042-2022 - page 9

9
Khi nào Tây Ninh khởi
công 2 tuyến cao tốc?
Nhiều nhiệmvụ trọng tâmđược Sở GTVT TP.HCMvà Tây Ninh đặt ra
để sớmđưa hai cao tốc TP.HCM - Mộc Bài và Gò Dầu - XaMát về đích.
Sơ đồ
tuyến cao
tốc Gò
Dầu - Xa
Mát kết
nối với
tuyến
cao tốc
TP.HCM -
Mộc Bài.
Đồ họa:
HỒ
TRANG
Tại kỳ họp thứ 3, HĐND TP.HCM khóa X, các đại biểu đã biểu
quyết thông qua nghị quyết về thực hiện dự án xây dựng đường
cao tốc TP.HCM - Mộc Bài.
Dự án đường cao tốc TP.HCM - Mộc Bài sẽ bắt đầu từ đường
vành đai 3 thuộc huyện Củ Chi (TP.HCM) đi song song quốc
lộ 22 hiện hữu; điểm cuối kết nối vào quốc lộ 22 khu vực cửa
khẩu Mộc Bài.
Mục tiêu đầu tư của dự án đầu tư xây dựng đường cao tốc
TP.HCM - Mộc Bài là đáp ứng nhu cầu đi lại, vận chuyển hàng
hóa, giảm tải cho quốc lộ 22. Đây sẽ là tuyến giao thông cao tốc
Xuyên Á, kết nối các trung tâmkinh tế, khu kinh tế cửa khẩu, các
đô thị của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam với các đầu mối
cảng biển, cảng hàng không quốc tế và khu vực kinh tế ASEAN.
Phó Thủ tướng Lê
Văn Thành đề nghị
UBND tỉnh Tây
Ninh tiếp thu ý kiến
các bộ GTVT, Tài
chính, KH&ĐT, Xây
dựng…, làm rõ sự
cần thiết đầu tư dự
án sớm hơn so với
quy hoạch.
ĐÀOTRANG
V
ăn phòng Chính phủ
vừa có văn bản truyền
đạt ý kiến của Phó Thủ
tướng Lê Văn Thành về đề
nghị của UBND tỉnh Tây
Ninh trong việc giao tỉnh này
làm cơ quan có thẩm quyền
triển khai thực hiện dự án
đầu tư xây dựng đường cao
tốc Gò Dầu - Xa Mát (giai
đoạn 1, đoạn từ Gò Dầu
đến TP Tây Ninh, giai đoạn
2021-2030).
Làm rõ sự cần thiết
tuyến cao tốc
Gò Dầu - Xa Mát
Cụ thể, Phó Thủ tướng Lê
Văn Thành đề nghị UBND
tỉnh Tây Ninh tiếp thu ý kiến
các bộ GTVT, Tài chính,
KH&ĐT, Xây dựng…, làm
rõ sự cần thiết đầu tư dự án
sớm hơn so với quy hoạch.
UBND tỉnh Tây Ninh cần bổ
sung thông tin làm rõ tính khả
thi của dự án như quy mô đầu
tư, thời gian thực hiện, khả
năng huy động nguồn vốn
đầu tư, phương án tài chính
của dự án… Từ đó, UBND
tỉnh Tây Ninh thống nhất
với Bộ GTVT về cơ quan có
thẩm quyền triển khai đầu tư
dự án để báo cáo Thủ tướng
Chính phủ.
Theo UBND t ỉ nh Tây
Ninh, việc nghiên cứu và
đầu tư sớm tuyến cao tốc
Gò Dầu - Xa Mát là để phục
vụ phát triển kinh tế - xã hội
và đảm bảo an ninh - quốc
phòng của cả nước, đồng
thời phát triển vùng kinh tế
trọng điểm phía Nam nói
chung và tỉnh Tây Ninh nói
riêng trong giai đoạn hiện
nay là rất cần thiết.
