ta không trở tay kịp.
Ông
ĐẶNG PHÚC NGUYÊN
,
Tổng thư ký Hiệp hội Rau quả VN:
Cần chủ động siết chặt
xuất khẩu tiểu ngạch
Để tránh tình trạng năm
nào cũng xảy ra ùn ứ nông
sản trên cửa khẩu thì VN
cần chủ động kiểm soát
chặt chẽ hàng hóa xuất khẩu
tiểu ngạch. Nếu không làm
thì không giải quyết được
bài toán này vì chỉ kêu gọi,
doanh nghiệp vì cái lợi trước
mắt sẽ không nghe theo.
Thanh long cũng nằm trong danh mục nông
sản được xuất chính ngạch sang TQ nhưng doanh
nghiệp cứ xuất tiểu ngạch. Vì sao? Vì phụ thuộc
vào đối tác mua hàng bên TQ và đa số đối tác
mua hàng bên TQ đều muốn nhận hàng theo
hình thức tiểu ngạch để họ được hưởng chính
sách ưu đãi, giảm thuế của nước họ.
Ông
NGUYỄN KHẮC HUY
,
Giám đốc Công ty Hoàng Phát Fruit:
Không phải cứ đụng chuyện
là kêu đàm phán, giải cứu
Cây ăn trái nói chung và thanh long nói riêng,
khoảngmột nămtrước phíaTQđã cảnh báoVNnên
xuất khẩu bằng đường chính ngạch. Trong khoảng
bốn tháng trở lại đây, tần suất cảnh báo càng nhiều
hơn. Tuy nhiên, các doanh nghiệp VN bỏ qua, vẫn
xuất khẩu tiểu ngạch.
Trongbốicảnhùnứnôngsảntạicửakhẩuhiệnnay,
TQ vẫn nhập khẩu hàng nông sản qua đường chính
ngạchbình thườngnếukhôngcóvấnđềvềdịchbệnh.
Không chỉ vấn đề dịch COVID-19, tới đây, khi
TQ kiểm soát dư lượng thuốc bảo vệ thực vật với
nông sản VN thì rất gay go.
Chúng ta nằm ngay cạnh thị trường đông dân
nhất thế giới, giàu có và nông sản VN muốn xuất
khẩu sang đây phải đáp ứng yêu cầu thị trường này
đặt ra chứ không phải đáp ứng nhu cầu của mình.
Như việc xuất khẩu sang Nhật Bản, Hàn Quốc,
chúng ta cũng phải đáp ứng yêu cầu của các thị
trường này, phải đàm phán mới được xuất khẩu
vào. Không phải khi đụng chuyện là kêu các bộ,
ngành đàm phán, giải cứu.
TQ là thị trường xuất khẩu rất lớn của VN nên
doanh nghiệp cần tập trung khai thác tốt hơn. Hiện
tổng sản lượng nông sản củaVNxuất vào thị trường
Nhật Bản, Hàn Quốc của tất cả doanh nghiệp cộng
lại cũng chỉ bằng hai ngày xuất vào thị trường TQ.
Nhiều xe chởmít không xuất khẩu được sang TrungQuốc phải quay về xả hàng, bán rẻ trong nội địa.
Ảnh: PHI HÙNG