042-2022 - page 8

8
Đô thị -
ThứHai 28-2-2022
ĐÔNGHÀ
T
heo nhận định của Đài
khí tượng thủy văn Bến
Tre, tình hình xâm nhập
mặn trên các sông chính qua
địa bàn tỉnh hiện ở mức cao,
xấp xỉ cùng kỳ năm 2021. Độ
mặn 4‰đã xâmnhập cách các
cửa sông Mekong hơn 45-61
km. Theo dự báo, nước mặn
sẽ còn xâm nhập sâu hơn so
với cùng kỳ năm ngoái trên
sông Cửa Đại, Cổ Chiên và
Hàm Luông. Mức độ rủi ro
do thiên tai xâm nhập mặn
đang tăng lên cấp độ 2.
Hơn 90% cống ngăn
mặn ở Bến Tre đã
đóng kín
Nhằm chủ động ứng phó
hạn mặn, tỉnh Bến Tre đã triển
khai sớm các biện pháp phòng
chống thiếu nước, hạn hán,
xâm nhập mặn mùa khô năm
2021-2022. Chính quyền và
ngành chức năng tỉnh thường
xuyên theo dõi tình hình, phối
hợp vận hành có hiệu quả các
công trình thủy lợi nhằm đảm
bảo nước ngọt phục vụ người
dân sinh hoạt, sản xuất.
UBND tỉnh Bến Tre cũng
đang gấp rút tuyên truyền,
vận động nhân dân đắp bờ
bao cục bộ, đập tạm; trữ nước
mưa, nước ngọt trong các hồ,
lu, bồn chứa…nhằm đảm bảo
đủ nước uống, sinh hoạt và sản
xuất trong mùa khô.
Ông Hồ Ngọc Hậu, Phó
GiámđốcCông tyTNHHMTV
Công trình thủy lợi Bến Tre
(thuộc UBND tỉnh Bến Tre),
cho biết: Công ty đang quản lý
vận hành, khai thác trên 1.600
cống trong toàn tỉnh. Ngay từ
đầu năm 2021, đơn vị đã thực
hiện duy tu, sửa chữa công
trình nhằm đảm bảo quản lý
khai thác, vận hành an toàn,
hiệu quả trong việc ngăn mặn,
trữ ngọt.
Miền Tây sớm chủ động ứng phó
hạn mặn
Tại các tỉnh cuối nguồn sôngMekong như Bến Tre, TiềnGiang, nước mặn đã xâmnhập sâu vào nội đồng,
chính quyền và người dânmiền Tây đang chủ động ứng phó.
Trong 204 cống trên
các sông lớn thuộc
địa bàn tỉnh Bến
Tre, đã có hơn 90%
cống đã được đóng
ngăn mặn, trữ ngọt.
Đắp đập tạmtrên kênhNguyễn Tấn Thành (TiềnGiang). Ảnh: ĐÔNGHÀ
Nhiều lưu ý khi canh tác mùa vụ
Theo ThS Trần Minh Tuấn (Viện Khoa học thủy lợi miền
Nam), diễn biếnmặn xâmnhậpmùa khô năm2021-2022
có khả năng cao hơn so với trung bình nhiều n m 5-10
km. Tuy nhiên, thâp hơn nhiêu so với mùa khô năm2015-
2016 (4-23 km), 2019-2020 (5-45 km) vàmột số thời điểm
tươngđương so vớimùa khônăm2020-2021. Dựbáomặn
xam nhạp sau nhât trong tháng 3 tren sông Tiên 53-55
km, sông HàmLuông 70-73 km; s ng Hậu, s ng Cổ Chiên
60-63 km; hẹ thống sông Vàm Cỏ 95-100 km.
TheoThSTuấn, do có điêu tiết gia tăng từ các thủy điẹn
tren lưu vực, m a tr i m a xuất hiện ở ĐBSCL nên nguồn
nước cho sản xuât mùa kiẹt năm nay đươc dự báo ơ mức
tương đương với năm 2020-2021.
