042-2022 - page 7

7
Pháp luật
&
cuộc sống -
ThứHai 28-2-2022
Luật & đời
(Tiếp theo trang 1)
CHÂUANH
N
gày 26-2, nguồn tin của
Pháp
Luật TP.HCM
 cho hay TAND
tỉnh Hậu Giang vừa có quyết
định đưa bị cáo Võ Thanh Long (SN
1983), nguyên tổng giám đốc Khu
du lịch sinh thái Phú Hữu ở huyện
Châu Thành (Hậu Giang) và là người
đại diện theo pháp luật của Công ty
CP Bất động sản Cao Thắng, cùng
chín đồng phạm ra xét xử.
Các bị cáo bị truy tố tội lừa đảo
chiếm đoạt tài sản theo điểm a khoản
4 Điều 174 BLHS năm 2015 (khung
hình phạt đến chung thân).
Huy động vốn theo
phương thức đa cấp
Chín đồng phạm của Long trong
vụ án là Trần Vạn Lợi (SN 1989),
Lữ Nhựt Trường (SN 1987), Nguyễn
Tân Định (SN 1982), Trần Tấn Phát
(SN 1992), Phạm Minh Hoàng (SN
1965), Lê Minh Thu (1980), Võ Văn
Sang (SN 1992), Lê Thành Nguyên
(SN 1990) và ĐỗVăn Thọ (SN 1966).
TAND tỉnh Hậu Giang ấn định thời
gian khai mạc phiên xét xử là sáng
9-3, dự kiến xử trong hai tuần.
Theo cáo trạng của VKSND tỉnh
Hậu Giang, trong khoảng thời gian
từ tháng 4-2017 đến tháng 10-2019,
Võ Thanh Long không thực hiện các
thủ tục pháp lý theo quy định để triển
khai dự án khu du lịch sinh thái nghỉ
dưỡng Phú Hữu (tọa lạc ở huyện
Châu Thành, Hậu Giang), đồng thời
không chuyển quyền sử dụng đất, tài
sản gắn liền với đất của dự án sang
Công ty Cao Thắng.
Dù các công trình, hạng mục trong
dự án chưa được cấp giấy phép, khu
du lịch chưa được cơ quan có thẩm
quyền cấp phép hoạt động nhưng
Long cùng các đồng phạm đã lợi dụng
dự án để huy động vốn theo phương
thức đa cấp qua các hình thức như:
hợp đồng hợp tác đầu tư; thanh lý hợp
đồng mua phiếu bảo trì của Công ty
Ước Mơ Việt để mua cổ phần Công
ty bất động sản Cao Thắng; bán cổ
phần Công ty Cao Thắng; bán vé ITO;
hợp đồng đại lý bán vé du lịch... Từ
đó, các bị cáo đã chiếm đoạt của 816
bị hại ở 39 tỉnh, TP trên cả nước số
tiền gần 160 tỉ đồng.
Cáo trạng quy kết Võ Thanh Long
chính là người chủ mưu, cầm đầu và
chỉ đạo các bị cáo còn lại thực hiện
hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản
của các bị hại. Các bị cáo còn lại với
vai trò là giám đốc, phó tổng giám
đốc đã giúp sức cho Long thực hiện
hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Khu du lịch sinh thái PhúHữu - HậuGiang
(ảnh lớn)
và Võ Thanh Long
(ảnh nhỏ)
trongmột sự kiện. Ảnh: BT
Chiêu lừa lạ:Huyđộng
hàng trămtỉ vốn theo
kiểuđacấp
Một tổng giámđốc ởHậu Giang đã lừa đảo bằng cách huy động vốn
theo phương thức đa cấp, từ đó chiếmđoạt của 816 người ở 39 tỉnh,
thành với số tiền gần 160 tỉ đồng.
Bị cáo Võ Thanh Long và
các đồng phạm đã huy
động vốn theo phương thức
đa cấp qua các hình thức
như hợp đồng hợp tác đầu
tư, bán cổ phần công ty,
bán vé ITO, hợp đồng đại
lý bán vé du lịch...
“Mỗi bị cáo có tính chất, mức độ,
hành vi phạm tội và hậu quả gây ra cho
các bị hại với từng thủ đoạn và vào các
thời điểm phạm tội khác nhau. Trong
đó, Võ Thanh Long chịu trách nhiệm
chính với số tiền đã chiếm đoạt của
816 người” - cáo trạng của VKSND
tỉnh Hậu Giang quy kết.
Số tiền chiếm đoạt được, Long chỉ
sử dụng một phần vào việc xây dựng
một số hạng mục, công trình nhỏ
của dự án khu du lịch Phú Hữu. Còn
lại phần lớn Long sử dụng vào việc
thanh toán nợ của Công ty Ước Mơ
Việt, chi hoạt động của Công ty Cao
Thắng, chi trả lương cho nhân viên,
chi hoa hồng, chi hoàn trả tiền cho
khách hàng, tiêu xài cá nhân... dẫn
đến mất khả năng thanh toán.
