042-2022 - page 5

5
Thời sự -
ThứHai 28-2-2022
THANHNHẬT
C
hiều 27-2, hơn 30 tàu
thuyền của lực lượng
chức năng cùng ngư dân
vẫn đang tích cực tìm kiếm
tung tích hai nạn nhân mất
tích trong vụ lật canô chở
39 người trên biển Cửa Đại
(TP Hội An, Quảng Nam).
Chuyến đi định mệnh
Tối 26-2, gia đình cùng
người dân địa phương đã lập
bàn thờ tạm ở bờ biển Cửa
Đại, cầu nguyện cho các nạn
nhân xấu số. Chứng kiến cảnh
tượng đau lòng, nhiều người
đã không giấu nổi cảm xúc,
bật khóc. Vụ tai nạn đã cướp
đi sinh mạng của 15 người,
một gia đình ở TP Hà Nội
cùng lúc có đến tám người
chết và mất tích.
Cầu nguyện bên bờ biển,
ông Ngô Văn Đẩn (ngụ thôn
Đoài, xã Nam Hồng, huyện
Đông Anh, TP Hà Nội) như
người mất hồn. Gia đình ông
có 14 người từ TP Hà Nội
đến Hội An du lịch. Chuyến
đi định mệnh đã cướp đi của
ông sáu người thân và hai cháu
nhỏ đang mất tích.
“Trước khi đi, ai cũng vui
vẻ. Vé đi Hội An gia đình đã
đặt trước gần hai năm nhưng
vì dịch COVID-19 chưa đi
được. Hôm trước, cả nhà
tranh thủ cùng nhau đi du
lịch. Còn tôi tuổi cao, không
đi nổi nên ở nhà” - ông Đẩn
nấc nghẹn.
Nhớ lại lúc nhận tin dữ vào
chiều 26-2, ông Đẩn ngã quỵ,
không tin vào tai mình. Ông
không ngờ lần đưa người
thân ra sân bay đi du lịch là
Vụ lật canô ở Cửa Đại:
Quá đau thương!
Quang ở nhà hỏa táng lo hậu
sự cho vợ. Ông dường như
không trụ vững khi cùng lúc
mất vợ, chờ tin con nhỏ đang
mất tích.
Thuyền trưởng ray rứt
Một ngày sau vụ lật canô
chở 39 người chìm trên biển
Cửa Đại, thuyền trưởng Lê
Sen (52 tuổi, ngụ phường
Cửa Đại, TP Hội An) vẫn
chưa hết bàng hoàng. Ông Sen
đau đớn, ám ảnh vụ việc kinh
hoàng. Cả đời gần 30 nămgắn
Vụ lật canô trên biển Cửa Đại đã khiến 15 người chết, hai người mất tích. Một gia đình đau đớn có đến
támngười chết vàmất tích.
bó với nghề biển, năm năm
hành nghề lái tàu, ông chưa
từng trải qua thời khắc nào
tồi tệ như chiều 26-2. Ông kể
sáng hômđó, biển êm, ông lái
canô đưa du khách đến đảo
Cù Lao Chàm tham quan, du
lịch. Khoảng 13 giờ 45 cùng
ngày, tàu của ông rời đảo để
về đất liền. “Thời điểm này,
sóng tương đối lớn, tôi chủ
động chạy chậm hơn bình
thường, chỉ 30 km/giờ (bình
thường 45-50 km/giờ - PV).
Khi đến cách bờ chừng 2 km,
tốc độ giảmxuống còn 20 km/
giờ nhưng không ngờ tàu bị
sóng đánh mạnh. Chỉ tích tắc,
canô lật úp,
tôi cùng hai
thuyền viên
và 36 hành
khách không
kịpthoátthân”
- ôngSennhớ
lại.
Thâm niên
hơn 30 năm
gắn với sóng nước, ông Sen
có nhiều kinh nghiệm xử lý
tình huống. Nhưng vụ tai nạn
lật canô xảy ra quá nhanh,
hành khách hoảng loạn, không
thể thoát thân, ông cũng bất
lực. “Canô chìm, tôi chỉ kéo
được bốn người ra ngoài rồi
kiệt sức” - ông Sen bất lực.
