2
Thời sự -
ThứHai 10-1-2022
DN xuất khẩu tiểu
ngạch vì chất lượng,
bao gói... nhiều khi
không đảm bảo điều
kiện để xuất khẩu
chính ngạch sang
TQ và các thị trường
khác.
Nôngsảnách tắc:Cấpbáchgiải bài
Cần tính toán gói giải pháp tổng
thể để tăng xuất khẩu nông sản
theo diện chính ngạch, tránh
ùn tắc tại các cửa khẩu phía Bắc.
ANHIỀN
“T
heo thống kê, trong
số hàng hóa đang
ùn tắc tại biên giới
phía Bắc thì hàng xuất theo
đường tiểu ngạch lớn hơn
nhiều so với chính ngạch qua
cửa khẩu” - ông Trần Quốc
Toản, Phó Cục trưởng Cục
Xuất nhập khẩu (Bộ Công
Thương), thông tin với
Pháp
Luật TP.HCM
khi đề cập việc
ách tắc xuất khẩu nông sản
sang Trung Quốc (TQ) trên
các cửa khẩu biên giới phía
Bắc thời gian qua.
Ùn tắc ở cửa khẩu
giảm nhưng vẫn
căng thẳng
.
Phóng viên
:
Tình hình các
xe nông sản ùn ứ tại các cửa
khẩu biên giới đến thời điểm
này như thế nào, thưa ông?
+ Ông
Trần Quốc Toản
:
Đến ngày 7-1-2022, lượng xe
tồn ở các cửa khẩu trên địa bàn
các tỉnh
biên giới
phía Bắc
là 3.609
xe, giảm
2.150 xe
s o v ớ i
thời điểm
ngày 25-
12-2021. Hiện Lạng Sơn còn
tồn 2.015 xe, Quảng Ninh
1.260 xe...
Một số cửa khẩu trên tuyến
biêngiới phíaBắcđãhoạt động
trở lại, đến nay có 10/76 cửa
khẩu, lối mở đã hoạt động.
. Tình trạng ùn tắc hàng
hóa này sẽ kéo dài đến khi
nào, thưa ông?
+ Ùn tắc như hiện nay chủ
yếu và trực tiếp là do TQ kiên
trì chính sách “zero COVID”.
Phía bạn áp dụng các biện
pháp mạnh chưa từng có để
phòng chống dịch bệnh, nhất
là vào thời điểm từ nay đến
tết Nguyên đán Nhâm Dần
2022, thời điểm lao động phía
TQ có thể nghỉ tới 21 ngày
trước tết để kịp hoàn thành
thời gian cách ly.
Giải pháp trước mắt là
các bộ, ngành phối hợp với
UBND các địa phương kêu
gọi, khuyến cáo thương nhân
điều tiết việc đưa hàng lên
biên giới phía Bắc, đặc biệt
là các cửa khẩu đang ùn tắc.
Nếu xe vẫn tiếp tục lên cửa
khẩu, Bộ GTVT cần nghiên
cứu điều tiết vào chờ tại các
địa phương vì từ nay đến tết
Nguyên đán chỉ có thể xử lý
Tiền Giang thường xuyên liên hệ với Lạng Sơn để tháo gỡ
Ông Đặng Văn Tuấn, Quyền Giám đốc Sở Công Thương tỉnh
Tiền Giang, cho biết những ngày qua, lượng xe chở nông sản,
đặc biệt là mặt hàng trái cây tươi đang ùn ứ tại các cửa khẩu
phía Bắc rất lớn.
Lượng nông sản của Tiền Giang chủ yếu là thanh long, mít
ách tắc khoảng vài ngàn tấn.
SởCôngThương tỉnhTiềnGiang thường xuyên liên hệ với Sở
Công Thương tỉnh Lạng Sơn nắm bắt, cập nhật tình hình xuất
nhập khẩu tại các cửa khẩu để có hướng phối hợp, tháo gỡ kịp
thời.ĐồngthờikhuyếncáocácDNcânnhắc,hạnchếđưaxehàng
xuất khẩu lên các cửa khẩu tỉnh Lạng Sơn trong thời gian này.
TiềnGiangcũngphối hợpxúc tiến thươngmại nói chung, xúc
tiến thương mại trái cây nói riêng; khuyến khích DN giảm xuất
khẩu tiểu ngạch, tăng xuất khẩu chính ngạch để giảm rủi ro.
Về lâu dài, cần tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền
để các DNnắmrõ các hiệp định thươngmại tự do nước ta đã ký
kết và các tiêu chuẩn VietG.A.P, GlobalG.A.P, vùng nguyên liệu
phục vụ chế biến nông, thủy sản... để đáp ứng các thị trường
khó tính cũng như nâng cao sức cạnh tranh nông sản chủ lực
của tỉnh trên thị trường xuất khẩu.
ĐÔNG HÀ
các xe đang tồn tại cửa khẩu.
Trường hợp khách hàng
TQ đã thanh toán tiền hàng
và vẫn đề nghị đưa hàng lên
biên giới, yêu cầu thương
nhân trao đổi với khách hàng
TQ để giao hàng qua các cửa
khẩu chính, cửa khẩu quốc tế
tại các tỉnh khác (như Cao
Bằng) nhằm giảm ùn tắc tại
Lạng Sơn, Quảng Ninh. Hoặc
chuyển sang sử dụng phương
thức vận tải khác như đường
sắt, đường biển mà hiện nay
các doanh nghiệp (DN) xuất
khẩu thủy sản đang làm rất tốt.
UBND các tỉnh biên giới,
đặc biệt là Lạng Sơn vàQuảng
Ninh chỉ đạo các cơ quan
chức năng tại địa phương
thực hiện nghiêm ngặt các
quy định về phòng chống
dịch bởi với lượng tài xế, phụ
xe tập trung quá đông, nguy
cơ phát sinh và lây lan dịch
bệnh là rất lớn.