Làm trái chủ trương
của tỉnh và hướng dẫn
của huyện
Võ Thanh Long bị khởi tố, bắt giam
vào tháng 11-2019; sau thời gian điều
tra, năm 2020 chín đồng phạm của
Long cũng bị khởi tố, bắt tạm giam.
Sau đó, bí thư Tỉnh ủy Hậu Giang
đã chỉ đạo huyện Châu Thành rà soát
và báo cáo về dự án này. Theo báo cáo
của UBND huyện Châu Thành, Trung
tâm du lịch sinh thái Phú Hữu (ấp Phú
Nghĩa, xã Phú Hữu) được thành lập
vào năm 2011, do Công ty TNHH
Thương mại và Dịch vụ Duy Danh
làm chủ đầu tư, quy mô khoảng 10 ha.
Đến tháng 1-2017, Công ty Duy
Danh chuyển nhượng toàn bộ quyền
sử dụng đất và tài sản trên đất cho Võ
Thanh Long, tổng giám đốc Công ty
CP Bất động sản Cao Thắng. Sau đó,
Công ty Cao Thắng đề nghị thực hiện
dự án đầu tư khu du lịch sinh thái, nghỉ
dưỡng Phú Hữu - Hậu Giang với quy
mô 3,2 ha và đã được UBND tỉnh
chấp thuận.
Từ đó, UBND huyện đã đưa vào kế
hoạch sử dụng đất năm2018, tuy nhiên
phía công ty không thực hiện, không
có văn bản gia hạn, vì vậy trong kế
hoạch sử dụng đất năm 2019, huyện
không đưa vào danh mục sử dụng đất.
Đến tháng 11-2019, UBND tỉnh
đã ban hành công văn chấm dứt hoạt
động dự án này với lý do chấm dứt
hoạt động theo điểm g khoản 1 Điều
48 của Luật Đầu tư. Sau đó, Võ Thanh
Long bị khởi tố, bắt tạm giam.
Tháng 3-2021, Cơ quanCSĐTCông
an tỉnh Hậu Giang hoàn tất kết luận
điều tra vụ án này. Tháng 5-2021,
VKSND tỉnh đã hoàn tất cáo trạng,
chuyển TAND cùng cấp đề nghị truy
tố 10 bị can này.
Đến tháng 9-2021, TAND tỉnh Hậu
Giang trả hồ sơ yêu cầu điều tra bổ
sung chín nội dung. Trong đó, TAND
tỉnh cho rằng cần điều tra làm rõ hành
vi phạm tội của các bị can đối với
những người khác để đảm bảo cho
việc giải quyết toàn diện vụ án. Mặt
khác, tòa cũng yêu cầu xác định lại
số tiền các bị hại bị chiếm đoạt để
đảm bảo chính xác, công bằng giữa
các bị hại, bị can với nhau.
Đến tháng 10-2021, Cơ quan CSĐT
Công an tỉnh Hậu Giang hoàn tất kết
luận điều tra bổ sung. Tháng 11-2021,
VKSND tỉnh hoàn tất cáo trạng đề
nghị truy tố Long cùng chín đồng
phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản.•
Với những gì đã xảy ra, Ngô Hoàng Anh đã lên tiếng xin lỗi
đối với người thân, bạn bè, thầy cô, học sinh Trường Phổ thông
năng khiếu (nơi Hoàng Anh từng theo học) và Ban biên tập của
Tạp chí
Forbes Việt Nam
do những ảnh hưởng tiêu cực mà vụ
việc này đã gây ra.
Tuy nhiên, trong những người được Hoàng Anh xin lỗi lại
không bao gồm những bạn nữ đã lên tiếng về vụ việc quấy rối
- mà theo Hoàng Anh là “quan hệ có xuất hiện tình cảm từ cả
hai bên” và “đang bị đẩy đi quá xa một cách không cần thiết”.
Không có bất kỳ sự thừa nhận hay hối hận nào được Hoàng
Anh đưa ra cho hai bạn nữ trong vụ việc nói trên. Đồng thời,
Hoàng Anh cũng đã nhờ luật sư đứng ra bảo vệ quyền lợi và đề
nghị cơ quan chức năng xem xét các hành vi vi phạm pháp luật
về xâm phạm bí mật, an toàn thư tín, loan truyền bí mật đời tư
người khác…
Ai đúng, ai sai trong vụ việc này, chúng ta chưa có đầy đủ
thông tin, chứng cứ để có thể đưa ra nhận định chính xác. Điều
duy nhất chúng ta được biết đó là những tin nhắn nhạy cảm, gợi
chuyện hoặc cố ý lái chủ đề sang tình dục được cho là giữa Ngô
Hoàng Anh và hai bạn nữ N, S. Vậy những điều đó liệu đã đủ để
xác định có hành vi quấy rối tình dục (QRTD) hay chưa?