Thiếu tá Trần Văn Khiêm
(Đồn biên phòng Cửa Đại,
thuộc Bộ chỉ huy Bội đội biên
phòng tỉnh Quảng Nam) rùng
mình, đau xót khi nhắc lại
cảnh tượng tàu gặp nạn. Anh
Khiêm kể hơn 2 phút sau khi
nhận thông tin có canô gặp
nạn, cán bộ chiến sĩ đã tiếp
cận hiện trường.
“Lúc này, hiện trường có
sóng rất lớn, gió rất to. Trực
tiếp thấy các nạn nhân trên tàu
(canô - PV) đang cầu cứu, tôi
cùng đồng chí Vạn (phó đồn
trưởng) cùng hai đồng chí nữa
nhanh chóng nhảy xuống tiếp
cận, cứu được ba người sống
đưa lên tàu. Tôi tiếp tục lặn
vào bên trong tàu vớt thêm ba
người, chuyến đầu tiên chúng
tôi đưa vào bờ sáu người. Khi
anh em chạy vào, còn mình
tôi bám lại trên tàu bị nạn,
vẫy gọi tàu chạy ngang vớt
thêm bốn người nữa” - Thiếu
tá Khiêm kể.
Thiếu tá Khiêm kể tiếp,
khi tiếp cận có nhiều người
cả bên trong và bên ngoài tàu
kêu cứu. Mỗi
lần sóng đánh
mạnh vào,
canônghiêng,
anh và đồng
đội thấy rất
nhiềunạnnhân
bên trong.
“Khi trực
tiếp lặn vào
trong tàu, tôi kéo được ba
người ra ngoài. Dù biết bên
trong còn nhiều người nhưng
hiện trường quá nguy hiểm,
thấy người ở đó nhưng không
cứu được, rất đau lòng. Dù anh
em đã cố gắng hết sức nhưng
tôi vẫn chưa yên lòng vì đã
có quá nhiều người chết, hai
cháu nhỏ vẫn còn mất tích”
- Thiếu tá Khiêm chua xót.
Thiếu tá Khiêm tham gia
cứu vớt 10 người nhưng
không biết ai sống sót, ai đã
chết bởi những người đưa lên
đều bất tỉnh. “Khi đưa nạn
nhân lên tàu, họ nằm la liệt,
rất đau xót! Họ là người dân
của mình, họ là người vô tội,
họ bị chết oan quá” - Thiếu
tá Khiêm rưng rưng.•
lần cuối cùng ông gần gũi
con, cháu.
Gia đình ông phần lớn làm
công nhân cơ khí ở huyện
ĐôngAnh (TPHàNội), ai nấy
đều cố gắng làm ăn, kinh tế
không mấy khá giả. Chuyến
du lịch địnhmệnh cũng là thời
gian ít ỏi mọi người cùng thư
giãn, nghỉ ngơi.
Theo gia đình, thi thể nạn
nhân sẽ được hỏa táng ở Nhà
hỏa táng An Phước Viên
(huyện Hòa Vang, TP Đà
Nẵng), sau đó đem tro cốt
về TP Hà Nội. “Đến tám thi
thể (kể cả hai cháu mất tích
- PV), đưa về ngoài quê thì
đứt ruột, đứt gan. Gia đình
hỏa táng cho các con, các
cháu ở trong này” - ông Đẩn
nghẹn giọng.
Anh Thiết - chú ruột cháu
Quang cho hay Quang theo
cha mẹ và người thân đến TP
Hội An du lịch. Chiều 26-2,
cả nhà cùng trên chuyến
canô định mệnh, người cha
được cứu sống, còn mẹ cháu
Quang đã tử vong. Cha cháu
Thiếu tá Khiêm
tham gia cứu vớt 10
người nhưng không
biết ai sống sót, ai
đã chết bởi những
người đưa lên đều
bất tỉnh.
Chủ tịchUBND tỉnhQuảng
NamLê Trí Thanh
(đứng giữa)
nghe báo cáo công tác tìm
kiếmcác nạn nhânmất tích.