Do vậy, UBND tỉnh Tây
Ninh đề xuất đầu tư cao tốc
Gò Dầu - Xa Mát sớm hơn
quy hoạch. Cụ thể, tuyến cao
tốc Gò Dầu - Xa Mát được
quy hoạch mạng lưới đường
bộ giai đoạn 2021-2030, tầm
nhìn đến năm 2050, có chiều
dài khoảng 65 km, quy mô
bốn làn xe, tiến trình đầu tư
sau năm 2030. Đây cũng là
trục giao thông chính chạy
dọc từ bắc xuống nam của
tỉnh Tây Ninh, đồng thời
kết nối với tuyến cao tốc
TP.HCM - Mộc Bài.
Dự án được đề xuất thực
hiện theo hình thức đối tác
công - tư (PPP) với quy mô
bốn làn xe, vận tốc 80 km/giờ
và vốn đầu tư 5.100 tỉ đồng.
Tập trung nguồn lực
lớn cho hạ tầng
giao thông
UBND tỉnh Tây Ninh đánh
giá việc đầu tư cao tốc Gò
Dầu - Xa Mát sớm hơn là cần
thiết và kiến nghị Thủ tướng
giao địa phương làm cơ quan
có thẩm quyền triển khai dự
án. Địa phương cũng cho biết
hiện dự án đã có nhà đầu tư
quan tâm, đề xuất nghiên
cứu. Tỉnh Tây Ninh đang xây
dựng đề án khai thác quỹ đất
để tạo vốn phát triển kết cấu
hạ tầng giao thông đường bộ
trên địa bàn tỉnh, nguồn vốn
thu được sẽ đầu tư các công
trình hạ tầng giao thông.
Trao đổi với PV, lãnh đạo
Sở GTVT tỉnh Tây Ninh
cho biết trong năm 2022, Sở
GTVT Tây Ninh sẽ tập trung
nguồn lực lớn cho phát triển
hạ tầng giao thông. Trong đó,
Sở GTVT sẽ chú trọng hai dự
án là cao tốc TP.HCM - Mộc
Bài (53,5 km), trìnhThủ tướng
phê duyệt chủ trương đầu tư
trong quý I-2022, đặt mục tiêu
hoàn thành năm 2025. Bên
cạnh đó là dự án cao tốc Gò
Dầu - Xa Mát (65 km), trình
Thủ tướng Chính phủ giao
UBND tỉnh Tây Ninh làm cơ
quan có thẩm quyền đầu tư
giai đoạn 1 trước năm 2030.
Theo lãnh đạo Sở GTVT
tỉnh Tây Ninh, đối với dự
án cao tốc TP.HCM - Mộc
Bài, hiện Thủ tướng Chính
phủ mới giao TP.HCM là cơ
quan có thẩm quyền thực hiện
dự án. Dự án đang thực hiện
các bước như chuẩn bị đầu
tư, sau đó mới lập dự án, đấu
thầu, khởi công…
Về phía TP.HCM, mới đây
Sở GTVT TP đã trình UBND
TP.HCM để báo cáo HĐND
TP thông qua danh mục đầu
tư và ghi vốn 8,5 tỉ đồng để
nghiên cứu 12 dự án giao
thông làm cơ sở kêu gọi hình
thức hợp đồng PPP. Trong
đó có dự án xây dựng cao
tốc TP.HCM - Mộc Bài. Dự
kiến chi phí chuẩn bị đầu tư
cho công tác lập, thẩm định,
quyết định chủ trương đầu tư
dự án này khoảng 1 tỉ đồng.
Theo Sở GTVT TP.HCM,
dự kiến dự án xây dựng cao
tốc TP.HCM - Mộc Bài sẽ
khởi công vào năm 2023 và
hoàn thành vào năm 2026,
với chiều dài tuyến 50 km.
Trong đó, tổng mức đầu tư là
15.900 tỉ đồng, ngân sách TP
là gần 6.000 tỉ đồng.•
1 hãng hàng không sẵn sàng đưa
công dân Việt ở Ukraine về nước
Ngày 27-2, bà Hương Trần Kiều Dung, Phó Chủ tịch
thường trực FLC kiêm Phó Chủ tịch Bamboo Airways,
cho hay hãng hàng không này đã và đang chuẩn bị các
phương án để vận chuyển công dân Việt tại Ukraine hồi
hương.
Cụ thể, công tác này đang được xúc tiến sau khi công
điện của Thủ tướng Chính phủ về việc bảo hộ công dân,
pháp nhân Việt Nam và một số vấn đề cần lưu ý trước
tình hình tại Ukraine được ban hành trong ngày 26-2.
