8
Đô thị -
ThứHai 10-1-2022
NGUYỄNCHÂU
M
ột trong những điểm
mới của Luật Bảo vệ
môi trường năm 2020
(có hiệu lực từ ngày 1-1-2021)
là quy định việc thu phí rác
thải dựa trên khối lượng hoặc
thể tích thay cho việc tính
bình quân theo hộ gia đình
hoặc đầu người.
Nhiều ý kiến cho rằng cơ
chế quản lý này sẽ góp phần
thúc đẩy người dân phân loại
rác, giảm thiểu rác thải phát
sinh tại nguồn bởi nếu không
thực hiện thì chi phí xử lý
rác thải phải nộp sẽ cao. Tuy
nhiên, một trong những vấn
đề đặt ra là làm thế nào thực
hiện có hiệu quả khi việc kiểm
soát khối lượng và phân loại
rác hoàn toàn không dễ.
Khó cân, đo rác
từng gia đình
Cụ thể, người thu gom rác
và người dân cho rằng muốn
xác định được khối lượng, thể
tích rác để thu phí cần phải cân,
đo rác và cần lực lượng kiểm
tra, giám sát. Tuy nhiên, những
vấn đề này sẽ khó thực hiện
khi người gom rác không thể
mang theo cân để xác định khối
lượng rác và các địa phương
cũng không đủ lực lượng để
thực hiện kiểm tra, giám sát.
Ở góc độ người thu gom
rác, chị Trần Thị Thanh Nga
(quận Tân Phú, TP.HCM) cho
biết: Việc thu tiền rác theo
khối lượng, thể tích là tạo sự
công bằng cho người dân. Tuy
TP Thủ Đức ra quân trồng cây xanh
Sáng 9-1, 34 phường trên địa bàn TP Thủ Đức (TP.HCM)
đồng loạt ra quân trồng cây xanh, tổng vệ sinh môi trường
nơi làm việc và nơi sinh sống, góp phần xây dựng TP xanh,
sạch, đẹp.
Đây là hoạt động mừng Đảng - mừng xuân năm 2022 và
kỷ niệm một năm thành lập TP Thủ Đức. Đồng thời hoạt
động cũng góp phần thực hiện mục tiêu của TP.HCM trồng
mới 1 triệu cây xanh giai đoạn 2021-2025, với thông điệp
“Vì một Việt Nam xanh”.
Việc thu phí rác thải sẽ dựa trên khối lượng hoặc thể tích. Ảnh: NGUYỄNCHÂU
Một trong những
vấn đề đặt ra là làm
thế nào thực hiện có
hiệu quả luật mới
khi việc kiểm soát
khối lượng và phân
loại rác hoàn toàn
không dễ.
Nên thu phí rác thải theo mức sống
từng nơi
Trao đổi với
Pháp Luật TP.HCM,
GS-TS Lê Thanh Hải, Viện
trưởngViện Môi trường và Tài nguyên, nhận định: Việc thu phí
rác cào bằng như hiện nay là dễ thực hiện nhưng không tạo sự
công bằng vì có người xả thải nhiều, có người xả thải ít.Việc thu
gom rác theo khối lượng là phù hợp nhưng lại khó thực hiện.
GS-TS Hải cho biết ở một số nước, mỗi hộ gia đình thường
mang rác đếnmột địa điểmcố định để bỏ, chứ không để trước
cửa như chúng ta. Một trong những giải pháp cho chúng ta
hiện nay là nên định giá thu gom rác khác nhau ở các địa
phương, các khu phố.
“Ví dụ, ở TP.HCM và Hà Nội mức giá thu gom sẽ cao hơn
những địa phương khác, những khu có mức sống cao hơn thì
có mức thu giá rác cao hơn do chúng ta phải trả tiền rác cao
hơn cho nơi chứa rác” - GS-TS Lê Thanh Hải chia sẻ.
Cân, đo rác thu tiền: Cần giải pháp
phù hợp
Người dân cho rằng cơ quan quản lý cần đưa ra giải pháp phù hợp, đồng bộ để triển khai hiệu quả việc thu phí
rác thải dựa trên khối lượng hoặc thể tích.
nhiên, rất khó áp dụng phương
pháp cân ở từng hộ gia đình
vì mất thời gian, công sức
cho cả người dân và người
thu gom rác.