Ảnh: THANHNHẬT
Lực lượng thamgia tìmkiếm
nạn nhânmất tích.
Ảnh: THANHNHẬT
Giảvờ chết vì COVID-19để lừa tiềnbạngái
Ngày 27-2, Công an huyện Bình Xuyên (Vĩnh Phúc) đã
bắt tạm giam Dương Văn Hiền (36 tuổi, trú trên địa bàn)
để điều tra về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Thông tin ban đầu, khoảng cuối năm 2021, Dương Văn
Hiền quen biết với chị Lê Thị K là công nhân làm việc tại
một công ty trên địa bàn huyện Bình Xuyên.
Hiền thường xuyên đến chơi với chị K tại phòng trọ của
chị này ở thị trấn Hương Canh. Quá trình quen biết, thấy
chị K là người nhẹ dạ cả tin, Hiền nảy sinh ý định lừa đảo
chiếm đoạt tài sản của đối phương.
Ngày 13-1, Hiền đến gặp chị K, nói dối là đang muốn
mua cho chị một chiếc xe máy nhãn hiệu SH nhưng còn
thiếu 20 triệu đồng nên đề nghị chị K cho vay 11 triệu
đồng. Nghe Hiền nói vậy, chị K vô cùng cảm động, không
một chút nghi ngờ về sự hào phóng của “bạn trai”.
Tuy nhiên, do không có đủ tiền, chị K chỉ đưa cho Hiền
vay 8 triệu đồng. Hai hôm sau, Hiền tiếp tục đến gặp chị
K đề nghị vay thêm 3 triệu đồng. Lần này, chị K tin tưởng
đưa luôn thẻ ngân hàng của mình để Hiền tự đi rút tiền.
Thay vì rút 3 triệu đồng, Hiền rút 7,5 triệu đồng rồi trả
lại thẻ cho nạn nhân. Chưa dừng lại ở đó, ngay sáng hôm
sau, Hiền lại gọi điện thoại mượn chiếc xe máy Honda
Wave của chị K. Vừa được chị K giao xe, Hiền mang xe
đi bán được 7,5 triệu đồng để tiêu xài.
Về phía mình, đợi mãi không thấy “bạn trai” trả xe, chị
K nhiều lần gọi điện thoại cho Hiền để đòi thì Hiền lấy
lý do bị dương tính với COVID-19 nên phải đi cách ly
không đến gặp chị Hiền được.
Một vài hôm sau, Hiền giả giọng người khác nói dối chị K
là Hiền đã bị chết do dịch bệnh COVID-19 nhằm mục đích
cắt đứt quan hệ với chị K để chiếm đoạt toàn bộ số tài sản đã
vay mượn…Nạn nhân sau đó trình báo công an.
T.PHAN
Bắt người cho vay lãi nặng đến 350%
ở Bình Dương
Ngày 27-2, Công an thị xã Tân Uyên (Bình Dương) cho
biết đang tạm giữ Huỳnh Văn Việt (HKTT tại TP.HCM)
để điều tra, làm rõ về hành vi cho
vay lãi nặng.
Theo cơ quan công an, tháng
10-2021, do cần tiền giải quyết
công việc, NPL đã đến vay Việt
gần 200 triệu đồng và thỏa thuận
lãi suất bằng miệng (lãi suất được
tính theo ngày) và viết giấy vay
tiền.
Đồng thời, L phải thế chấp giấy
chứng nhận quyền sử dụng đất.
Qua điều tra, lực lượng công an
đã xác định số tiền mà Việt cho bị hại vay có lãi suất lên đến
hơn 350%/năm.
Công an thị xã Tân Uyên khuyến cáo người dân tuyệt
đối không vay vốn ở các địa chỉ không rõ ràng, các đối
tượng, tổ chức “tín dụng đen”, các ứng dụng cho vay trên
mạng qua “app”.
Không giới thiệu người thân, bạn bè... đi vay tiền từ các
đối tượng cho vay lãi nặng.
LÊ ÁNH
Việt bị bắt để điều tra về
hành vi cho vay lãi nặng.
Ảnh: CA
1,2,3,4 6,7,8,9,10,11,12,13,14,15,...16
Powered by FlippingBook