Ông Tuấn khuy n c o xam nhạp mặn có thể diễn biến
bât thường, nguy hiểmơbât cứ thời điểmnàodo vạnhành
thủy điẹn. Để góp phân giảm thiểu các thiẹt hại do hạn
mặn gay ra, các địa phương cân tiếp tục phối hơp chặt
chẽ với các cơ quan quản lý chuyen ngành vê lịch mùa
vụ, cơ câu cay trồng, nhât là vùng cách biển đến 35-40
km. Sau khi thu hoạch lúa đông xuan 2022 xong phải chờ
nguồn nước ngot tren sông ôn định hoặc chờ mưa diẹn
rộng mới xuống giống vụ hè thu tiếp theo.
“C c đ a ph ng cần phối hơp với các đơn vị quản lý và
khai thác công trinh thuy lơi đ cạp nhạt lịch vạn hành,
tranh thu lây ngot để tích trữ nước ao, ruộng, mương liếp...
Đặc biẹt, khi tưới cho cay trồng, nhât là khu vực trồng
cay ăn quả cân kiểm tra chặt chẽ độ mặn trước khi tưới.
GIA TUỆ
“Trong 204 cống trên các
sông lớn, có hơn 90% cống
đã được đóng ngăn mặn, trữ
ngọt. Riêng các cống nhỏ ở
kênh rạch, tùy theo diễn biến
tình hình hạn mặn sẽ được
đóng, mở hợp lý” - ông Hậu
cho hay.
Ông Bùi Trung Chỉnh, Chủ
tịch UBND xã Tiên Long,
huyện Châu Thành, cho biết
trên địa bàn xã hiện có gần 100
cống đập lớn, nhỏ. Ở thời điểm
này, các cống đang vận hành
lấy nước ngọt và sẽ đóng kín
khi nước mặn tấn công để bảo
vệ an toàn 850 ha vườn cây
ăn trái cho bà con nông dân.
“Đến thời điểm hiện nay bà
con trên địa bàn xã đã an tâm
về nguồn nước phục vụ tưới
tiêu” - ông Chỉnh cho biết.
Thông tin với báo chí về
công tác phòng chống hạnmặn
trong mùa khô 2021-2022,
ông Trần Ngọc Tam, Chủ tịch
UBND tỉnh Bến Tre, cho hay:
Ngoài công tác tuyên truyền,
vận động người dân trữ nước
ngọt, việc tổ chức thi công các
cống đập ngăn mặn đã được
triển khai khẩn cấp, nhất là
các cống liên vùng để phục
vụ cung cấp nước cho cả khu
vực. Nếu tình hình hạn mặn
diễn ra như năm ngoái thì Bến
Tre không thiếu nước ngọt cho
sinh hoạt và sản xuất.
Theo ôngTam, thời gian qua
tỉnh đã gấp rút làm các cống
ngăn mặn. Ngay cả trong đợt
dịch bệnh vừa qua tỉnh cũng
chủ động cho các công trình
này được triển khai. Hiện đã
hoàn thành được một số cống
có thể đảm bảo không bị xâm
nhập mặn.
“Với những giải pháp chủ
động đó, tôi tin rằng tỉnh Bến
Tre sẽ giảmbớt khó khăn, thiệt
hại do xâm nhập mặn. Từ đó
từng bước ổn định đời sống,
sinh hoạt cho người dân, đồng
thời tiếp tục thực hiệnmục tiêu
kép vừa chống dịch vừa phát
triển kinh tế” - ông Tam nói.
Nước mặn trên sông
Tiền xâm nhập sớm
TạiTiềnGiang, đài khí tượng
thủy văn tỉnh này nhận định
tình hình hạn mặn năm nay
trên sông Tiền đến sớm hơn
so với trung bình nhiều năm
nhưng muộn hơn so với mùa
khô 2020-2021.
Để chủ động ứng phó hạn
mặn, UBND tỉnh đã cho đắp
đập thép ngăn mặn, trữ ngọt
trên kênh Nguyễn Tấn Thành.
Hiện công trình đã hoàn thành,
đáp ứng được việc ngăn mặn,
trữ ngọt bảo vệ nước sản xuất
cho khoảng 100.000 ha khu
vực phía tây và khu dự án kè
sông Bảo Định.
Tại khu vực phía đông tỉnh
Tiền Giang, các địa phương đã
chủ động cắt vụ lúa thu đông để
tránh mặn. Hầu hết các trà lúa
tại khu vực này đang bước vào
giai đoạn thu hoạch nên không
bị ảnh hưởng bởi hạn mặn.