“Phương án cân là không
thể thực hiện được, người dân
sẽ không có thời gian chờ lực
lượng thu gom rác đến rồi cân.
Chúng tôi thấy chính quyền
nên đưa ra cách làm cụ thể để
người thu gom rác và cả người
dân dễ thực hiện nhưng vẫn
đảm bảo tính công bằng là ai
xả nhiều thì tính tiền nhiều
chứ không cào bằng như hiện
nay” - chị Nga chia sẻ.
Chị Phan Thị Thanh Thùy
(ngụ quậnTân Bình, TP.HCM)
chia sẻ: Người nào xả nhiều
thì trả tiền nhiều là một quy
định hợp lý, công bằng. Tuy
nhiên, một trong những vấn
đề mà rất nhiều người dân lo
ngại là khi thực hiện sẽ gặp
nhiều khó khăn do người thu
gom rác rất mất thời gian khi
phải vừa gom vừa cân.
“Chúng tôi cho rằng cần
có một quy định cụ thể để
thực hiện đồng bộ, góp phần
đưa luật vào cuộc sống” - chị
Thùy nói.
Ngoài ra, nhiều người dân
cũng lo ngại việc có thể phát
sinh tình trạng nhà này bỏ rác
sang nhà kia hoặc xả rác bừa
bãi ra công cộng để giảm phí.
Cơ quan quản lý cần đặt ra tất
cả câu hỏi và những vấn đề
phát sinh có thể xảy ra để giải
quyết. Đồng thời cần đưa ra
một giải pháp hợp lý và đồng
bộ, có như thế người dân mới
đồng tình thực hiện.
Thu theo trung bình
hộ gia đình
Ông Đỗ Anh Khang, Phó
Chủ tịch UBND quận Gò
Vấp (TP.HCM), cũng nhận
định: Thu phí rác thải dựa trên
khối lượng, thể tích là hoàn
toàn hợp lý.
Liên quan đến cách triển
khai, ông Khang cho biết theo
quan điểm của quận là không
thể mang cân đến từng nhà để
thực hiện. Do đó, khi xây dựng
đơn giá, quận có đơn vị khảo
sát, tham mưu, từ đó mới ra
giá cho từng hộ gia đình.
Cụ thể, đơn vị thammưu sẽ
tính ra chỉ số bình quân lượng
rác xả ra của một hộ gia đình
để làm cơ sở xây dựng đơn giá
thu gom và vận chuyển rác,
sau đó mới thu của người dân.
“Đối với những hộ kinh
doanh, công ty, xí nghiệp, đơn
vị thu gom phải làm công tác
xác định về khối lượng. Ví dụ,
đơn vị Atrung bình hằng tháng
sẽ xả thải khối lượng là bao
nhiêu, lực lượng chức năng
sẽ ký kết hợp đồng với đơn vị
đó để làm cơ sở thu tiền trên
đơn giá đã ban hành” - ông
Khang nói.
ÔngNguyễnThanhSơn, Phó
Giám đốc Công tyMôi trường
đô thị TP.HCM, đánh giá: Việc
cân, đo lượng rác thải của các
hộ gia đình trướcmắt sẽ có khó
khăn. Tuy nhiên, dần dần khi áp
dụng được vấn đề này sẽ mang
nhiều lợi ích.
“Theo tôi, một trong những
cách để xác định khối lượng rác
là tínhkhối lượng trungbìnhmỗi
hộ gia đình và mỗi khu vực sẽ
có cách tính khác nhau” - ông
Sơn cho hay.
Ông Sơn dẫn ví dụ: Hộ gia
đình ở quận trung tâm có thể
tính bình quân mỗi người thải
ra là 1,3 kg rác/ngày, nếu hộ gia
đình có nămngười thì sẽ thải ra
6,5 kg rác/ngày. Trên cơ sở đó,
người thu gom sẽ tính được chi
phí để thu giá. Đối với những
hộ gia đình phân loại rác tốt sẽ
giảm đi khối lượng rác thải, từ
đó dẫn đến giảm chi phí...•
Ông Nguyễn Kỳ Phùng, Phó Chủ tịch UBND TP Thủ
Đức, cho biết việc trồng cây, trồng rừng có vai trò quan trọng
trong bối cảnh tình trạng ô nhiễm môi trường, biến đổi khí
hậu đang có diễn biến phức tạp.
