042-2022 - page 11

11
Kinh tế -
ThứHai 28-2-2022
Cú sốc thuế hơn 400%với mật ong
Việt Nam
Không gây thiệt hại vô lý
cho người nuôi ong
Mới đây, trả lời câu hỏi của PV đề nghị cho
biết phản ứng của Việt Nam trước việc Bộ
Thương mại Mỹ công bố mức thuế chống
bán phá giá sơ bộ dự kiến lên tới 400% đối
với sản phẩm mật ong của Việt Nam, người
phát ngônBộNgoại giao LêThịThuHằng cho
biết: Việc phía Mỹ áp dụng mức thuế chống
bán phá giá dự kiến như trên đối với mật ong
củaViệt Namsẽ tác động hết sức tiêu cực đối
với ngànhnuôi ong củaViệt NammàMỹ là thị
trường xuất khẩu chính. “Việt Nam sẵn sàng
và thường xuyên traođổi với Mỹ để giải quyết
các vấn đề phát sinh” - bà Hằng nói.
Người phát ngônBộNgoại giaocũng thông
tin hiện Bộ CôngThương, Bộ NN&PTNT đang
tiến hành trao đổi với phíaMỹ ở các cấp khác
nhau để giải quyết vụ việc; đề nghị các biện
pháp của phíaMỹ trong vấn đề này phải trên
cơ sở khách quan, công bằng, theo đúng quy
định củaWTO; không gây thiệt hại vô lý cho
người nuôi ong và DN Việt Nam.
Hơn 200 vụ việc điều tra
phòng vệ thương mại
Theo Cục Phòng vệ thương mại thuộc Bộ
Công Thương, đối với hàng hóa xuất khẩu
của Việt Nam, đến hết năm 2021 đã có 209
vụ việc điều tra phòng vệ thương mại. Đáng
kể, hàng hóa xuất khẩu Việt Nam bị điều tra
áp dụng biện pháp phòng vệ thươngmại rất
đa dạng từ nông sản cho đến thép, nhôm,
giày dép, gạch men…
Ông Nguyễn Văn Sưa, chuyên gia ngành
thép, cho biết thép là ngành hàng xuất khẩu
bị nhiều nước kiện áp thuế chống bán phá
giá, chống lẩn tránh thuế trong những năm
qua. Khi bị kiện, các công ty nên chủ động
phối hợp và chứngminh xuất xứ với cơ quan
điều tra trả lời và cung cấp đầy đủmọi thông
tin, tài liệu, chứng cứ…theo yêu cầu của phía
nước ngoài.
Mặt khác, cácDNcần chuẩnbị nguồnnhân
sựcókiếnthứcvềphòngvệthươngmại,thông
qua cơ quan quản lý, cân nhắc lựa chọn công
ty luật để tư vấn.
QUANGHUY
M
ật ong Việt Nam đón
tin không vui khi Bộ
Thương mại Mỹ đã
công bố mức thuế chống bán
phá giá sơ bộ lên đến hơn
400%, mức thuế cao nhất
đối với một mặt hàng Việt
từ trước đến nay.
Thuế cao đến mức
khó tin
BộThươngmại Mỹ (DOC)
hồi cuối năm2021đã banhành
kết luận sơ bộ vụ việc điều
tra chống bán phá giá đối với
sản phẩm mật ong của Việt
Nam. DOC đã xác định biên
độ phá giá cho sản phẩmmật
ong có xuất xứ từ Việt Nam
410,93%- 413,99%và ápmức
thuế tạm thời tương ứng. Dự
kiến kết luận chính thức và
cuối cùng sẽ được ban hành
vào tháng 4-2022 tới đây.
Ông Lê Thanh Vân, Chủ
tịch Hội Xuất khẩu mật ong
Việt Nam, cho biết Việt Nam
đứng đầu trong danh sách
các nước xuất khẩu mật ong
vào Mỹ. Hiện có khoảng 35
công ty Việt xuất khẩu mật
ong, với kim ngạch hằng năm
đạt khoảng 70-100 triệuUSD.