Nếu để dịch bùng phát thì
số ít cửa khẩu còn mở cũng
đứng trước nguy cơ bị đóng,
thiệt hại có thể còn lớn hơn
nữa, không chỉ với xuất khẩu
mà cả nhập khẩu.
Các tỉnh biên giới phối hợp
với các bộ, ngành trao đổi,
đàm phán với chính quyền
địa phương, cơ quan quản
lý phía TQ về quy trình giao
nhận chặt chẽ, bảo đảm an
toàn. Trên cơ sở đó mở lại
các cửa khẩu quan trọng đang
đóng như Tân Thanh, Móng
Cái, tăng thời gian thông quan
để giúp giải tỏa ùn tắc hàng
hóa trước tết Nguyên đán…
Đã cảnh báo nhưng
vẫn chọn xuất khẩu
tiểu ngạch
. Tình trạng ùn tắc nông sản
ở cửa khẩu biên giới hầu như
năm nào cũng có, giải pháp
nào để hạn chế tình trạng
này, thưa ông?
+TừnhiềunămnayBộCông
Thương luôn cảnh báo và đề
nghị DN chuyển sang chính
ngạch. Khi các sản phẩmxuất
khẩu chính ngạch sang TQ, đi
bằng đường sắt, đường biển
thì hầu như sẽ không phát
sinh câu chuyện ùn tắc.
. Như ông nói, dù đã cảnh
báo nhiều, liên tục nhưng DN
vẫn chọn xuất khẩu qua đường
tiểu ngạch, lý do vì sao?
+ Có nhiều lý do DN chọn
xuất khẩu tiểu ngạch như: Sản
xuất chưa bám sát tín hiệu,
nhu cầu thị trường; chất lượng,
bao gói sản phẩm nhiều khi
không đảm bảo điều kiện
để xuất khẩu chính ngạch
(đăng ký vùng trồng; truy
xuất nguồn gốc, bao bì đóng
gói, kiểm dịch...) nên nhiều
sản phẩm chỉ xuất khẩu được
sang TQ theo hình thức tiểu
ngạch. Các sản phẩm cũng
không tiêu thụ được ở các
thị trường khác dù rất nhiều
hiệp định thương mại tự do
(FTA) đã được ký.
Việc không đủ điều kiện để
xuất chính ngạch cũng giải
thích vì sao các hình thức
vận chuyển khác như đường
biển, đường sắt rất thuận lợi
nhưng rất ít thương nhânViệt
Nam tận dụng.
Việt Nam đã ký FTA với
TQ. Công tác đàm phán về
thuế nhập khẩu đã hoàn tất,
rất nhiều nông sản đã được
hưởng thuế nhập khẩu 0%
khi xuất vào TQ. Tuy nhiên,
đàm phán về quản lý chất
lượng hàng hóa còn chậm
nên chủ yếu chỉ có thể xuất
khẩu vào TQ theo hình thức
trao đổi cư dân.
Điều này dẫn đến phụ thuộc
gần như 100% vào các cửa
khẩu phụ, lối mở, tức là những
điểm thông quan thường bị
đóng đầu tiên khi dịch bệnh
xảy ra. Tỉ lệ phải qua kiểm
tra hàng trái cây Việt Nam
cao dẫn đến thời gian thông
quan kéo dài, gia tăng ách
tắc, nhất là khi vào chính vụ
thu hoạch.
Kiên quyết đưa
xuất khẩu tiểu ngạch
về đúng bản chất
. Làm sao để DN chuyển
đổi, chuyển mạnh sang xuất
khẩu chính ngạch, giảm dần
phụ thuộc vào tiểu ngạch,
thưa ông?
+ Để hỗ trợ thương nhân
chuyển nhanh, chuyển mạnh
hoạt động xuất khẩu sang TQ
và sang các thị trường khác
theo hình thức chính ngạch,
Bộ Công Thương sẽ chủ trì,
phối hợp với Bộ NN&PTNT,
Bộ Tài chính xây dựng Cẩm
nang xuất khẩu chính ngạch
để hỗ trợ thương nhân, trong
đó lưu ý việc tận dụng các
phương thức vận tải khác
như đường biển, đường sắt.
Bộcũngchủ trì, phối hợpvới
Bộ Tài chính, Bộ NN&PTNT
rà soát lại hình thức trao đổi cư
dân biên giới để đề xuất xây
dựng chính sách nhằm kiểm
soát chặt chẽ hơn. Kiên quyết
đưa hình thức trao đổi cư dân
về đúng với bản chất của trao
đổi cư dân, từng bước hướng
các thương nhân chuyển sang
hoạt động chính ngạch, mua
bán theo hợp đồng.
Bộ NN&PTNT cần tích
cực đẩy nhanh tiến độ đàm
phán về quản lý chất lượng
để tăng thêm số lượng trái
cây được chính thức xuất
khẩu vào TQ cũng như các
thị trường khác. Đẩy nhanh
đàm phán các nghị định thư
cần thiết với TQ để giảm tỉ
lệ phải qua kiểm tra đối với
nông sản Việt Nam khi xuất
khẩu vào TQ.
Cùng với những giải pháp
trên, UBND các tỉnh sản xuất
nông sản lớn cần phối hợp
chặt chẽ với Bộ CôngThương
và Bộ NN&PTNT triển khai
đồng bộ, quyết liệt các giải
pháp để nâng tầm nông sản
Việt. Từ đó đa dạng hóa thị
trường, đa dạng hóa phương
Hàng ngàn container nông sản bị ùn tắc tại các cửa khẩu biên giới phía Bắc. Ảnh: ĐINHTÙNG