Tại huyện Chợ Gạo, thời
điểm này, cống Xuân Hòa (xã
Xuân Đông) vẫn còn lấy nước
ngọt khá ổn định để cấp cho
vùng ngọt hóaGòCông, nguồn
nước trong vùng nội đồng của
khu vực này đang rất dồi dào.
Phòng NN&PTNT huyện
Gò Công Đông thông tin hiện
nguồn nước tại các kênh, rạch
trên địa bàn huyện đang rất dồi
dào. Căn cứ vào diễn biến, khả
nănghạnmặnnămnaysẽkhông
ảnh hưởng đến hoạt động sản
xuất nông nghiệp của huyện.
Còn tại huyện Tân Phú
Đông, đến nay địa phương đã
đóng toàn bộ các cống ngăn
mặn. Hiện mực nước trên các
kênh, rạch nội đồng của huyện
xuống thấp. Dự báo đến cuối
tháng 3, nguồn nước nội đồng
sẽ cạn hết.
UBND huyện này cho
biết địa phương sẽ tiếp tục
đề xuất các ngành phân bổ
kinh phí đầu tư trạm bơm
chuyền nước ngọt trên địa
bàn huyện vào mùa khô
để phục vụ sản xuất nông
nghiệp.•
Sở Xây dựng TP.HCM vừa có văn bản gửi Sở Kế hoạch
và Đầu tư về danh mục các dự án di dời nhà trên và ven
kênh rạch để thực hiện chỉnh trang đô thị cần được ưu tiên
cân đối, bố trí trong kế hoạch đầu tư công trung hạn giai
đoạn 2021-2025.
Theo Sở Xây dựng, UBND TP.HCM đã ban hành kế
hoạch tổ chức thực hiện chỉnh trang và phát triển đô thị trên
địa bàn TP, giai đoạn 2021-2025 và các năm tiếp theo.
Trong đó, UBND TP đã đề ra mục tiêu hoàn thành bồi
thường, di dời 6.500 căn, tổng vốn đầu tư dự kiến 19.280
tỉ đồng. Đồng thời, tập trung thực hiện mục tiêu kép vừa
giải quyết nhu cầu thoát nước, cải thiện môi trường, vừa di
dời nhà trên và ven kênh rạch để chỉnh trang đô thị. Các dự
án di dời nhà trên và ven kênh rạch đã triển khai các bước
chuẩn bị đầu tư trong giai đoạn 2016-2020.
Đặc biệt, đối với nhóm có ưu tiên, Sở Xây dựng ba dự án
giải quyết nhu cầu thoát nước, cải thiện môi trường có kết
hợp di dời nhà trên và ven kênh rạch để chỉnh trang đô thị.
Cụ thể, dự án nạo vét, cải tạo môi trường, xây dựng hạ
tầng rạch Xuyên Tâm (từ kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè đến
sông Vàm Thuật) qua địa bàn quận Bình Thạnh, Gò Vấp,
tổng mức đầu tư dự kiến 9.350 tỉ đồng. Trong đó chi phí bồi
thường, giải phóng mặt bằng là 4.860 tỉ đồng, quy mô di
dời 2.196 căn.
Tiếp đến dự án cải tạo kênh Hy Vọng, quận Tân Bình, dự
án giải quyết tiêu thoát nước mưa, giảm ngập úng cho khu vực
Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất. Dự án này có tổng
mức đầu tư dự kiến 1.980 tỉ đồng. Trong đó chi phí bồi thường,
giải phóng mặt bằng là 1.596 tỉ đồng, quy mô di dời 190 căn.
Cuối cùng là dự án nạo vét, cải tạo rạch Văn Thánh, quận
Bình Thạnh, tổng mức đầu tư dự kiến 1.200 tỉ đồng, quy mô di
dời 834 căn.
Do tính chất quan trọng và cấp bách, Sở Xây dựng đề nghị Sở
Kế hoạch và Đầu tư thammưu UBND TP ưu tiên đưa các dự
án trên vào kế hoạch đầu tư trung hạn giai đoạn 2021-2025 để
hoàn tất chỉ tiêu đề ra.
THÁI NGUYÊN
Hơn6.500 cănnhàvenkênhrạch cầndi dời, bồi thường
1,2,3,4,5,6,7 9,10,11,12,13,14,15,16
Powered by FlippingBook