Đáng chú ý, tổng sản lượng
mật ong cùng nhiều sản phẩm
từ ong khác của cả nước đạt
bình quân gần 60.000 tấn/
năm, trong đó 90% tiêu thụ
qua kênh xuất khẩu và thị
trường Mỹ chiếm đến 95%
thị phần xuất khẩu của mật
ong nước ta.
“Với mức thuế chống bán
phá giá gây sốc và cao đến
mức khó tin như vậy thì khó
có thể xuất khẩu mật ong
vào thị trường Mỹ. Đây là
mức thuế bất hợp lý, vì để
mật ong được xuất khẩu vào
Mỹ thì phải đạt được các tiêu
chuẩn khắt khe từ phía Mỹ,
như phải đạt tiêu chuẩn chất
lượng của Cơ quan quản lý
thực phẩm và dược phẩmMỹ
(FDA)” - ông Vân nói.
Đại diện một công ty xuất
khẩu mật ong cho biết nếu
Mỹ áp dụng mức thuế cuối
cùng cao như trên thì coi
như ngành mật ong mất thị
trường này. Vì mật ong nước
ta không thể cạnh tranh với
các đối thủ khác khi các nước
khác cũng bị kiện bán phá giá
trong đợt này là Brazil, Ấn
Độ, Ukraine,Argentina chỉ bị
áp mức thuế thấp hơn nhiều,
dưới mức thuế đề xuất đưa
ra ban đầu.
“Chúng tôi chỉ còn cáchxuất
sang các thị trường châuÁvới
sản lượng ít hơn chứ không có
cửa sang thị trường Mỹ” - vị
đại diện công ty trên thở dài.
Mức thuế cao không tưởng
trên không chỉ tác động tiêu
cực đến các công ty xuất khẩu
mật ong mà còn là cú sốc lớn
với hàng vạn người nuôi ong
tại Việt Nam. Anh Mai Vinh,
một hộ nuôi ong ở LâmĐồng,
rất bất ngờ khi nghe tin mật
ong bị đánh thuế 400%.
“Công ăn việc làm, thu
nhập và đầu ra sản phẩm sẽ
gặp khó khăn. Mật ong mà
không xuất ra nước ngoài
được thì nông dân không
biết để làm gì vì trong nước
tiêu thụ rất ít” - anh Vinh nói.
Chủ động ứng phó,
nhờ luật sư hỗ trợ
Chủ tịch Hội Nuôi ongViệt
Nam Đinh Quyết Tâm thừa
nhận doanh nghiệp (DN)
ngànhmật ong đa phần là nhỏ,
thậm chí siêu nhỏ nên gần
như bị động và hoang mang
khi vụ kiện xảy ra. Trong bối
cảnh trên, Hội Nuôi ong Việt
Nam đã kết hợp với các bộ,
ngành liên quan bàn bạc và
thống nhất chung phải nhờ
luật sư hỗ trợ.
“Hiện nay, đã có trên 20
công ty hợp tác với luật sư
để tiến hành cung cấp thông
tin, yêu cầu từ cơ quan điều
tra của Bộ Thương mại Mỹ,
từ đó có giải pháp ứng phó
phù hợp” - ôngTâm thông tin.
Đại diện một số công ty
mật ong cũng cho hay đã phối
hợp với các cơ quan chức
năng cung cấp đầy đủ thông
tin, số liệu và dữ kiện phục
vụ điều tra theo yêu cầu của
phía Mỹ. Đồng thời, một số
công ty ủy quyền cho luật sư
Mật ong Việt Nam
đang phải đối mặt
với mức thuế khó tin
lên tới hơn 400% khi
xuất sang Mỹ.
tại Mỹ tham gia vụ kiện cũng
như đề nghị phía Mỹ xem xét
lại mức thuế quá cao trên tinh
thần khách quan, công bằng.
TheoôngTốngXuânChinh,
Phó Cục trưởng Cục Chăn
nuôi thuộc Bộ NN&PTNT,
Mỹ là thị trường xuất khẩu
lớn nhất của mật ong Việt
Nam, vì vậy giải pháp quan
trọng nhất lúc này là cần sự
phối hợp chặt chẽ từ các bộ,
ban, ngành, cơ quan quản lý
nhà nước hướng dẫn cho DN,
người nông dân thực hiện yêu
cầu từ phía Mỹ. Song song
đó xây dựng các chỉ tiêu an
toàn về mật ong để có cơ sở
đánh giá về chất lượng sản
phẩm xuất khẩu.
