011-2022 - page 6

6
Pháp luật
&
cuộc sống -
ThứNăm13-1-2022
Trình bày tham luận, TS Đoàn
Thị Phương Diệp, Trưởng Phòng
thanh tra - pháp chế Trường ĐH
Kinh tế - Luật TP.HCM, cho rằng
một trong những điểm mới của Bộ
luật Lao động (BLLĐ) 2019 là quy
định tại khoản 1 Điều 13. Cụ thể,
trường hợp hai bên thỏa thuận bằng
tên gọi khác nhưng có nội dung thể
hiện về việc làm có trả công, tiền
lương và sự quản lý, điều hành, giám
sát của một bên thì được coi là hợp
đồng lao động (HĐLĐ).
Theo bà Diệp, thực tế có rất nhiều
người sử dụng lao động (NSDLĐ)
sẽ “né” việc ký kết HĐLĐ với
người lao động (NLĐ) để tiết kiệm
rất nhiều chi phí cho NSDLĐ như
không phải đóng BHXH, bảo hiểm
thất nghiệp, quản lý nhân sự…Điều
này ảnh hưởng nghiêm trọng đến
quyền lợi chính đáng củaNLĐ. Nguy
hiểm hơn, nó còn gây mất an sinh
xã hội, tăng gánh nặng ngân sách…
Tuy nhiên, với quy định mới tại
khoản 1 Điều 13 BLLĐ 2019, dù
không ký kết HĐLĐ mà chỉ thỏa
thuận bằng các hình thức khác, nếu
có tranh chấp xảy ra, tòa án hoàn
toàn có thể xem xét, quyết định thỏa
thuậnđó chính làHĐLĐnếuđảmbảo
các yếu tố về HĐLĐ theo luật định.
Tại hội thảo, nhóm tác giả là ThS
Đặng Thái Bình và ThS Lê Ngọc
Anh (Trường ĐH Luật TP.HCM)
cho rằng bản chất của HĐLĐ và
các hợp đồng dân sự có nhiều điểm
tương đồng nên thực tế vẫn xảy
ra trường hợp các bên không thỏa
thuận rõ ràng hợp đồng của mình
thuộc sự điều chỉnh của quan hệ nào
hoặc cố ý vi phạm, “lách luật” để
đạt những lợi ích nhất định.
Theonhómtácgiả trên,BLLĐ2019
đãcónhữngquyđịnhmớicơbảnnhằm
giúp phân định hai loại quan hệ này.
Dù vậy, vẫn cần phải có những quy
định cụ thể hơn nữa để giúp các bên
màquan trọngnhất làNLĐ- bênđược
xem là yếu thế hơn trong quan hệ lao
động để họ có thể tự bảo vệ và đòi hỏi
quyền lợi chínhđáng chomìnhnếu có
tranh chấp xảy ra.
TS - luật sư Nguyễn Bình An
(Trường ĐH Bình Dương) cho biết
nếu như trước đây, hai bên trong
quan hệ lao động bắt buộc phải giao
kết văn bản có tên là HĐLĐ thì nay
MINHCHUNG
S
áng 12-1, Trường ĐH Luật
TP.HCM tổ chức hội thảo khoa
học “Một số vấn đề pháp lý về
hợp đồng có yếu tố lao động trong
các quan hệ dân sự, thương mại”.
Phát biểu khai mạc, PGS-TS Trần
Hoàng Hải, Quyền Hiệu trưởng nhà
trường, nhấn mạnh việc nhận diện
các vấn đề pháp lý trong hợp đồng
có yếu tố lao động hiện nay là rất
cần thiết, cả khía cạnh lý luận và
thực tiễn.
PGS-TS TrầnHoàngHải phát biểu tại hội thảo.
Xử sao khi
doanh nghiệp
“né” ký hợp
đồng laođộng?
Dù người sử dụng lao động chỉ thỏa thuận
chứ không ký hợp đồng lao động, tòa án
vẫn có thể xemxét thỏa thuận đó là
hợp đồng lao động.
với quy định tại khoản 1 Điều 13
BLLĐ 2019, dù là loại hợp đồng
nào nhưng thỏa mãn đủ ba điều
kiện sau thì được xem là HĐLĐ.
