011-2022 - page 11

11
Kinh tế -
ThứNăm13-1-2022
Thiệt hại từ vụ bán cổ phiếu của
tỉ phú Trịnh Văn Quyết
PHƯƠNGMINH
T
heoỦy ban Chứng khoán
Nhà nước (UBCKNN),
các hành vi vi phạm về
nghĩa vụ công bố thông tin
chiếm số lượng nhiều nhất
trên thị trường chứng khoán
(TTCK). Đặc biệt, việc bán
cổ phiếu với số lượng lớn
mà không công bố thông tin
gây thiệt hại không chỉ đến
lợi ích của cổ đông mà còn
cả những nhà đầu tư, doanh
nghiệp làm ăn chân chính.
Vào cuộc quyết liệt
Chỉ sau đúng một ngày
phát hiện ra vụ việc ông
Trịnh Văn Quyết, Chủ tịch
HĐQT Công ty cổ phần Tập
đoàn FLC, giao dịch bán 74,8
triệu cổ phiếu FLC nhưng
không báo cáo, không công
bố thông tin trước khi thực
hiện giao dịch, các cơ quan
quản lý nhà nước rất nhanh
chóng vào cuộc.
Theo đó, UBCKNNđã thực
hiện biện pháp áp dụng phong
tỏa các tài khoản chứng khoán
đứng tên ôngTrịnhVănQuyết
từ ngày 11-1 cho đến khi có
quyết định thay thế.
Sở Giao dịch chứng khoán
TP.HCM(HOSE)cũngraquyết
định hủy việc bán 74,8 triệu
cổ phiếu FLC do ông Trịnh
Văn Quyết thực hiện ngày
10-1. Tuy vậy, việc hủy bỏ
chỉ liên quan đến giao dịch
bán gần 75 triệu cổ phiếu
của ông Quyết, còn các giao
dịch khác liên quan tới mã
FLC trong phiên 10-1 vẫn
giữ nguyên.
Như vậy với các quyết định
trên, các giao dịch trước đó của
ôngQuyết sẽ không được thực
hiện, nghĩa là tiền sẽ không
về tài khoản ông Quyết và
chứng khoán ông Quyết bán
sẽ không về tài khoản người
mua. Đồng thời, ông Quyết
sẽ không thể thực hiện các
lệnh mua bán chứng khoán
cho đến khi có quyết định
mới của UBCKNN.
Thực tế, do TTCK Việt
Nam áp dụng công thức T+2,
có nghĩa là giao dịch chứng
khoán ngày T nhưng đến hai
ngày sau tiền hoặc cổ phiếu
mới về tài khoản. UBCKNN
đã thực hiện lệnh phong tỏa
ngày 11-1, một ngày sau khi
ông Quyết thực hiện bán cổ
phiếu nên cả cổ phiếu và tiền
đều chưa chuyển về tài khoản
các bên.
Chưa thể khắc phục
triệt để thiệt hại
Những giải pháp trên đây
nhằm làm giảm thiệt hại cho
nhà đầu tư và góp phần làm
minh bạch TTCK. Theo luật
sư Minh Đức (Đoàn Luật sư
TP.HCM), các cơ quan quản
lý nhà nước đã xử lý vụ việc
rất kịp thời nhằm đem lại
tính minh bạch trên TTCK.
Bởi trên thị trường này, tính
minh bạch đóng vai trò rất
quan trọng.
“Có thể thấy rằngUBCKNN
đã rất quyết liệt xử lý trường
hợp giao dịch không công bố
thông tin như vậy để đảm
bảo rằng TTCK là một sân
chơi bình đẳng, nơi không
ai có lợi thế riêng nào. Nếu
không, giao dịch theo kiểu
này có thể làm xói mòn niềm
tin của công chúng vào thị
trường và cản trở hoạt động
của nó” - ông Hải nói.