“TP Thủ Đức luôn xác định trồng cây xanh là việc quan
trọng gắn liền với quá trình phát triển toàn diện của TP. Hệ
thống cây xanh, thảm cỏ sẽ là điểm nhấn tạo cảnh quan xanh
mát, thân thiện với môi trường” - ông Phùng nói.
TỰ SANG
Chưa thể mở rộng quốc lộ 61C
vì thiếu vốn
Bộ GTVT vừa có văn bản trả lời cử tri tỉnh Hậu Giang về
việc cải tạo, nâng cấp quốc lộ 61C (đường nối Vị Thanh - Cần
Thơ) và tuyến đường Nam Sông Hậu.
Theo đó, Bộ GTVT cho hay hiện trạng tuyến đường Nam
Sông Hậu cơ bản đạt quy mô cấp III với hai làn xe. Trong Quy
hoạch mạng lưới đường bộ thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến
năm 2050 đã được phê duyệt, tuyến đường Nam Sông Hậu
đoạn qua tỉnh Hậu Giang có chiều dài khoảng 9 km, có quy
mô quy hoạch cấp III với 2-4 làn xe.
Triển khai quy hoạch được duyệt, Bộ GTVT đã tổng hợp dự
án nâng cấp, mở rộng đoạn từ ngã năm cầu Cần Thơ đến cảng
Cái Cui (thuộc địa bàn TP Cần Thơ) và nâng cấp mặt đường
Lãnh
đạo TP
ThủĐức
thamgia
trồng
cây xanh
nhân
kỷ niệm
một năm
thành
lập TP
ThủĐức.
Ảnh: TP
ThủĐức
tuyến đường Nam Sông Hậu với quy mô cấp IV, cấp III với
hai làn xe, tổng mức đầu tư khoảng 1.853 tỉ đồng.
Hiện Bộ GTVT đã gửi Bộ KH&ĐT để trình Thủ tướng
Chính phủ phê duyệt chủ trương tiếp nhận khoản hỗ trợ ngân
sách có mục tiêu phát triển bền vững ĐBSCL thích ứng với
biến đổi khí hậu. Trong đó, có bố trí khoảng 509 tỉ đồng để giải
phóng mặt bằng cho dự án từ kế hoạch đầu tư công trung hạn
giai đoạn 2021-2025 của Bộ GTVT.
Đối với quốc lộ 61C, Bộ GTVT xác định đây là tuyến đường
bộ có vai trò quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội và
đảm bảo quốc phòng, an ninh của vùng ĐBSCL.
Theo Quy hoạch mạng lưới đường bộ thời kỳ 2021-2030,
tầm nhìn đến năm 2050 đã được phê duyệt, quốc lộ 61C đoạn
đi qua tỉnh Hậu Giang có chiều dài khoảng 37 km, quy mô quy
hoạch cấp III với bốn làn xe. Hiện nay, quốc lộ 61C cơ bản đạt
quy mô cấp III nhưng chỉ hai làn xe.
“Bộ GTVT thống nhất với kiến nghị của cử tri tỉnh Hậu
Giang về việc sớm đầu tư quốc lộ 61C theo quy hoạch đã được
Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Tuy nhiên, do nguồn vốn
ngân sách nhà nước phân bổ cho bộ còn hạn hẹp, việc triển
khai đầu tư quốc lộ 61C theo kiến nghị của cử tri chưa thể thực
hiện được” - Bộ GTVT thông tin thêm. Trước kiến nghị của cử
tri, trong giai đoạn trước mắt, Bộ GTVT giao Tổng cục Đường
bộ Việt Nam rà soát đánh giá, tăng cường duy tu để đảm bảo
nhu cầu đi lại của người dân.
CHÂUANH