Công điện nêu rõ xung đột vũ trang ở Ukraine đang
diễn biến phức tạp, đe dọa trực tiếp đến an toàn tính
mạng, tài sản của người dân, doanh nghiệp, trong đó có
khoảng 7.000 người Việt Nam đang cư trú tại đây. Một
trong những quan tâm hàng đầu của Đảng, Nhà nước,
Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ là phải bảo đảm an
ninh và an toàn cao nhất cho công dân, pháp nhân Việt
ở Ukraine và các nơi có liên quan. Do vậy, Thủ tướng
chỉ đạo các bộ, ngành liên quan chuẩn bị kỹ lưỡng các
phương án cần thiết, trong đó Bộ GTVT được yêu cầu
chỉ đạo các hãng hàng không chuẩn bị sẵn sàng kế
hoạch đưa người Việt và thành viên gia đình từ Ukraine
về nước.
Trước đó, hãng hàng không này đã có kinh nghiệm
phục vụ nhiều chuyến bay quốc tế vận chuyển công dân
Việt về nước trong thời gian dịch bệnh, cũng như đưa
công dân quốc tế hồi hương.
VIẾT LONG
Hà Nội: Người vi phạm giao thông
có thể nộp phạt trực tuyến
Ngày 27-2, Phòng CSGT Công an TP Hà Nội cho
biết từ ngày 1-3 tới đây, người vi phạm giao thông trên
địa bàn TP có thể nộp phạt trực tuyến thông qua Cổng
dịch vụ công quốc gia.
Theo đó, khi phát hiện trường hợp vi phạm, CSGT
sẽ lập biên bản xử phạt hành chính, yêu cầu người vi
phạm cung cấp số điện thoại, số CCCD hoặc CMND...
Tiếp đó, CSGT ra quyết định xử phạt, đăng tải lên
Cổng dịch vụ công quốc gia, đồng thời gửi mã số cho
người vi phạm qua điện thoại. Nhận được mã số, người
vi phạm truy cập vào Cổng dịch vụ công quốc gia tại
địa chỉ:
chu.html, tiến hành tra cứu và làm theo các bước hướng
dẫn để thực hiện thủ tục nộp phạt online.
Theo Phòng CSGT Hà Nội, thông thường để nộp
phạt, người dân phải đến trụ sở công an làm việc theo
lịch hẹn, tiếp đến ra kho bạc nộp tiền, rồi trở lại trụ sở
công an làm việc, nhận giấy hẹn. Cuối cùng, đến hết
thời gian hẹn, người vi phạm lại đến trụ sở công an
nhận lại giấy tờ bị tạm giữ. Với hình thức này, người vi
phạm mất ít nhất bốn lần đi lại.
Với hình thức nộp phạt trực tuyến qua cổng dịch vụ
công, người dân không phải đi lại, các tài xế tỉnh ngoài
cũng không phải đi xa nộp phạt. Người vi phạm chỉ
việc ngồi ở nhà tra cứu trên Cổng dịch vụ công quốc
gia theo hướng dẫn để làm các thủ tục nộp phạt. Đặc
biệt, trong tình hình dịch COVID-19 đang diễn biến
phức tạp, nộp phạt trực tuyến sẽ tránh được việc đi lại,
tiếp xúc dẫn đến nguy cơ lây lan dịch bệnh.
Hiện CSGT Hà Nội chưa triển khai việc lập biên bản
điện tử bởi phụ thuộc vào việc đồng bộ các thông tin
của công dân trên cơ sở dữ liệu chung.
Theo hướng dẫn trên Cổng dịch vụ công quốc gia, có
chín bước để người dân thực hiện nộp phạt trực tuyến.
Trong chín bước này, người vi phạm phải xử lý thao
tác ít nhất ba bước, các bước còn lại hệ thống và các cơ
quan có liên quan sẽ xử lý.
TUYẾN PHAN
Từ ngày 1-3, người vi phạmgiao thông tại HàNội có thể nộp phạt
trực tuyến. Ảnhminh họa: TP
1,2,3,4,5,6,7,8 10,11,12,13,14,15,16
Powered by FlippingBook