Tuy vậy, các giải pháp trên
chưa thể khắc phục triệt để
hết các thiệt hại đối với nhà
đầu tư lẫn thị trường. Ông
Đức phân tích: Các nhà đầu
tư mua cổ phiếu FLC của
ông Quyết bán ra ngày 10-1
đang hưởng lợi lớn. Vì giá
giao dịch cổ phiếu ngày 10-1
là 21.150 đồng. Nhưng đến
ngày 12-1, giá giao dịch chỉ
còn 18.550 đồng. Có nghĩa
là nếu cơ quan quản lý nhà
nước không hủy giao dịch
thì nhà đầu tư sẽ bị lỗ hơn
11% giá trị.
Tuy nhiên, các nhà đầu tư
khác giao dịch cổ phiếu FLC
trong ngày 10-1 mà chưa bán
ra ngay thời điểm đó sẽ bị
thiệt hại nặng vì đã mua vào
giá cao nhưng hiện giá đang
lao dốc. Ngoài ra, các công
ty chứng khoán cũng mất đi
khoản phí dịch vụ từ việc giao
dịch 74,8 triệu cổ phiếu FLC
do ông Quyết thực hiện.
Khôngchỉ vậy, sựảnhhưởng
của việc giao dịch cổ phiếu
FLC ngày 10-1 vẫn còn tác
động tiêu cực đến các ngày
sau. Ví dụ trong ngày 12-1,
cổ phiếu FLC đã bị bán gần
như hết biên độ cho phép
trên TTCK khi giảm 6,78%
giá trị, tương đương 1.350
đồng/cổ phiếu. Như vậy với
hơn 709 triệu cổ phiếu đang
lưu hành, cổ phiếu FLC đã
mất gần 1.000 tỉ đồng giá
trị vốn hóa trong phiên sáng
nay. Nếu tính chung từ ngày
10 đến 12-1, cổ phiếu FLC
đã mất đến 4.000 đồng, đồng
nghĩa mất đến 2.900 tỉ đồng
giá trị vốn hóa.
“Ông Quyết sẽ bị xử phạt
theo quyết định của cơ quan
quản lý nhà nước nhưng các
nhà đầu tư giao dịch cổ phiếu
FLC rõ ràng đã bị mất không
ít tiền. Những phiên giao dịch
tiếp theo, các nhà đầu tư có
khả năng tiếp tục lỗ nếu cổ
Quy định của Bộ luật Hình sự
Từ 1-1-2018, Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung
vào năm 2017) có hiệu lực với bốn tội danh trong lĩnh
vực chứng khoán. Trong đó, tội cố ý công bố thông tin
sai lệch hoặc che giấu thông tin trong hoạt động chứng
khoán thì hình thức xử phạt bao gồm phạt tiền (đến 2
tỉ đồng), cải tạo không giam giữ hoặc tù với thời hạn
lên đến năm năm, tùy vào mức độ gây thiệt hại, số tiền
thu lợi bất chính hoặc tái phạm. Ngoài ra, có thể bị cấm
đảmnhiệmchức vụ, cấmhành nghề hoặc làmcông việc
nhất định 1-5 năm.
TRÀ PHƯƠNG
Nhà đầu tư được hoàn tiền
Ngày 12-1, một số công ty chứng khoán thông báođã
bắt đầu thực hiện hủy kết quả khớp lệnh mua đối ứng
cổ phiếu FLC trên tài khoản và hoàn trả tiền cho nhà đầu
tư.Việc hoàn trả tiền được thực hiện theoThôngbáo 436
của Trung tâm Lưu ký chứng khoán VN về điều chỉnh
thông tin thanh toángiaodịchđối với mã FLCngày 10-1.
Một sốnhà đầu tư chứng khoán cũng chohayđã nhận
được tin nhắn thông báo hoàn trả tiền từ đợt mua cổ
phiếu FLC ngày 10-1.
Việc phong tỏa tài
khoản và hủy giao
dịch để trả tiền cho
nhà đầu tư là giải
pháp đúng, kịp thời
để bảo vệ nhà đầu tư.
Nhiều tổ chức tài chính nước ngoài vừa đưa ra dự báo
khá lạc quan về triển vọng kinh tế Việt Nam (VN). Cụ
thể, Ngân hàng Standard Chartered nhận định nền kinh tế
VN sẽ phục hồi mạnh mẽ trong năm 2022 với tốc độ tăng
trưởng GDP đạt 6,7% và khoảng 7% vào năm 2023.