Bên cạnh đó, ông Chinh
cho rằng cần tăng cường xúc
tiến thương mại để đa dạng
thị trường xuất khẩu mật ong,
tránh phụ thuộc vào mỗi thị
trường Mỹ. “Các DN cần
đa dạng hóa sản phẩm, đẩy
mạnh tiêu thụ nội địa, tuyên
truyền nhiều hơn để người
tiêu dùng sử dụng mật ong
nhiều hơn nữa” - ông Chinh
khuyến nghị.•
Không chỉ mật ongmà ngày càng có nhiềumặt hàng xuất khẩu của Việt Nambị các nước nhập khẩu kiện
chống bán phá giá, chống trợ cấp, chống lẩn tránh thuế.
Ngày hôm qua (27-2), giá vàng thế giới đã giảm mạnh,
dao động quanh mốc 1.884 USD/ounce, tương đương 52,3
triệu đồng/lượng. Điều này trái ngược hoàn toàn với ngày
24-2, thời điểm Nga phát động cuộc tấn công quân sự vào
Ukraine, giá vàng tăng dựng đứng lên 1.976 USD/ounce,
tương đương 54,9 triệu đồng/lượng. 
Như vậy, chỉ trong vòng ba ngày, giá vàng đã bốc hơi 2,6
triệu đồng/lượng. Tuy vậy, theo dữ liệu từ Kitco, trong
30 ngày qua, giá vàng thế giới tăng gần 70 USD/ounce,
tương đương tăng hơn 3,80%.
Ông David Meger, Giám đốc kinh doanh vàng Quỹ High
Ridge Futures (Mỹ), nhận định sự phục hồi trên thị trường
chứng khoán toàn cầu đã khiến vàng mất động lực tăng giá
cho dù thị trường đang kỳ vọng kim loại quý này sẽ tăng
do nhu cầu trú ẩn an toàn trước căng thẳng địa chính trị. Đà
tăng của giá vàng còn bị hạn chế bởi việc Cục Dự trữ Liên
bang Mỹ (FED) có thể tăng lãi suất vào tháng 3 này.
Tuy nhiên, ông Daniel Briesemann, chuyên gia phân
tích Ngân hàng Commerzbank (Đức), dự báo giá vàng
giảm hiện nay chỉ là quá trình tạm thời. Nếu cuộc chiến
tại Nga và Ukraine tiếp tục mở rộng và kéo dài thì vàng
thế giới sẽ tăng giá mạnh.
Sáng cùng ngày, vàng trong nước duy trì mức giá là
65,75 triệu đồng/lượng ở chiều bán ra. Như vậy, sau một
tuần tăng nóng phá vỡ mọi kỷ lục khi chạm mốc cao
mới 67,5 triệu đồng/lượng, giá vàng trong nước hạ nhiệt
nhưng vẫn neo ở mức cao. Đáng chú ý, giá vàng trong
nước đang đắt hơn so với giá vàng thế giới lên đến 13,45
triệu đồng/lượng và có xu hướng ngày càng cao hơn giá
thế giới. Do giá vàng trong nước quá cao so với giá thế
giới, người mua vàng chịu nhiều thiệt thòi.
P.MINH
Giá vàng trong nước quá đắt, người mua thiệt
Tiêu điểm
Hội Nuôi ong Việt Nam cho
hay cảnước ước tínhcó trên1,7
triệuđànong với 3,5 vạnngười
nuôi ong, tập trung chủ yếu ở
khuvựcTâyNguyênvàNambộ.
Mật ongViệtNamđangphải đốimặt vớimức thuế khó tin lên tới hơn400%khi xuất sangMỹ. Ảnh: QH
Giá vàng trong nước đang đắt hơn thế giới khoảng
13,45 triệu đồng/lượng. Ảnh: T.LINH
1...,2,3,4,5,6,7,8,9,10 12,13,14,15,16
Powered by FlippingBook