Cụ thể là: Thỏa thuận về việc làm
giữa NSDLĐ và NLĐ; thể hiện nội
dung trả công, trả lương cho việc
làm; thể hiện sự quản lý, điều hành,
giám sát của một bên.
Thẩm phán Châu KimAnh, Phó
Chánh Tòa Dân sựTANDTP.HCM,
cho biết thực tiễn xét xử, việc xác
định tranh chấp đó là dân sự hay lao
động trong một số vụ án cụ thể cũng
có những “băn khoăn” nhất định.
Nếu các tranh chấp liên quan đến
vấn đề lao động mà BLLĐ không
quy định thì có thể áp dụng quy định
của Bộ luật Dân sự, chẳng hạn như
việc bồi thường thiệt hại…•
Khoảng tháng 6-2021, TAND TP.HCM xử phúc thẩm
vụ tranh chấp về tiền lương và đơn phương chấm dứt
HĐLĐ giữa nguyên đơn là ông NPH với Công ty TNHH
B (quận 1).
Giữa tháng 7-2018, công ty nhận ông H vào làmviệc,
thỏa thuận lương là 15 triệu đồng/tháng nhưng không
kýHĐLĐ. Ngày 18-4-2019, công tynhắn tinchoôngnghỉ
việc. Ông H khởi kiện, yêu cầu bồi thường.
Xử sơ thẩm,TANDquận 1 chỉ chấp nhận yêu cầu khởi
kiện đòi công ty trả hai ngày lương làmviệc còn nợ là 1
triệuđồngvàbáchết các yêucầukhác. ÔngHkhángcáo.
HĐXXphúc thẩmcho rằngdù không kýHĐLĐnhưng
các bên đã thừa nhận về công việc và đã làm việc thực
tế liên tục chín tháng nên HĐLĐ của ông được xác định
thời hạn là 12 tháng. Việc công ty đơn phương cho ông
H nghỉ việc là không đúng.
Dođó, công ty phải bồi thường choôngHvề việc đơn
phương chấm dứt hợp đồng trái pháp luật hai tháng
lương là 30 triệu đồng. Đồng thời, các bên thừa nhận
việc phía công ty nhắn tin cho ông H nghỉ việc nhưng
không báo trước 30 ngày. Ông H yêu cầu bồi thường
khoản tiền tươngứngvới tiền lươngdo khôngđược báo
trước 30 ngày là 15 triệu đồng là có cơ sở chấp nhận.
Từ đó, HĐXX sửa án sơ thẩm, chấp nhận yêu cầu khởi
kiện, buộc bị đơn phải thanh toán cho ông H số tiền từ
1 triệu đồng lên 46 triệu đồng.
Người lao động thắng kiện dù chưa được ký hợp đồng
Trường hợp hai bên thỏa
thuận bằng tên gọi khác
nhưng có nội dung thể
hiện về việc làm có trả
công, tiền lương và sự
quản lý, điều hành, giám
sát của một bên thì được
coi là HĐLĐ.
Tuyênán5bị cáo vụđốt nhàđội trưởng cảnhsát hìnhsự
Ngày 12-1, sau một ngày xét xử, TAND quận Thốt Nốt,
TP Cần Thơ đã tuyên án nhóm năm bị cáo trong vụ đốt
nhà đội trưởng cảnh sát hình sự quận Thốt Nốt.
HĐXX tuyên phạt bị cáo Trần Công Xuân (53 tuổi) ba
năm sáu tháng tù, Hồ Thanh Hải (34 tuổi) ba năm chín
tháng tù, Nguyễn Quốc Tài Nguyên (22 tuổi) bốn năm ba
tháng tù cùng về tội hủy hoại tài sản.
Cộng thêm bản án bốn năm ba tháng tù về tội cố ý gây
thương tích trước đó, tổng hợp hình phạt chung bị cáo
Nguyên phải chấp hành là tám năm sáu tháng tù.
Ngoài ra, tòa còn tuyên phạt bị cáo Trịnh Thanh Tú (31
tuổi) chín tháng tù về tội che giấu tội phạm và Nguyễn
Minh Tới (40 tuổi, cùng ở quận Thốt Nốt) sáu tháng tù về
tội không tố giác tội phạm.