Rất tiếc, hiện nay pháp luật Việt Nam chưa đưa ra một khái
niệm chung cho hành vi QRTD mà chỉ có định nghĩa về hành vi
QRTD trong lĩnh vực lao động.
Theo Điều 84 Nghị định số 145/2020 thì QRTD tại nơi làm
việc “có thể xảy ra dưới dạng trao đổi như đề nghị, yêu cầu, gợi
ý, đe dọa, ép buộc đổi quan hệ tình dục lấy bất kỳ lợi ích nào liên
quan đến công việc; hoặc những hành vi có tính chất tình dục
không nhằm mục đích trao đổi nhưng khiến môi trường làm việc
trở nên khó chịu và bất an, gây tổn hại về thể chất, tinh thần,
hiệu quả công việc và cuộc sống của người bị quấy rối”.
Các hành vi được xem là quấy rối bao gồm: (1) Hành vi
mang tính thể chất gồm hành động, cử chỉ, tiếp xúc, tác động
vào cơ thể mang tính tình dục hoặc gợi ý tình dục; (2) QRTD
bằng lời nói gồm lời nói trực tiếp, qua điện thoại hoặc qua
phương tiện điện tử có nội dung tình dục hoặc có ngụ ý tình
dục; (3) QRTD phi lời nói gồm ngôn ngữ cơ thể; trưng bày,
miêu tả tài liệu trực quan về tình dục hoặc liên quan đến hoạt
động tình dục trực tiếp hoặc qua phương tiện điện tử.
Bên cạnh các quy định về QRTD tại nơi làm việc, luật quy
định xử phạt 5-8 triệu đồng đối với hành vi sàm sỡ, QRTD
theo Nghị định số 144/2021. Tuy nhiên, khác với Nghị định
145/2020, Nghị định 144/2021 lại không đưa ra các đặc điểm
để nhận diện hành vi sàm sỡ hoặc QRTD.
Chúng ta chỉ có thể đánh giá hành vi (nếu có) của Ngô
Hoàng Anh thông qua việc vận dụng các quy định tại Điều 84
của Nghị định 145/2020. Theo đó, những đoạn tin nhắn có nội
dung tình dục hoặc ngụ ý tình dục mà Ngô Hoàng Anh và các
bạn nữ trao đổi với nhau (nếu có) sẽ bị xem là hành vi QRTD
bằng lời nói.
Tuy nhiên, như đã nói, quy định về hành vi quấy rối tại Nghị
định 145/2020 chỉ giới hạn tại nơi làm việc và trong lĩnh vực lao
động. Đối với lĩnh vực xã hội, Nghị định 144/2021 lại chưa đưa
ra các định nghĩa cụ thể về hành vi này.
Đồng thời, việc xử lý vi phạm hành chính cũng đòi hỏi phải
tuân thủ quy định về thời hạn và thời hiệu xử phạt. Nói cách
khác, tại thời điểm hiện nay, việc có xử phạt vi phạm hành chính
đối với hành vi (nếu có) của Ngô Hoàng Anh hay không cần phải
có sự đánh giá toàn diện của các cơ quan có thẩm quyền xử lý.
Mặt khác, với những nạn nhân của nạn QRTD, ngoài việc nhờ
pháp luật bảo vệ, họ còn có thể tìm kiếm sự đồng cảm và hỗ trợ
từ cộng đồng. Đâu đó vẫn còn những trường hợp cá biệt xem
nạn nhân của nạn QRTD là những người phải chịu trách nhiệm
khi hành vi xảy ra.
Tuy nhiên, cùng với “phong trào Me too”, cần xác định những
người bị QRTD chính là bên yếu thế, cần phải lên tiếng để ngăn
chặn việc quấy rối tiếp tục diễn ra với những nạn nhân tiếp theo.
Riêng với Ngô Hoàng Anh, dù sự việc chưa đi đến kết luận
cuối cùng nhưng bạn trẻ này cũng đã nhận hậu quả khi không
còn trong danh sách Under 30 của
Forbes Việt Nam
.
Cuộc chiến đạo đức và pháp lý giữa các bên vẫn đang tiếp
tục và kết quả của cuộc chiến này có thể là một bài học quý giá
cho các bạn trẻ trong cách ứng xử hằng ngày, đồng thời thúc
đẩy các cơ quan liên quan tiếp tục cân nhắc về kiến nghị hình
sự hóa việc xử lý hành vi QRTD, nhất là trước thực trạng nạn
nhân của hành vi này đang ngày một trẻ hóa.
ThS
ĐOÀN KIMVÂN QUỲNH
,
giảng viên Khoa luật
Trường ĐH Văn Lang
TừchuyệnNgôHoàngAnh:
Thếnàolàquấyrốitìnhdục?
1,2,3,4,5,6 8,9,10,11,12,13,14,15,16
Powered by FlippingBook