Ngân hàng HSBC cũng nhận định sau hai năm tăng
trưởng chậm lại, VN sẽ tăng tốc tăng trưởng lên 6,5%
trong năm 2022. Chính phủ cũng đã đặt mục tiêu GDP
năm 2022 tăng 6,5%-7%, tương đương với tốc độ tăng
trưởng trước đại dịch.
“Khép lại năm 2021, VN phục hồi vững vàng sau giai
đoạn chạm đáy và tin rằng VN sẽ sớm lấy lại đà tăng
trưởng vững vàng trên mọi mặt. Nhu cầu trong nước
nhiều khả năng sẽ phục hồi thêm khi các biện pháp hạn
chế hiện tại dần được gỡ bỏ và thị trường lao động phục
hồi” - Ngân hàng HSBC đánh giá.
Tuy vậy, các tổ chức này cũng cho rằng trở ngại lớn
nhất cần lưu ý chính là dịch COVID-19 vẫn đang diễn ra
khá phức tạp. Bên cạnh đó, lạm phát có thể trở thành một
mối quan ngại đối với VN trong năm 2022 nhưng mức độ
trong tầm kiểm soát.
PM
phiếuFLClại bị xảhàngmạnh,
không có lực mua vào để đỡ
giá” - ông Đức nói.
Mạnh tay xử lý để
lành mạnh thị trường
Bà Tạ Thanh Bình, Vụ
trưởngVụPhát triển thị trường
thuộc UBCKNN, cho biết
trong Luật Chứng khoán đã
đưa ra nhiều quy định nhằm
nâng cao tính minh bạch của
doanh nghiệp niêm yết. Điều
đặc biệt quan trọng tại luật
này là đã trao cho UBCKNN
thêm nhiều công cụ để hỗ
trợ trong quá trình xử lý các
hành vi vi phạm như không
công bố thông tin trước khi
giao dịch.
Chính vì vậy, riêng trong
năm 2021, UBCKNN đã ban
hành 471 quyết định xử phạt
hành chính. Trong đó, các
hành vi vi phạm về nghĩa vụ
công bố thông tin có số lượng
nhiều nhất trên thị trường.
Ngoài ra, trong thời gian gần
đây xuất hiện các hành vi vi
phạm có dấu hiệu thao túng
chứng khoán, giao dịch bất
thường của một số loại cổ
phiếu nên UBCKNN đã phối
hợp với Bộ Công an xử lý.
“Chúng tôi cũng đang kết
hợp chặt chẽ với Ngân hàng
Nhà nước để nâng cao chất
lượng phát hiện các vi phạm
trên TTCK. Trong năm 2022,
chúng tôi sẽ chú trọng vào
việc phát triển bền vững của
TTCK, tăng cường kỷ cương
kỷ luật trên thị trường thông
qua việc xử lý các vi phạm
một cách nghiêm khắc và
triệt để. Từ đó tạo ra một thị
trường vừa trật tự vừa minh
bạch và công bằng cho tất cả
nhà đầu tư” - bà Bình nhấn
mạnh.
Ông Nguyễn Đức Chi,
Thứ trưởng Bộ Tài chính,
cũng cho biết với những vấn
đề phát sinh, khó khăn trên
TTCK, cơ quan quản lý nhà
nước sẽ chủ động có các giải
pháp xử lý để trong bất kỳ
điều kiện nào thị trường vẫn
được vận hành liên tục và an
toàn. “Đồng thời, chúng tôi
sẽ tiếp tục tăng cường giám
sát và thực hiện nghiêmminh
trên thị trường” - ông Chi
nhấn mạnh.•
Cơ quan quản lý đã xử lý kịp thời hành vi bán cổ phiếu không công bố thông tin của tỉ phú Trịnh VănQuyết
để tăng tínhminh bạch thị trường chứng khoán.
Nhà đầu tư mong muốn cơ quan chức năng xử lý nghiêm các hành vi vi phạm để thị trường chứng
khoán ngày càngminh bạch. Ảnh: PM
Tăng trưởng GDP của Việt Nam sẽ phục hồi mạnh năm 2022
1...,2,3,4,5,6,7,8,9,10 12,13,14,15,16
Powered by FlippingBook