Theo cáo trạng, ngày 26-6-2020, do có mâu thuẫn nên
Nguyên dùng ly bia đánh vào mặt anh LTL gây thương
tích. Nguyên nhờ vợ của Xuân đi thương lượng và bồi
thường cho bị hại 10 triệu đồng. Bị hại hứa làm đơn bãi
nại và không yêu cầu xử lý hình sự Nguyên.
Do kết quả giám định thương tích anh T lên đến 27%
nên Công an quận Thốt Nốt đã khởi tố bị can và cấm đi
khỏi nơi cư trú đối với Nguyên. Vụ án được giao cho Đội
CSĐT tội phạm về trật tự xã hội do Thiếu tá Hồ Đình
Huyên (đội trưởng) thụ lý.
Sau khi nhận kết luận điều tra, Nguyên về nói cho Xuân
nghe. Xuân nói “Vụ của mày là do thằng Huyên hại, muốn
đâm hay đốt nhà nó là tùy mày”. Trong lúc ăn cơm, Xuân
tiếp tục nhắc lại câu nói này với Nguyên. Lúc này, Hải,
Tới, Tú cũng có mặt. Xuân còn kêu Tú đi hành động cùng
Nguyên nhưng Tú không đồng ý tham gia. Nghe Xuân nhiều
lần tác động, xúi giục, Nguyên đã quyết định thực hiện.
Rạng sáng 30-9-2020, Nguyên mua xăng rồi cùng Hải
điều khiển xe đến đốt nhà ông Huyên. Lửa bùng lên, rất
may ông Huyên cùng người thân chạy ra ngoài kịp thời.
Sau khi gây án, Hải về nói lại cho Xuân hay. Sợ bị công
an phát hiện, Nguyên gặp Hải bàn đi gặp Tú để bàn việc
đem xe đi đục, xóa số khung, số máy, tháo biển số và tìm
chỗ cất xe giùm.
Cáo trạng cáo buộc Nguyên và Hải là người trực tiếp sử
dụng xăng đốt nhà ông Huyên, hủy hoại một phần căn nhà
có giá trị hơn 24 triệu đồng.
Tòa nhận định qua điều tra, tài liệu có trong hồ sơ vụ án
cũng như tại phiên tòa, các bị cáo Nguyên, Hải, Tú và Tới
đều đã thừa nhận hành vi phạm tội và phù hợp với chứng cứ
khác. Các bị cáo đã ăn năn hối lỗi và xin giảm nhẹ hình phạt.
Xét về tính chất mức độ hành vi, bị cáo Nguyên đã bị
công an khởi tố về tội cố ý gây thương tích nhưng không
biết ăn năn hối lỗi, sau khi nghe Xuân nói thì lại rủ người
khác đi trả thù bằng cách phóng hỏa thể hiện sự côn đồ
nên phải chịu mức hình phạt cao hơn. Còn Hải dù không
có mâu thuẫn gì với bị hại nhưng khi nghe Nguyên rủ đi
phóng hỏa thì cũng tham gia trực tiếp.
Bị cáo Tú dù không hứa hẹn gì nhưng khi biết Nguyên
và Hải đốt nhà thì lại ra sức che giấu, xâm phạm đến hoạt
động tư pháp. Bị cáo Tới biết rõ bị can Xuân kích động,
xúi giục để Nguyên và Hải đốt nhà bị hại nhưng lại không
tố giác, cố tình lẩn tránh cơ quan chức năng.
Bị cáo Xuân không thừa nhận xúi giục Nguyên phóng
hỏa nhưng cũng không nhớ mình có nói lời kích động
hay không. Tuy nhiên, các bị cáo khác đều thừa nhận có
nghe Xuân nói “Vụ của mày là do thằng Huyên hại, muốn
đâm hay đốt nhà nó là tùy mày”. Những câu nói của Xuân
mang tính chất kích động, thúc đẩy Nguyên hành động và
nói nhiều lần.
HẢI DƯƠNG
Haitrongsốnămbịcáotạitòa.Ảnh:HD
1,2,3,4,5 7,8,9,10,11,12,13,14,15,...16
Powered by FlippingBook